Thời kỳ mãn kinh ảnh hưởng đến bàng quang tăng hoạt

Bàng quang tăng hoạt là tình trạng bệnh lý phổ biến có thể gây ra những rối loạn tiểu tiện và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt. Trong khi đó, phụ nữ là đối tượng có tỷ lệ mắc cao hơn, đặc biệt là trong thời kỳ mãn kinh.

1. Bàng quang tăng hoạt là gì?

Hội chứng bàng quang tăng hoạt là một bệnh thường gặp, xảy ra khi bàng quang có sự co thắt đột ngột mà không có sự kiểm soát và khi bàng quang không chứa đầy nước tiểu. Các triệu chứng bao gồm:

  • Tiểu gấp: Người bệnh bị kích thích đi tiểu mặc dù có muốn hay không
  • Tiểu nhiều lần: Đi tiểu nhiều hơn 7 lần/ngày
  • Tiểu đêm: Tiểu nhiều lần vào buổi đêm
  • Tiểu không tự chủ: Nước tiểu rỉ ra trước khi bệnh nhân đi vào nhà vệ sinh khi có cảm giác tiểu gấp.

Nguyên nhân gây ra hội chứng bàng quang tăng hoạt hiện nay vẫn chưa rõ. Ở người bình thường, cơ bàng quang giãn ra khi đầy nước tiểu và co thắt lại, gây ra cảm giác muốn đi tiểu. Tuy nhiên, ở người mắc bàng quang tăng hoạt, bàng quang bị co thắt quá sớm khi chưa đầy nước tiểu, cơ bàng quang gửi thông tin đến não bộ sai lệch dẫn tới cảm giác buồn đi vệ sinh đột ngột.

Hội chứng bàng quang tăng hoạt
Hội chứng bàng quang tăng hoạt là một bệnh thường gặp, xảy ra khi bàng quang có sự co thắt đột ngột mà không có sự kiểm soát và khi bàng quang không chứa đầy nước tiểu

2. Thời kỳ mãn kinh ảnh hưởng đến bàng quang tăng hoạt như thế nào?

Thời kỳ mãn kinh được tính từ thời kỳ kinh nguyệt cuối cùng và không có kinh trong vòng 12 tháng sau đó. Trong thời kỳ mãn kinh, cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi cả về nồng độ hormone. Estrogen đóng vai trò quan trọng cho khả năng sinh sản và những ham muốn tình dục, bên cạnh đó cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của các cơ quan và mô, cơ xương và đường tiết niệu. Khi nồng độ estrogen giảm sẽ làm tăng nguy cơ mắc hội chứng bàng quang tăng hoạt. Do đó, phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh có tỷ lệ mắc rối loạn tiểu tiện cao hơn.

Ngoài ra, thay đổi hormone cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu. Những người bị nhiễm trùng đường tiết niệu có thể có những triệu chứng giống hội chứng bàng quang tăng hoạt. Bên cạnh đó, mang thai và sinh con cũng là một giai đoạn trong cuộc sống có ảnh hưởng đến bàng quang. Quá trình sinh lý này làm cho sàn chậu và dây chằng hỗ trợ bàng quang bị suy yếu, đặc biệt là người sinh thường.

Sau sinh mổ, sinh thường bao lâu thì nên mang thai?
Mang thai và sinh con cũng là một giai đoạn trong cuộc sống có ảnh hưởng đến bàng quang

Tóm lại, hội chứng bàng quang tăng hoạt thường gặp ở những người trong thời kỳ mãn kinh, do sự thay đổi hormone đặc biệt là estrogen, gây ra những triệu chứng như tiểu gấp, tiểu đêm, tiểu nhiều lần và tiểu không tự chủ. Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của bệnh nhân. Do đó, trong thời kỳ mãn kinh nên thăm khám sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện sớm những bất thường và can thiệp kịp thời.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan