Nhận biết và xử trí cơn đau quặn thận

Bài viết được viết bởi ThS.BS Vũ Ngọc Thắng – Khoa Ngoại Tổng Hợp, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Cơn đau quặn thận do bít tắc đường bài xuất niệu cao khá thường gặp trong cấp cứu hàng ngày. Việc chẩn đoán sớm, chính xác giúp cho các nhà lâm sàng chọn lựa điều trị ban đầu hiệu quả và có chiến lược theo dõi, điều trị sau cơn đau.

1. Nhận biết cơn đau có nguyên nhân ngoài hệ tiết niệu

Cơn đau quặn gan, thường gặp ở người có tiền sử sỏi mật, cơn đau thường ở vùng gan hướng lên phía vai phải, người bình thường có tư thế gập người đặc hiệu trong cơn đau, có thể sờ thấy túi mật, vàng da... Bệnh nhân cũng có thể sốt hoặc không sốt.

Nứt vỡ túi phình động mạch chủ bụng cũng gây cơn đau đột ngột, chủ yếu đau ở phía sau, bệnh nhân có thể ở tình trạng sốc, tim nhịp nhanh. Siêu âm có thể chẩn đoán sơ bộ ban đầu. Tùy theo bệnh cảnh lâm sàng mà quyết định chọn lựa kỹ thuật chẩn đoán, trong cấp cứu nên cho bệnh nhân vào viện theo dõi xử trí cùng chuyên khoa tim mạch.

Máu tụ sau phúc mạc, thường gặp ở người dùng thuốc chống đông, hoặc không rõ nguyên nhân, chẩn đoán bằng siêu âm dễ dàng.

Nhồi máu thận chẩn đoán ban đầu bằng siêu âm Doppler, chẩn đoán thì sau bằng cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ.

Các chảy máu trong u hay chảy máu nang thận, u thận vỡ... chẩn đoán siêu âm tương đối dễ dàng. - Các viêm thận bể thận cấp đôi khi cũng biểu hiện như cơn đau quặn thận nhưng tiến triển không đột ngột, dần dần âm ỉ, nước tiểu đục đôi khi có đái mủ. Chẩn đoán dựa vào lâm sàng, xét nghiệm, kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh cho dấu hiệu nghèo nàn.

Đau do thận
Cơn đau quặn thận xảy ra do sỏi vào niệu quản gây bít tắc đường tiểu

Viêm ruột thừa cấp, nhất là các ruột thừa ở sau manh tràng có nhiều dấu hiệu lâm sàng khó phân biệt với sỏi niệu quản, tuy nhiên đau thường khu trú ở hố chậu phải, có dấu hiệu lâm sàng nhiễm trùng (rối loạn tiêu hóa ỉa lỏng, môi khô, lưỡi bẩn, bạch cầu cao). Các viêm ruột, viêm đại tràng co thắt, viêm túi thừa cũng có một số dấu hiệu tiêu hóa gợi ý.

Hội chứng Fitz - Hugh - Curtis: bệnh nhân có đau hạ sườn phải do viêm quanh gan nguồn gốc từ viêm phần phụ (vi khuẩn từ các ổ viêm nhiễm vùng tiểu khung - buồng trứng, vòi trứng...) theo mạc treo buồng trứng lan theo phúc mạc, dọc rãnh đại tràng phải đến vùng quanh gan.

Chửa ngoài tử cung vỡ, đau thường ở vùng thấp hố chậu, có thể có dấu hiệu chảy máu trong, tình trạng sốc mất máu, có những dấu hiệu khu trú. Các xoắn phần phụ, u buồng trứng cũng có các dấu hiệu đặc hiệu.

Một số cơn đau khác có thể xuất hiện đột ngột ở mức độ vừa, bệnh nhân có thể chịu đựng được, không sốt. Thường gặp các đau lưng do gắng sức, bệnh nhân thường đỡ đau khi bất động ở một tư thế nào đó.

Các viêm rễ thần kinh, viêm thần kinh tọa... Trong một số trường hợp các viêm phổi thùy dưới, tràn dịch màng phổi cấp cũng có vài dấu hiệu dễ nhầm với bít tắc cấp đường bài xuất niệu [5].

