Rối loạn tiền đình có chữa khỏi hẳn được không?

Rối loạn tiền đình là bệnh lý thể hiện quá trình truyền dẫn và tiếp nhận thông tin của tiền đình bị rối loạn hoặc tắc nghẽn do dây thần kinh số 8 hoặc động mạch nuôi dưỡng não bị tổn thương hay các tổn thương khác ở khu vực tai trong và não, khiến cho tiền đình mất khả năng giữ thăng bằng, cơ thể loạng choạng, hoa mắt, chóng mặt, quay cuồng, ù tai, buồn nôn...

Những triệu chứng rối loạn tiền đình lặp đi lặp lại nhiều lần, xuất hiện đột ngột khiến người bệnh rất khó chịu, ảnh hưởng lớn tới cuộc sống và khả năng lao động của người bệnh. Những thắc mắc như rối loạn tiền đình phải làm sao? Rối loạn tiền đình uống cái gì? Rối loạn tiền đình ăn cái gì? được rất nhiều người quan tâm.

Có nhiều nguyên nhân gây rối loạn tiền đình như thời tiết thay đổi, nhiễm độc (hóa chất, thuốc, thực phẩm...); và do các bệnh lý như: rối loạn tuần hoàn não, thoái hóa đốt sống cổ, tăng huyết áp, các bệnh về não như u não, u tiểu não, u dây thần kinh số 8...

Bệnh rối loạn tiền đình có thể chỉ xuất hiện vài ngày rồi hết nhưng cũng có thể kéo dài, tái phát nhiều lần. Bệnh không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt, công việc của bệnh nhân mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Đang trong lúc bị rối loạn tiền đình, nếu người bệnh cố gắng đi lại sẽ có thể bị ngã gây chấn thương thậm chí là gãy tay, chân, chấn thương sọ não... Biến chứng nguy hiểm nhất mà bệnh rối loạn tiền đình gây ra chính là đột quỵ do máu lên não kém.

Rối loạn tiền đình là bệnh lý có thể chữa khỏi, tránh tái phát, biến chứng nếu như người bệnh thực hiện điều trị đúng, tích cực. Bệnh nhân bị rối loạn tiền đình không nên tự mua thuốc để điều trị vì có nhiều loại thuốc có thể gây tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.

Ngoài việc dùng thuốc điều trị rối loạn tiền đình, người bệnh nên thực hiện tập luyện thường xuyên, nhẹ nhàng đối với đốt sống cổ để giúp khí huyết lưu thông và giảm thiểu thiếu máu lên não. Với những trường hợp người cao tuổi đột nhiên bị chóng mặt, nhức đầu đột ngột, sốt cao, mờ mắt, mất thị lực, giảm thính giác,... thì nên đi bệnh viện khám vì đó rất có thể là những biến chứng của bệnh lý rối loạn tiền đình.

Ngoài ra, người bệnh rối loạn tiền đình nên tích cực điều trị các bệnh mãn tính như huyết áp thấp, tăng huyết áp, tăng mỡ máu để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Rối loạn tiền đình là bệnh lý có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như chấn thương hay đột quỵ. Chính vì thế, người bệnh cần theo đúng phương pháp điều trị của bác sĩ để cải thiện chất lượng cuộc sống và tránh nguy cơ gặp phải những biến chứng khó lường.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

12.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan