Nhiễm khuẩn vết mổ: Khi nào cần phẫu thuật?

Trong các loại nhiễm trùng bệnh viện, nhiễm khuẩn vết mổ là một trong số các loại nhiễm khuẩn phổ biến nhất hiện nay. Ở nước ta, có khoảng 10% trên hàng triệu ca phẫu thuật bị nhiễm khuẩn vết mổ.

1. Nhiễm khuẩn vết mổ là gì?

Nhiễm khuẩn vết mổ hay còn gọi là nhiễm trùng vết mổ, là loại nhiễm khuẩn bệnh viện thường gặp phải sau khi phẫu thuật. Nhiễm khuẩn vết mổ làm tăng chi phí điều trị kéo dài thời gian bệnh, bệnh sinh của nhiễm khuẩn vết mổ liên quan đến các yếu tố số lượng vi sinh vi trùng và sức đề kháng của người bệnh. Nhiễm khuẩn vết mổ có 3 loại:

  • Nhiễm trùng vết mổ sâu bắt nguồn từ nhiễm khuẩn vết mổ nông và đi sâu vào lớp gân cơ bên trong
  • Nhiễm trùng vết mổ nông là tình trạng nhiễm khuẩn ở lớp da hoặc dưới da tại vị trí rạch da
  • Nhiễm trùng ở các cơ quan hoặc khoang của cơ thể.

Dấu hiệu nhận biết nhiễm khuẩn vết mổ:

  • Vết thương bị chảy mủ
  • Vết thương sưng tấy phù nề, nóng
  • Cảm giác đau khi chạm vào vết thương

Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn vết mổ là:

  • Người bệnh có thể bị nhiễm khuẩn vết mổ hay không phụ thuộc vào loại phẫu thuật, vị trí phẫu thuật, thời gian phẫu thuật, kĩ năng của bác sĩ phẫu thuật và hệ miễn dịch của bệnh nhân tốt tới đâu để có thể chống lại nhiễm khuẩn.
  • Ngoài ra nhân gây nhiễm khuẩn chính là vi khuẩn, chúng có nhiều loại khác nhau. Đăc biệt các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết mổ ngày càng có xu hướng kháng kháng sinh đang sử dụng nên gây khó khăn cho việc điều trị; đặc biệt là những chủng vi khuẩn đa kháng thuốc.

Trường hợp nhiễm khuẩn vết mổ thì việc điều trị nhiễm nhùng vết mổ chủ yếu là sử dụng điều trị bằng kháng sinh và còn phụ thuộc vào mức độ tác nhân gây bệnh để dùng thuốc. Ngoài ra, trong trường hợp bệnh nhân bị nhiễm khuẩn nặng cần phải điều trị bằng cách phẫu thuật để dẫn lưu dịch mủ ra ngoài.

Kháng sinh là gì?
Vi khuẩn gây ra nhiễm trùng vết mổ làm gia tăng tình trạng kháng kháng sinh

2. Phẫu thuật nhiễm khuẩn vết mổ

2.1. Chỉ định và chống chỉ định

  • Chỉ định phẫu thuật nhiễm khuẩn vết mổ khi bệnh nhân có chỉ định chữa nhiễm khuẩn. Các vết thương nhiễm khuẩn lây lan rộng, ăn sâu ,gây bỏng nhiều ngóc ngách .
  • Chống chỉ định khi bệnh nhân chỉ bị vết thương nhỏ, nhẹ, cạn nông.

2.2 Phẫu thuật điều trị nhiễm khuẩn vết mổ

  • Bước 1: Chuẩn bị đội ngũ thực hiện ca phẫu thuật, dụng cụ thiết bị y tế được sử dụng trong ca. Đưa người bệnh đi xét nghiệm cơ bản, đặc biệt phải cho người bệnh nhịn ăn từ ngày hôm trước.
  • Bước 2: Mở lại vết mổ cũ, cần thiết rạch rộng hơn phù hợp
  • Bước 3: Đánh giá tổn thương vị trí mức độ và quyết định xử lý tùy theo mức tổn thương
  • Bước 3: Nạo viêm, với các viêm nhẹ, nông. Sau đó cắt lọc tổ chức hoại tử, phá bỏ các đường rò, ngóc ngách, lấy bỏ hoàn toàn mủ, tổ chức hoại tử, lấy bỏ dị vật và bơm rửa nhiều nước sát khuẩn, oxy già .
  • Bước 4 : Đóng vết mổ da thừa, dẫn lưu rộng rãi, không được để hở đối với phẫu thuật não, khớp.

2.3 Theo dõi sau khi phẫu thuật

Sau khi phẫu thuật nhiễm khuẩn cần theo dõi :

  • Vết mổ có bị chảy máu ,có mủ dịch hay không
  • Thay băng sát khuẩn hằng ngày cho bệnh nhân
  • Vết mổ hoại tử thì tiếp tục mổ tiếp
  • Chảy máu bị băng ép có thể mổ lại
Băng gạc
Sau khi mổ. cần vệ sinh vết mổ sạch sẽ và thay băng gạc

3. Phong cách sống và thói quen sinh hoạt tránh nhiễm khuẩn vết mổ

  • Làm theo các hướng dẫn của bác sĩ, đặc biệt về việc chăm sóc vết thương sau khi mổ
  • Rửa tay sạch là cách tốt nhất để ngăn ngừa nhiễm trùng
  • Sử dụng đầy đủ các loại thuốc kháng sinh được chỉ định
  • Nhắc nhở gia đình và bạn bè rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi thăm bạn
  • Đi khám đúng theo lịch hẹn của bác sĩ để được theo dõi tiến triển của bệnh cũng như các triệu chứng và tình trạng sức khỏe của bạn
  • Không hút thuốc lá.

Bên cạnh đó bệnh nhân cũng cần chú trọng vào vấn đề dinh dưỡng đặc biệt là những thực phẩm giúp tăng cường đề kháng hồi phục sức khỏe. Hạn chế không sử dụng thực phẩm gây ảnh hưởng đến vết mổ. Sau khi mổ cần thực hiện chế độ như sau:

  • Khoảng 3 – 5 ngày sau mổ, bệnh nhân nên ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa chia thành 4 – 6 bữa/ ngày, chú ý bổ sung vitamin, khoáng chất và hạn chế chất xơ.
  • Ở giai đoạn hồi phục, bệnh nhân nên ăn đủ năng lượng, nhiều chất đạm như thịt, cá, trứng, sữa, sữa chua, phô mai, đậu đỗ cùng các loại trái cây như cam, bưởi, chanh, dâu tây, kiwi... để ngừa táo bón, nhanh lành vết thương và hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn.
  • Để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng để nhanh chóng hồi phục, bệnh nhân nên dùng các sản phẩm dinh dưỡng năng lượng cao, có tỉ lệ đạm: đường: béo cân đối, đồng thời bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất thiết yếu. Đặc biệt, có thể chọn các sản phẩm có bổ sung những chất tăng cường miễn dịch.
Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

24.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan