Quy trình chụp cộng hưởng từ phần mềm chi có tiêm thuốc đối quang từ

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Trần Công Trình - Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh - Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh.

Chụp cộng hưởng từ (MRI) là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại được sử dụng trong hầu hết các quy trình thăm khám, chẩn đoán bệnh, trong đó có các bệnh lý liên quan đến phần mềm chi. Theo đó, quy trình chụp MRI phần mềm chi có tiêm thuốc đối quang từ sẽ hiển thị rõ các cấu trúc hoặc các mô cơ quan trong cơ thể.

1. Chụp cộng hưởng từ (MRI) phần mềm chi là gì?

Chụp cộng hưởng từ MRI là kỹ thuật chụp chiếu sử dụng từ trường và sóng radio, cho phép quan sát chi tiết các tổn thương về hình thái và cấu trúc các bộ phận trong cơ thể. Kỹ thuật có khả năng tái tạo, thu thập dữ liệu 3D và gần như không có tác dụng phụ. Do đó, đây là một trong những xét nghiệm quan trọng được ứng dụng trong chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến phần mềm chi.

Chụp MRI
Chụp cộng hưởng từ là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đạ

2. Thuốc đối quang từ là gì? Loại thuốc đối quang từ nào được sử dụng trong chụp MRI phần mềm chi?

Thuốc đối quang từ là loại chất tương phản giúp thấy rõ hơn các cơ quan nội tạng. Ngay trước khi chụp MRI, thuốc đối quang từ sẽ được đưa vào cơ thể. Mục đích là để khi chụp lên thì một số hình ảnh trên cấu trúc hoặc mô cơ quan sẽ được hiển thị rõ nét hơn.

Bên cạnh các con đường như uống, bơm thụt, tiêm vào các khoang cơ thể (tử cung, khớp, khoang dịch trong cột sống, v.v) thì tiêm thuốc đối quang từ đường tĩnh mạch được sử dụng phổ biến nhất. Sau chụp MRI một thời gian, cơ thể sẽ đào thải thuốc đối quang từ qua đường tiết niệu và đường tiêu hóa.

Hiện nay, loại thuốc đối quang gốc gadolinium đường tĩnh mạch được sử dụng trong MRI phổ biến nhất, trong đó có chụp MRI phần mềm chi. Khi chất này đi vào cơ thể, nó sẽ làm thay đổi tính chất từ ​​trường của các phân tử nước lân cận, giúp làm tăng độ tương phản của các cơ quan nội tạng, đường tiêu hóa, động mạch, tĩnh mạch, mô mềm của cơ thể, não và vú.

3. Bệnh lý phần mềm chi nào được chỉ định chụp MRI?

3.1 Khối u lành tính

  • U mỡ: U mỡ là u phần mềm thường gặp ở các chi. Hầu hết các u mỡ nằm ở mô dưới da hoặc giữa các lớp cơ. Khi u mỡ nằm sâu, thường có thâm nhiễm khu trú hơn so với u mỡ ác tính. Trên hình ảnh MRI, u thường có giới hạn rõ, hình bầu dục, bờ phân múi bao quanh với lớp vỏ mỏng.
  • U máu: U máu có bờ phân múi, tín hiệu thấp trên T1W, rất cao trên T2W. Các u máu bắt màu mạnh sau tiêm thuốc thuốc đối quang từ. Trên MRI, u máu thường có cấu trúc dạng thường, búi mạch bên trong, có thể bắt màu kém do vôi hóa tĩnh mạch trong u máu.
U mỡ
Bệnh nhân có u mỡ được chỉ định chụp MRI

3.2 Khối u ác tính

  • Sarcoma mỡ: U sarcoma mỡ có hình dạng khác nhau. Các u biệt hóa tốt thường chứa nhiều mỡ. Trong đó, các u mỡ ác tính khác với u mỡ lành tính ở chỗ có nhiều vách, nốt mô mềm bên trong, tín hiệu cao trên T2W, ngấm thuốc cản quang mạnh. Các u biệt hóa kém có thành phần ít mỡ, tín hiệu khó phân biệt giữa u lành và u ác tính.
  • U mô bào sợi ác tính: U nằm trong lớp cơ, kích thước lớn, bờ không rõ, tín hiệu không đồng nhất, thấp trên T1W, cao trên T2W. Khối u có khuynh hướng liên quan với xương.

3.3 Viêm nhiễm

Đối với viêm nhiễm, cộng hưởng từ giúp xác định mức độ lan rộng liên quan đến tổn thương và chẩn đoán phân biệt. Vùng viêm nhiễm thường có tín hiệu cao trên T2W, STIR. Khi có áp-xe, tính hiệu thấp trên T1W, cao trên T2W do có chứa dịch và mô hoại tử.

4. Người bệnh cần chuẩn bị gì trước khi đi chụp MRI?

Trước tiêm, bệnh nhân cần kiểm tra lại bản thân có nằm trong danh sách chống chỉ định chụp MRI hay không. Các trường hợp chống chỉ định chụp MRI bao gồm:

  • Mang các thiết bị điện tử trên cơ thể: Máy điều hòa nhịp tim, máy chống rung, cấy ghép ống tai, thiết bị bơm thuốc tự động dưới da.
  • Kẹp phẫu thuật bằng kim loại nội sọ, hốc mắt và mạch máu < 6 tháng
  • Người bệnh sức khỏe yếu, cần thiết bị hồi sức cạnh bên

Tuy nhiên, người bệnh không cần phải nhịn ăn trước chụp MRI. Trong quá trình chuẩn bị chụp, bác sĩ sẽ giải thích kỹ lưỡng về thủ thuật, hướng dẫn thay quần áo và tháo bỏ các vật dụng chống chỉ định.

Nhịn ăn
Người bệnh không cần nhịn ăn trước khi chụp MRI

5. Quy trình chụp MRI phần mềm chi có tiêm thuốc đối quang

4.1 Đặt người bệnh lên máy chụp MRI

  • Người bệnh được đặt ở tư thế nằm ngửa
  • Lắp cuộn thu tín hiệu lên toàn thân
  • Đeo tai nghe chống ồn cho người bệnh (nếu cần).

4.2 Tiến hành chụp MRI

  • Chụp các chuỗi xung định vị theo ba bình diện
  • Chụp hai chuỗi xung NATIVE (Siemens) và TRACE (Philips)
  • Tái tạo hình ảnh theo đa phương hướng (MPR) và không gian ba chiều (VRT)

Chụp MRI phần mềm chi có tiêm thuốc đối quang từ là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại, hữu ích vì đem lại hình ảnh sắc nét cao, giúp các bác sĩ có thể chẩn đoán được giai đoạn bệnh, từ đó có hướng thăm khám và điều trị kịp thời.

Chụp cộng hưởng từ (MRI) giúp phát hiện và chấn đoán bệnh u tuyến yên chính xác
Quy trình chụp MRI phần mềm chi

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

603 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan