Phương pháp gây tê và gây mê thường dùng trong phẫu thuật tạo hình dây chằng đầu gối

Bài viết bởi Bác sĩ Đinh Văn Lộc - Khoa Ngoại Tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Trước khi phẫu thuật tạo hình dây chằng đầu gối, bác sĩ sẽ trao đổi với người bệnh về phương pháp gây tê hoặc gây mê thích hợp nhất trong cuộc mổ.

1. Phương pháp gây tê

Các phương pháp gây tê được áp dụng trong phẫu thuật tạo hình dây chằng đầu gối bao gồm:

Gây tê tuỷ sống:

Được áp dụng khi không có chống chỉ định gây tê; gây tê tủy sống là tiêm thuốc tê vào cột sống vùng thắt lưng, sau khi tiêm 5-10 phút thuốc có tác dụng chân bạn không thể vận động và mất cảm giác đau, bác sĩ sẽ mổ cho bạn, trong suốt quá trình mổ bạn vẫn tỉnh táo nhưng không bị đau, gây tê tuỷ sống thời gian tác dụng ngắn 2-3 giờ nên không có tác dụng giảm đau kéo dài, do vậy khi hết tác dụng thuốc tê bạn sẽ có cảm giác đau sớm nên phải dùng thuốc giảm đau.

Gây tê tủy sống trong phẫu thuật,
Hình ảnh gây tê tủy sống

Gây tê tủy sống kết hợp với gây tê ngoài màng cứng (có dây luồn bằng nilon vào khoang ngoài màng cứng):

Lợi điểm của phương pháp này là sau mổ bạn sẽ được truyền thuốc gây tê giảm đau liên tục qua đường dây luồn ngoài màng cứng giúp bạn giảm đau sau mổ kéo dài hơn so với tê tuỷ sống, đây là phương pháp gây tê kết hợp được sử dụng rộng rãi và có hiệu quả giảm đau tốt sau mổ hiện nay cho các phẫu thuật vùng chi dưới như thay khớp gối, thay khớp hángtái tạo dây chằng khớp gối....

Cả hai phương pháp gây tê kể trên sau mổ bạn sẽ được vận động và ăn uống nhẹ trở lại sớm hơn so với gây mê toàn thân.

gây tê ngoài màng cứng
Hình gây tê tủy sống và ngoài màng cứng

2. Gây mê toàn thân

Gây mê toàn thân là phương pháp gây mê sử dụng thuốc mê giúp bạn ngủ, giãn cơ và không đau trong khi làm thủ thuật hoặc phẫu thuật. Thuốc được truyền qua tĩnh mạch của bạn hoặc có thể là một loại khí được hít vào (khí mê hơi) qua đường thở. Các bác sĩ gây mê thường sử dụng cả thuốc mê hơi qua đường thở và thuốc qua đường tĩnh mạch cùng nhau. Một ống thở có thể được đặt xuống cổ họng của bạn sau khi bạn ngủ. Thay vào đó, bạn có thể đeo mặt nạ lên mũi và miệng. Ống thở hoặc mặt nạ sẽ được nối với oxy và được theo dõi bởi các bác sĩ gây mê. BÁC SĨ gây mê cũng sẽ theo dõi huyết áp, nhịp tim và nhịp thở trong khi làm thủ thuật. Bác sĩ gây mê có thể cần phải cung cấp cho bạn đủ thuốc để giữ cho bạn ngủ trong khi mổ. Sau gây mê bạn sẽ tỉnh dậy, tuy nhiên bạn vẫn còn cảm giác buồn ngủ, chóng mặt và đôi khi buồn nôn do đó việc vận động và ăn uống sau mổ của bạn sẽ chậm hơn so với gây tê. Sau gây mê bác sĩ phải sử dụng thuốc giảm đau cho bạn sớm hơn so với gây tê.

Còn vấn đề gây mê và mổ nhiều lần của bạn trước đây sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn về sau.

gây mê
ây mê toàn thân sử dụng thuốc mê giúp bạn ngủ, giãn cơ và không đau trong khi làm thủ thuật hoặc phẫu thuật.

Hiện tại các thuốc gây mê sử dụng tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là các thuốc rất tốt: tác dụng nhanh và đào thải nhanh, ít các tác dụng phụ hơn các thuốc gây mê trước đây, sau gây mê bạn sẽ tỉnh nhanh hơn.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ đến Hotline Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan