Tại sao mắt bị đỏ, mắt đỏ dấu hiệu bệnh gì?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Hoàng Thanh Nga - Khoa khám bệnh và Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long. Bác sĩ có 10 năm làm việc trong lĩnh vực nhãn khoa.

Mắt bị đỏ xảy ra do các mạch máu trong mắt sưng to và dãn ra, nó biểu hiện của tình trạng bệnh lý nhãn khoa hay hệ thống. Tình trạng này có thể lành tính hoặc nghiêm trọng tùy thuộc vào những triệu chứng đi kèm như giảm thị lực, đau nhức mắt, cộm chói mắt,...

1. Triệu chứng đỏ mắt

Tình trạng mắt bị đỏ là hiện tượng do sự giãn nở của các mạch máu nhỏ nằm giữa màng cứng và kết mạc trong mắt. Đỏ mắt có thể biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau, lành tính hoặc nghiêm trọng phụ thuộc và những triệu chứng đi kèm. Một số nguyên nhân do môi trường gây đỏ mắt như:

  • Ô nhiễm không khí
  • Khói
  • Khí hậu khô
  • Bụi bặm
  • Khí trong không khí: xăng, dung môi,...
  • Tiếp xúc với hóa chất như clo bể bơi,...
  • Phơi nắng quá nhiều dưới ánh sáng mạnh mà không đeo kính râm chống tia cực tím.

Xem thêm: Cách điều trị đau mắt đỏ

2. Mắt đỏ là dấu hiệu của bệnh gì?

Đỏ mắt có thể là triệu chứng cơ năng của nhiều bệnh lý khác nhau. Tính chất cấp cứu phụ thuộc vào các dấu hiệu kèm theo như: tiền sử bệnh, đau nhức, giảm thị lực,... Một số bệnh phổ biến gây ra triệu chứng đỏ mắt bao gồm:

2.1 Viêm mí mắt

Viêm mí mắt cũng có thể gây ra triệu chứng đỏ mắt. Hiện nay vẫn chưa có nhiều bằng chứng cho thấy kháng sinh có hiệu quả trong điều trị bệnh viêm mí mắt. Thông thường bệnh sẽ hồi phục khi bệnh nhân giữ vệ sinh mắt và chườm ấm.

2.2 Xuất huyết dưới kết mạc

Xuất huyết dưới kết mạc là bệnh có dấu hiệu đỏ mắt, tuy nhiên loại mắt bị đỏ ít phổ biến hơn là chấm có màu đỏ như máu trong mắt. Có thể trông giống như một vết bầm tím nhỏ trên da xuất hiện sau một va chạm nhẹ, sau ho hoặc hắt hơi. Huyết áp cao hoặc sử dụng các thuốc chống đông có thể gây xuất huyết.

Thông thường xuất huyết dưới kết mạc sẽ tự hết sau 2 tuần mà không cần điều trị gì. Tuy nhiên, nếu cảm thấy sự khó chịu kéo dài dai dẳng hoặc đau mắt thì cần đến cơ sở y tế để được thăm khám.

Xuất huyết dưới kết mạc
Hình ảnh xuất huyết dưới kết mạc

2.3 Xuất huyết dưới mắt

Xuất huyết dưới mắt xảy ra khi một mạch máu dưới bề mặt mắt bị vỡ, và máu tụ lại hình thành một mảng đỏ trên nền trắng của mắt. Đây là tổn thương thông thường, mặc dù trông có vẻ nghiêm trọng, nhưng nó không tác động lên thực lực, gây đau đớn, rò rỉ hoặc sưng lên.

Xuất huyết dưới mắt có thể diễn ra khi làm việc quá sức, ví dụng như: đi tập gym hay nâng thứ gì đó quá nặng, hay chỉ là do hắt xì hoặc ho quá mạnh,... Kể cả việc nôn cũng có thể gây xuất huyết, vì nó gây chấn thương trực tiếp cho mắt. Mảng đỏ do xuất huyết dưới mắt sẽ dần mờ đi sau vài tuần.

Xem thêm: Đau mắt đỏ cần kiêng gì? Những điều cần lưu ý

2.4 Bệnh tăng nhãn áp

Tăng nhãn áp là một chuỗi các bệnh gây tổn thưởng lên dây thần kinh thị giác kết nối võng mạc mắt với não bộ. Tăng nhãn áp thường xảy ra khi mắt chịu quá nhiều áp lực do chất lỏng tích tụ. Một trong những dấu hiệu đầu tiên của một loại tăng nhãn áp, được gọi là tăng nhãn áp đóng góc nhọn, là mắt bị đỏ. Một số dấu hiệu khác bao gồm: thị lực mờ dần, nhìn thấy các vòng tròn trong ánh sáng, đau mắt,...

Tăng nhãn áp có thể gây ra mù lòa, vì vậy cần phải gặp chuyên gia nhãn khoa để kiểm tra toàn diện nếu có nghi ngờ đang mắc phải triệu chứng này. Tăng nhãn áp thông thường sẽ diễn ra chậm chạp, nhưng nếu mắt biến đỏ và các vấn đề thị lực xảy một cách bất ngờ, và kèm theo những triệu chứng như đau đầu và buồn nôn, thì tức là đã chuyển sang giai đoạn cấp tính. Mặc dù tăng nhãn áp thường xảy ra chủ yếu ở người cao tuổi, nhưng không loại trừ khả năng người trẻ tuổi cũng mắc căn bệnh này. Kiểm tra mắt định kỳ là biện pháp để phát hiện kịp sớm và làm chậm lại quá trình mất thị lực với sự trợ giúp của bác sĩ.

Ngoài ra, mắt bị đỏ có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh khác về mắt như:

  • Khô mắt
  • Dị ứng mắt
  • Sử dụng kính áp tròng
  • Mỏi mắt kỹ thuật số
  • Chấn thương mắt
  • Mới phẫu thuật mắt: LASIK, phẫu thuật thẩm mỹ mắt,...
  • Viêm màng bồ đào
  • Loét giác mạc
Dùng kính áp tròng sai cách
Sử dụng kính áp tròng có thể làm mắt bị đỏ

Các yếu tố về lối sống cũng góp phần vào nguy cơ khiến mắt bạn bị đỏ. Ví dụ như khóc nhiều, hút thuốc thuốc lá hoặc cần sa, hoặc uống nhiều đồ uống có cồn. Việc thường xuyên sử dụng các thiết bị điện tử, kỹ thuật số và ngủ không đủ cũng là những nguyên nhân gây ra mắt đỏ.

Xem thêm: Bị đau mắt đỏ nhỏ thuốc mỡ chlorocina-H có khỏi được không?

3. Biện pháp khắc phục tình trạng mắt đỏ

Một số biện pháp khắc phục tình trạng mắt đỏ do những yếu tố môi trường gây ra như:

  • Chườm ấm: Nhúng một chiếc khăn sạch hoặc 1 miếng gạc sạch vào nước ấm và vắt. Khu vực xung quanh mắt rất nhạy cảm nên bạn cần duy trì nhiệt độ hợp lý. Đặt khăn ấm trên mắt khoảng 10 phút. Nhiệt độ có thể làm tăng lượng máu đến nuôi dưỡng, nó cũng có thể làm tăng sản xuất chất nhờn ở mi mắt. Nó khiến mắt của bạn hoạt động trơn tru hơn. Lưu ý dùng riêng khăn hoặc gạc cho mỗi bên mắt.
  • Chườm lạnh: Nếu chườm ấm không hiệu quả, có thể chườm lạnh. Nhúng khăn hoặc gạc sạch vào nước lạnh và vắt đi có thể tạm thời làm giảm các triệu chứng đỏ mắt. Nó giúp giảm sưng và ngứa do kích thích. Cần chú ý tránh nhiệt độ quá lạnh hoặc quá nóng ở khu vực xung quanh mắt có thể làm cho tình trạng trở nên tệ hơn.
  • Nước mắt nhân tạo: Nước mắt giúp làm sạch mắt và làm cho mắt hoạt động trơn tru hơn. Khô mắt ngắn hạn hay kéo dài đều có thể sử dụng nước mắt nhân tạo để mắt được khỏe mạnh.
  • Dừng sử dụng kính áp tròng: Kính áp tròng có thể gây ra tình trạng đỏ mắt thường xuyên. Các chất liệu của kính áp tròng làm tăng khả năng nhiễm trùng và kích thích ở mắt. Do vậy, nếu mắt thường xuyên bị đỏ cần ngưng sử dụng kính áp tròng.
  • Chế độ ăn: Uống đủ nước mỗi ngày để cân bằng lượng nước trong cơ thể. Ngoài ra, ăn quá nhiều những thức ăn có khả năng gây viêm cũng dẫn đến đỏ mắt. Những thực phẩm chế biến sẵn, các sản phẩm từ sữa, đồ ăn nhanh đều có thể gây viêm nếu bạn ăn quá nhiều. Hạn chế số lượng các thực phẩm chế biến sẵn hoặc bổ sung thêm các thực phẩm có khả năng chống viêm vào chế độ ăn uống của mình. Các sản phẩm giàu omega-3 có khả năng giảm viêm, và thường được tìm thấy trong cá. Vì vậy, để mắt tốt hơn có thể bổ sung thực phẩm giàu omega-3 ví dụ như: cá hồi, và các loại hạt,...
  • Chú ý tới môi trường xung quanh: Tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa hoặc khói thuốc, thì đó cũng có thể là nguồn gốc của đỏ mắt. Không khí khô, ẩm ướt và gió cũng có thể gây đỏ mắt.
Khám mắt đo khúc xạ
Khi mắt xuất hiện bất thường, người bệnh nên đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám

Tóm lại, đỏ mắt là sự giãn nở của các mạch máu nhỏ nằm giữa màng cứng và kết mạc trong mắt. Đỏ mắt là một triệu chứng thường gặp và biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau và là triệu chứng cơ năng của nhiều bệnh lý như viêm mí mắt, xuất huyết dưới kết mạc, xuất huyết dưới mắt, và bệnh nhãn áp,... Do đó, nếu áp dụng những biện pháp thông thường như chườm nóng, chườm lạnh,... mà tình trạng đỏ mắt vẫn không thuyên giảm, hơn nữa có đi kèm theo một số triệu chứng khác như đau nhức, chảy nước mắt nhiều, giảm thị lực,... cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và có biện pháp điều trị phù hợp.

Lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa: Đỏ mắt có thể do rất nhiều bệnh lý khác nhau gây nên trong đó có những bệnh lý nghiêm trọng, cấp tính như: Glocom góc đóng, viêm loét giác mạc...nếu không được xử trí kịp thời có thể gây mù lòa. Bởi vậy người bệnh khi có biểu hiện đỏ mắt nên đến khám sớm để được điều trị kịp thời.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

522.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Phileo
    Công dụng thuốc Phileo

    Thuốc Phileo được dùng để điều trị các nhiễm trùng ở tai và mắt. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về Phileo qua bài viết dưới đây.

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp cho người tổn thương gan do sử dụng bia rượu

    Kanzou Ukon mang lại nhiều công dụng nhờ sự kết hợp của 4 thành phần độc đáo như Mầm súp lơ, nghệ vàng,...

    Đọc thêm
  • tobrafar
    Công dụng thuốc Tobrafar

    Thuốc Tobrafar là sản phẩm giúp điều trị nhiễm khuẩn ngoài nhãn cầu và các phần phụ của mắt do các chủng vi khuẩn nhạy cảm gây ra. Bên cạnh đó, thuốc cũng được dùng trên lâm sàng để điều ...

    Đọc thêm
  • euronamicin
    Công dụng thuốc Euronamicin

    Thuốc nhỏ mắt Euronamicin có thành phần chính là Lomefloxacin Hydrochloride. Thuốc Euronamicin được chỉ định trong điều trị một số bệnh nhiễm trùng mắt.

    Đọc thêm
  • Vistorax
    Công dụng thuốc Vistorax

    Thuốc Vistorax được bào chế dưới dạng dung dịch nhỏ mắt, chứa hoạt chất chính là Tobramycin - một kháng sinh nhóm Aminoglycosid có tác dụng diệt khuẩn. Thuốc được sử dụng cho bệnh nhân viêm mí mắt, viêm túi ...

    Đọc thêm
  • Cloramed
    Công dụng thuốc Cloramed

    Cloramed là một loại kháng sinh được chỉ định dùng khi bị nhiễm khuẩn. Để dùng kháng sinh Cloramed an toàn, cần sử dụng đúng cách, đúng liều lượng. Cùng tìm hiểu rõ hơn thuốc Cloramed có tác dụng gì? ...

    Đọc thêm