2. Xử trí cơn đau quặn thận

  • Không nên uống nhiều nước.
  • Điều trị ban đầu bằng giảm đau, chống co thắt: Các cơn đau quặn thận điển hình sẽ giảm các dấu hiệu lâm sàng sau vài phút, có thể cho thuốc nhắc lại sau vài giờ. Hết cơn đau có thể uống nước bình thường và tiến hành tìm nguyên nhân trong những trường hợp chưa rõ ràng.
tiêm tĩnh mạch Buscopan
Sử dụng thuốc giảm đau và chống có thắt dạng tiêm để xử trí cơn đau quặn thận
  • Xử trí một số trường hợp cấp cứu: mục đích nhằm giữ chức năng thận bằng dẫn lưu đường bài xuất cấp (đặt sonde niệu quản ngược dòng, dẫn lưu qua da, tán sỏi nội soi...) có thể có với các chỉ định cơn đau quặn thận vô niệu, điều trị giảm đau không hiệu quả, sỏi niệu quản 2 bên, thận duy nhất, thận ghép.

3. Kết luận

Chụp hệ tiết niệu và siêu âm là xét nghiệm ban đầu được chọn lựa, trong đó siêu âm hay được sử dụng trước nhất và hữu hiệu nhất để chẩn đoán phân biệt cơn đau quặn thận với các nguyên nhân khác.

Chụp cắt lớp vi tính đa dãy không tiêm cản quang thường được áp dụng ngay từ đầu đối với một số thể phức tạp. Khi cần đánh giá chức năng thận, có thể kết hợp UIV hoặc chụp cắt lớp vi tính có tiêm thuốc cản quang. Các xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu cũng rất cần thiết cho chẩn đoán.

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có trang bị máy chụp CT 640 lát TSX - 301C do Toshiba sản xuất có khả năng hỗ trợ chẩn đoán trên diện tích rộng đến 16 cm, tốc độ nhanh cho phép một vòng quay chụp được toàn bộ tim, giúp chẩn đoán tối ưu mạch vành, mạch máu và toàn thân. Đặc biệt, chiếc máy này giảm được đến 90% liều tia xạ nên có thể chụp cho cả thai phụ khi có chỉ định.

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán cơn đau quặn thận

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

806 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Thuốc Pharcotinex trị các rối loạn thận
    Công dụng thuốc Pharcotinex

    Thuốc Pharcotinex kết hợp giữa các hoạt chất thiên nhiên giúp cải thiện các cơn đau và sỏi đường niệu. Thuốc được chỉ định hỗ trợ điều trị các bất thường ở thận và tiết niệu, đau do viêm và ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp cho người tổn thương gan do sử dụng bia rượu

    Kanzou Ukon mang lại nhiều công dụng nhờ sự kết hợp của 4 thành phần độc đáo như Mầm súp lơ, nghệ vàng,...

    Đọc thêm
  • Thuốc Spaspyzin
    Công dụng thuốc Spaspyzin

    Spaspyzin là loại thuốc đường tiêu hóa được dùng theo đơn chỉ định của bác sĩ. Vậy thuốc Spaspyzin là thuốc gì, cùng tìm hiểu nội dung trong bài chia sẻ sau đây.

    Đọc thêm
  • flomate
    Công dụng thuốc Flomate

    Thuốc Flomate là một loại thuốc có tác dụng giảm co thắt cơ trơn đường tiêu hóa, sinh dục và tiết niệu. Được chỉ định dùng trong trường hợp co thắt cơ trơn gây ra triệu chứng cho người bệnh. ...

    Đọc thêm
  • Nitindal
    Công dụng thuốc Nitindal

    Nitindal là thuốc kê đơn, dùng để điều trị cơn đau cấp và mãn tính khi những thuốc giảm đau khác không đáp ứng. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng thuốc Nitindal, người bệnh cần tuân theo chỉ dẫn ...

    Đọc thêm
  • opespasm
    Công dụng thuốc Opespasm

    Opespasm thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa, chứa hoạt chất chính là Drotaverin HCl hàm lượng 40mg. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén, quy cách đóng gói: Hộp 5 vỉ x 10 viên. Cùng tham khảo một số ...

    Đọc thêm