Sử dụng thuốc điều trị dự phòng lao

Dự phòng lao là biện pháp điều trị sớm cho người mang vi trùng lao nhưng hoàn toàn khỏe mạnh và bình thường. Thuốc dự phòng lao và điều trị lao là như nhau, tuy nhiên vẫn cần lưu ý một số vấn đề khi sử dụng.

1. Điều trị dự phòng lao là gì?

Điều trị dự phòng lao hay còn gọi là điều trị nhiễm trùng lao tiềm ẩn. Đây là biện pháp điều trị sớm cho những người bình thường, khỏe mạnh nhưng mang vi trùng lao trong cơ thể.

Người bị lao tiềm ẩn thực tế mắc bệnh lao và không có khả năng lây cho người khác. Khi tiến hành các xét nghiệm (trên da hoặc trong máu) thì có sự xuất hiện vi trùng lao nhưng khi xét nghiệm đờm và dịch tiết thì không tìm thấy.

Điều trị dự phòng lao đã được tiến hành tại nhiều nước phát triển từ rất lâu. Mục đích của việc điều trị dự phòng là nhằm tiêu diệt vi trùng lao ở thể không hoạt động, góp phần ngăn cản chúng tiến triển và phòng ngừa bệnh hiệu quả.

2. Đối tượng nào cần được điều trị dự phòng lao?

Những đối tượng sau đây cần được điều trị dự phòng lao:

  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có mẹ bị lao phổi hoặc thường xuyên tiếp xúc với nguồn bệnh;
  • Người bị suy giảm hệ miễn dịch hoặc đang dùng thuốc điều trị làm suy giảm chức năng của hệ miễn dịch;
  • Người mắc các bệnh như HIV, tiểu đường, suy thận...
  • Người bị nhẹ cân, suy dinh dưỡng;
  • Người bị nhiễm lao trong thời gian khoảng 2 năm trở lại.
điều trị dự phòng lao
Những người bình thường mang vi trùng lao cần được điều trị dự phòng lao

3. Điều trị dự phòng lao như thế nào?

Điều trị dự phòng lao bằng thuốc nhằm giảm nguy cơ vi trùng tiến triển thành bệnh lao trong tương lai. Thuốc dự phòng lao và điều trị bệnh lao là giống nhau nhưng khác nhau về thời gian sử dụng. Điều trị dự phòng lao có thời gian ngắn hơn.

Có 2 chế độ điều trị nhiễm trùng lao tiềm ẩn, đó là: Điều trị ngắn hạn và ngắt quãng.

  • Điều trị ngắn hạn: Điều trị dự phòng lao ngắn hạn được tiến hành trong khoảng thời gian từ 3 - 4 tháng với thuốc INH đơn lẻ hoặc kết hợp với Rifampicin. Chế độ này được thực hiện trên những người mang vi trùng lao có nguy cơ tiến triển bệnh lao cao và có xét nghiệm trên da dương tính.
  • Điều trị ngắt quãng: Điều trị dự phòng lao ngắt quãng cũng sử dụng thuốc INH với liều dùng là 2 lần/ tuần, được thực hiện trên những người làm việc trong ngành y tế, giáo dục hoặc nhóm người vô gia cư.

Có 2 cách thức dùng thuốc điều trị lao mà người bệnh có thể chọn, đó là điều trị có quan sát trực tiếp (direkte observert terapi, viết tắt là DOT) và không có quan sát trực tiếp, cụ thể:

  • Điều trị có DOT: Người điều trị dự phòng lao sẽ được nhân viên, cán bộ y tế theo dõi và hỗ trợ trong quá trình sử dụng thuốc để đảm bảo hoàn tất quá trình. Với cách thức này, người bệnh sẽ được tư vấn, phát hiện và xử trí tác dụng phụ khi dùng thuốc nếu có. Điều trị dự phòng lao có DOT giúp tỷ lệ hoàn thành quá trình điều trị được cao hơn.
  • Điều trị không DOT: Người điều trị dự phòng lao sẽ nhận thuốc để dùng trong 1 tuần. Cần đảm bảo uống thuốc đúng giờ, đúng liều để giúp quá trình điều trị được hoàn tất.

Dưới đây là phác đồ dùng thuốc dự phòng lao được khuyến cáo:

  • INH 300mg: Điều trị trong 9 tháng với bệnh nhân nhiễm HIV. Lưu ý là phác đồ điều trị trong 6 tháng không được áp dụng với trẻ em, người bị nhiễm HIV hoặc tổn thương xơ trên X-quang.
  • INH 900mg: Điều trị có quan sát trực tiếp với thời gian 2 lần/tuần trong 6 tháng hoặc 9 tháng.
  • Rifampicin 600mg: Được chỉ định với người kháng INH, thời gian điều trị là 2 tháng hoặc có quan sát trực tiếp với liều dùng là 2 lần/tuần trong 2 - 3 tháng.
  • PZA 1500 - 3000mg: Được chỉ định với người bị nhiễm HIV nhưng không dung nạp với Rifampicin, thời gian điều trị là 2 tháng.
dự phòng lao bằng thuốc
Khuyến cáo người bệnh sử dụng thuốc dự phòng lao theo phác đồ điều trị của bác sĩ

4. Tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng thuốc điều trị dự phòng lao

Việc sử dụng thuốc dự phòng lao có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Tùy khả năng đáp ứng với thuốc của mỗi người mà có thể gặp hoặc không gặp tác dụng phụ, với mức độ có thể nhẹ hoặc nghiêm trọng.

  • Tác dụng phụ thường gặp nhưng không nguy hiểm khi sử dụng thuốc dự phòng lao: Buồn nôn, nước tiểu có màu đỏ (do thuốc Rifampicin có màu đỏ khiến các dịch trong cơ thể chuyển màu đỏ), gặp các vấn đề về tiêu hóa như đau dạ dày, đại tiện phân lỏng hoặc cứng, sốt, ngứa, phát ban, sưng đau khớp, tê, có cảm giác châm chích ở bàn tay và bàn chân, đau đầu, mệt mỏi, cơ thể yếu. Những tác dụng phụ do dùng thuốc dự phòng lao là không nguy hiểm và đều có thể xử trí được bằng những cách thức đơn giản, tuy nhiên chúng sẽ gây khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày cho người bệnh.
  • Tác dụng phụ nghiêm trọng hiếm gặp khi sử dụng thuốc dự phòng lao bao gồm: Vàng mắt (phần lòng trắng), đau dạ dày, buồn nôn, nôn nhiều, cơ thể mệt mỏi, suy kiệt sức lực, phát ban toàn thân. Khi thấy những biểu hiện này, người điều trị cần đến bệnh viện để được thăm khám ngay lập tức.

5. Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc điều trị dự phòng lao

  • Không uống rượu trong thời gian điều trị dự phòng lao vì có thể làm tăng nguy cơ tổn thương gan.
  • Việc sử dụng thuốc giảm đau trong khi điều trị dự phòng lao cũng có thể gây ra những vấn đề về chuyển hóa ở gan, vì vậy hãy trao đổi với bác sĩ trước khi dùng.
  • Bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh xét nghiệm máu trong quá trình điều trị dự phòng lao để kiểm tra tình trạng gan đáp ứng với thuốc như thế nào. Nếu có bất thường xảy ra thì sẽ phải ngừng dùng thuốc điều trị dự phòng.
  • Có thể mất từ 2 - 4 tuần để cơ thể đáp ứng với thuốc dự phòng lao. Khi đó, tác dụng phụ sẽ thuyên giảm và dần biết mất.

Tóm lại, người điều trị dự phòng lao cần chú ý uống thuốc đúng giờ và đủ liều để quá trình điều trị được hoàn tất, hiệu quả cao, giúp phòng ngừa vi trùng lao tiến triển thành bệnh trong tương lai.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

14.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan