Tác dụng không mong muốn của thuốc mê: Những điều cần biết

Ngày nay với sự phát triển của y học, người bệnh có thể trải qua các thủ thuật, phẫu thuật không đau dưới gây mê. Các thuốc mê góp phần quan trọng trong việc bảo vệ người bệnh khỏi những stress của thủ thuật, phẫu thuật do tác dụng gây ngủ, giảm đau. Bên cạnh đó các thuốc mê cũng có thể gây ra những tác dụng không mong muốn. Mức độ ảnh hưởng của các tác dụng phụ này có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố.

1. Thuốc mê là gì?

Thuốc mê là những chất khi được đưa vào cơ thể có khả năng ức chế thần kinh trung ương một cách tạm thời.

Thuốc mê thường có các tác dụng:

  • Làm mất ý thức: người bệnh sẽ trong tình trạng mê
  • Làm giảm hay mất cảm giác đau đớn
  • Làm giảm trương lực cơ, làm mềm cơ

Tùy thuộc vào liều dùng và mục đích, các thuốc mê có thể dùng để gây mê mức độ nhẹ (an thần mức độ nhẹ đến sâu) hoặc mức độ sâu (gây mê toàn thân)

Thuốc gây mê được phân thành hai loại, dựa theo phương thức đưa thuốc gây mê vào cơ thể:

Gây mê
Thuốc mệ giúp làm giảm hay mất cảm giác đau đớn trong phẫu thuật

2. Các tiêu chuẩn của một thuốc mê lý tưởng

  • Tác dụng nhanh, êm dịu, không gây kích thích, không làm tăng trương lực, cử động cơ
  • Ít có tác dụng phụ đối với hô hấp, tuần hoàn
  • Có tác dụng giảm đau càng nhiều càng tốt
  • Phục hồi nhanh khi chấm dứt sử dụng và khi tỉnh mê ít có tác dụng khó chịu như kích thích, ảo giác, nôn, buồn nôn, chóng mặt
  • Không có tác dụng phóng thích Histamine để không gây dị ứng và sốc phản vệ (sốc thuốc)
  • Làm giảm áp lực nội sọ, giảm tiêu thụ oxy của tế bào não
  • Nếu là thuốc mê tĩnh mạch: không gây kích ứng các mô xung quanh hoặc tĩnh mạch khi tiêm. Thuốc hòa tan và ổn định trong dung môi nước, có thể dùng trong thời gian dài sau khi pha

3. Những tác dụng không mong muốn của thuốc mê

Ảnh hưởng trên tim mạch: Giảm sức co bóp cơ tim, giảm cung lượng tim, gây tụt huyết áp (đặc biệt khi dùng liều cao hoặc người bệnh có giảm thể tích tuần hoàn chưa được bù đủ), giảm sức co bóp thành mạch máu gây dãn mạch, giữ máu ở các cơ quan.

Ảnh hưởng trên hô hấp:

  • Suy nhược trung tâm hô hấp, tùy liều dùng và tốc độ chích thuốc có thể gây suy hô hấp hoặc ngưng thở
  • Tăng phản xa, co thắt hầu, thanh quản, khí quản, gây khởi phát cơn hen phế quản trên bệnh nhân có tiền căn hen.
  • Tăng tiết đàm nhớt

Ảnh hưởng trên hệ thần kinh trung ương: tăng hoặc giảm áp lực nội sọ, ảo giác khi tỉnh mê, cử động không tự ý. Mê sảng, rối loạn nhận thức sau gây mê thường gặp ở người già, có bệnh lý thần kinh trước đó.

Các ảnh hưởng khác:

  • Giảm lưu lượng máu đến gan, thận, có thể làm giảm chức năng gan thận trên người bệnh suy gan, thận trước đó.
  • Đau chỗ tiêm thuốc
  • Buồn nôn, nôn khi tỉnh mê
  • Phản ứng dị ứng: nổi mẩn, mề đay, ngứa, phù, co thắt thanh khí quản, sốc phản vệ (nguy hiểm)
  • Run lạnh do bị hạ thân nhiệt
  • Chóng mặt, mất định hướng khi tỉnh mê, tăng nguy cơ té ngã
Gây mê
Thuốc mê có thể gây tác dụng phụ trên hô hấp

4. Làm gì để tránh các tác dụng không mong muốn của thuốc mê?

Đến nay vẫn chưa có loại thuốc mê nào có được tất cả các tính chất của một thuốc mê lý tưởng trên. Vì vậy cần đánh giá người bệnh và yêu cầu của thủ thuật – phẫu thuật để chọn loại thuốc, liều thuốc nào phù hợp nhất, hạn chế tối đa các tác dụng không mong muốn của thuốc. Những việc cần làm bao gồm:

  • Người bệnh cần báo cho bác sĩ gây mê biết các bệnh kèm (cao huyết áp, tiểu đường, hen suyễn...), tiền sử dị ứng, các thuốc đang dùng.
  • Thực hiện nhịn ăn uống đúng cách trước khi được an thần gây mê để tránh bị nôn và viêm phổi do hít sặc các chất nôn
  • Bác sĩ gây mê thăm khám tiền mê theo quy trình, đánh giá đúng tình trạng người bệnh. Từ đó chọn đúng thuốc, đúng liều để hạn chế tối đa ảnh hưởng của thuốc trên các cơ quan. Đặc biệt lưu ý giảm liều ở người già, suy gan, suy thận để tránh tai biến tim mạch, hô hấp và làm nặng thêm tình trạng suy gan, thận.
  • Dùng thuốc với liều thấp nhất có tác dụng, có thể phối hợp nhiều loại thuốc để giảm được liều của từng loại mà vẫn đạt hiệu quả tốt.
  • Theo dõi sát người bệnh để phát hiện và xử trí kịp thời các tác dụng không muốn của thuốc.
  • Đối với người bệnh được an thần làm thủ thuật hoặc mổ về trong ngày, cần hướng dẫn người bệnh tuân thủ tránh nguy cơ té ngã, không tự lái xe trong vòng 8 giờ, không ký các giấy tờ quan trọng trong vòng 24 giờ sau khi xuất viện. Nếu mệt, khó thở, chóng mặt, nôn, buồn nôn nhiều khi về nhà cần liên hệ hotline bác sĩ gây mê ngay để được tư vấn, hướng dẫn kịp thời.

Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.

Để đăng ký khám và điều trị nhanh nhất, Quý khách có thể liên hệ hệ thống y tế Vinmec hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

58.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan