Sốt cỏ khô là gì và hay gặp trong mùa nào?

Sốt cỏ khô còn gọi là viêm mũi dị ứng hay dị ứng phấn hoa nổi bật với các triệu chứng bệnh theo mùa và dị nguyên đa dạng như lông động vật, mạt bụi, phấn hóa, bào tử nấm mốc, cỏ,... Các biểu hiện của sốt có khô có thể ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của bệnh nhân, làm giảm năng suất làm việc và hoạt động thường ngày.

1. Sốt cỏ khô là gì?

Sốt cỏ khô là thuật ngữ chỉ một dạng viêm mũi dị ứng gây ra các triệu chứng giống với cảm lạnh như chảy nước mũi, sung huyết, hắt hơi và áp lực xoang. Tuy nhiên, nguyên nhân không phải do virus mà là một phản ứng dị ứng với các chất dị nguyên ngoài trời hoặc trong nhà, chẳng hạn như phấn hoa, mạt bụi và lông động vật.

Xem thêm: Viêm mũi dị ứng do phấn hoa

Thực tế, đây là một thuật ngữ được sử dụng không đúng vì viêm mũi dị ứng theo mùa thường không do cỏ khô gây ra hoặc có thể không kết hợp với sốt. Các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng thường xuất hiện ngay lập tức sau khi bệnh nhân tiếp xúc với chất gây dị ứng cụ thể, các triệu chứng này bao gồm:

viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng do phấn hoa

  • Chảy nước mũi
  • Ngạt mũi
  • Chảy nước mắt hoặc ngứa mắt
  • Hắt hơi
  • Ho
  • Ngứa mũi, vòm miệng hay cổ họng
  • Cảm thấy áp lực và đau xoang mặt
  • Dị ứng Shiners: sưng, có màu xanh da dưới mắt
  • Giảm cảm giác mùi vị

2. Sốt cỏ khô hay gặp trong mùa nào?

Ở một số bệnh nhân, các triệu chứng sốt cỏ khô thường trầm trọng hơn vào những thời điểm nhất định trong năm, thường là vào mùa hè, mùa xuân hay mùa thu. Tuy nhiên, cá biệt cũng có những trường hợp có các triệu chứng quanh năm do bệnh nhân nhạy cảm với các chất gây dị ứng trong nhà (bọ ve trong bụi, gián, nấm mốc, lông thú cưng)

Các tác nhân theo mùa gây nên viêm mũi dị ứng bao gồm:

  • Cây phấn hoa thường vào mùa xuân
  • Cỏ phấn hoa thường vào mùa xuân và mùa hè
  • Phấn hoa cỏ dại thường vào mùa thu
  • Bào tử nấm và nấm mốc thường phổ biến vào những tháng thời tiết ấm áp
Dị ứng với phấn hoa
Cây phấn hoa có thể gây nên viêm mũi dị ứng

Xem thêm: Viêm mũi dị ứng (Phần I): Nguyên nhân của bệnh

Các triệu chứng sốt có thể bắt đầu hay tồi tệ hơn tại một thời điểm cụ thể trong năm do sự kích hoạt của tác nhân như cây phấn hoa, cỏ hay cỏ dại vào các thời điểm khác nhau. Mặc dù sốt cỏ khô có thể bắt đầu ở bất cứ lứa tuổi nào nhưng có nhiều khả năng phát triển suốt thời thơ ấu và tuổi trưởng thành sớm.

3. Chẩn đoán sốt cỏ khô như thế nào?

Ngoài các triệu chứng lâm sàng đã đề cập, để chẩn đoán sốt cỏ khô các bác sĩ có thể chỉ định 2 xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm chích da: lấy mẫu nhỏ của các chất gây dị ứng khác nhau chích vào da bệnh nhân, sau khoảng 20 phút đánh giá phản ứng dị ứng, nếu có phản ứng dị ứng vùng đó sẽ phát ban hoặc mề đay
  • Xét nghiệm máu dị ứng: lấy máu từ tĩnh mạch cánh tay để kiểm tra một loại chất gây dị ứng có thể nghĩ đến

Sốt cỏ khô dễ nhầm lẫn với cảm lạnh vì triệu chứng có phần tương tự. Tuy nhiên sốt cỏ khô kéo dài hơn cảm lạnh vài tuần và không gây sốt cao rõ rệt. Nước mũi hay đờm của sốt cỏ khô lỏng và trong hơn, trong khi nước mũi hay đờm của cảm cúm thường đặc hơn. Ngứa ở mắt, mũi và các vùng cổ họng, da thường gặp ở sốt cỏ khô nhưng không có ở cảm lạnh.

Sử dụng thuốc kháng histamin
Thuốc kháng histamin giúp giảm ngứa, hắt hơi và chảy nước mũi

4. Phương pháp điều trị sốt cỏ khô

Điều đầu tiên khi điều trị viêm mũi dị ứng là phải để bệnh nhân tránh xa các chất gây phản ứng. Điều trị nội khoa cho sốt cỏ khô có thể bao gồm các thuốc sau:

  • Corticosteroid xịt mũi: giúp ngăn ngừa và điều trị viêm mũi, ngứa mũi và sổ mũi do sốt cỏ khô
  • Thuốc kháng histamin: giúp giảm ngứa, hắt hơi và chảy nước mũi
  • Thuốc thông mũi: thuốc co mạch trong mũi, giúp giảm nghẹt mũi do cảm và dị ứng
  • Corticosteroid đường uống: giúp giảm triệu chứng dị ứng hiệu quả nhưng sử dụng lâu dài có nhiều tác dụng phụ
  • Rửa mũi: là một giải pháp điều trị hiệu quả, giúp đào thải chất gây dị ứng từ mũi và giảm các triệu chứng.

Sốt cỏ khô thường xuất hiện ngay lập tức sau khi bệnh nhân tiếp xúc với chất gây dị ứng và thường gặp trong mùa hè, xuân thu. Tuy nhiên cũng có trường hợp gặp quanh năm do gặp phải các tác nhân gây dị ứng. Vì thế, khi phát hiện bệnh lý, người bệnh cần được theo dõi, tái khám sức khỏe định kỳ để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Chuyên khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ chuyên khám và điều trị các bệnh lý tai mũi họng thông thường như: viêm mũi, viêm mũi dị ứng, viêm mũi mãn tính, viêm amidan, viêm đau họng, ù tai, viêm mũi không do dị ứng, ung thư cổ họng; các khối u vùng đầu mặt cổ, các dị tật bẩm sinh vùng tai mũi họng bằng các phương pháp ngoại khoa phổ biến.

Với quy trình thực hiện bài bản từ đội ngũ y bác sĩ giàu chuyên môn, kinh nghiệm sẽ đem lại kết quả tốt cho Quý khách hàng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

6.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan