Tìm hiểu chứng rối loạn nhân cách tránh né

Người bị rối loạn nhân cách tránh né thường có cảm giác ức chế xã hội một cách cực đoan. Đây là loại bệnh gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và các mối quan hệ xung quanh. Nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn nhân cách đến nay vẫn chưa được hiểu rõ ràng. Trong cuộc sống phát triển, con người bị áp lực từ mọi phía làm cho nguy cơ mắc bệnh ngày càng tăng.

1. Rối loạn nhân cách né tránh là gì?

Bệnh rối loạn nhân cách né tránh là tình trạng người bệnh ức chế một cách cực đoan với xã hội. Người mắc bệnh cực kỳ nhạy cảm với những người từ chối hoặc chỉ trích từ người khác. Tuy nhiên có một số trường hợp bệnh nhân chỉ có thái độ ngượng ngùng, khó xử, tránh né khi tiếp xúc với mọi người xung quanh. Rối loạn nhân cách né tránh có ảnh hưởng lớn tới các mối quan hệ trong xã hội của người bệnh.

Theo một số khảo sát cho thấy ở Mỹ có khoảng 2,4% người dân mắc bệnh rối loạn nhân cách để tránh với tỉ lệ nam nữ bằng nhau. Các triệu chứng của bệnh có thể biểu hiện từng khi còn nhỏ đến khi trưởng thành. Loại bệnh này hay diễn biến đồng thời với một số bệnh lý khác. Phổ biến nhất có thể kể đến là trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Ngoài ra một chỗ trường hợp hiếm khác bệnh nhân có thể mắc đồng thời rối loạn nhân cách né tránh với rối loạn nhân cách phụ thuộc và ranh giới.

2. Triệu chứng rối loạn nhân cách né tránh

Người mắc bệnh sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp do đặc biệt nhạy cảm với lời nói, cách hành xử từ người ngoài. Kết quả là hiệu suất công việc giảm, chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng đáng kể.

Trong các mối quan hệ họ khó có thể dành tình cảm cho ai đó, do họ thường đa nghi và không tin tưởng bất kỳ ai. Hơn nữa người bệnh thường có xu hướng suy nghĩ tiêu cực. Chính vì vậy mà những lời nhận xét hay phê bình đều có thể gây đả kích tới tâm lý của người mắc bệnh.

Do tính cách hạn chế giao tiếp vì vậy họ rất ngại nói liên quan điểm của bản thân. Vì họ sợ làm trò cười trong mắt của người khác, nếu họ nói sai. Vậy nên ta có thể thấy người mắc bệnh rối loạn nhân cách né tránh thường có biểu hiện xấu hổ, đổ mồ hôi tay, lắp bắp khi phát biểu ý kiến.

Hơn nữa, bệnh nhân thường hay suy nghĩ và lo lắng về cảm nhận của người khác dành cho họ. Họ sợ rằng bản thân mình không có được sự chấp nhận từ mọi người xung quanh. Từ đó, họ cảm thấy không thoải mái, thậm chí thấy bản thân không phù hợp với xã hội. Họ cho rằng mọi lời trêu chọc đều mang tính ác ý. Những điều này gây ra tính cách nhạy cảm cực đoan cho người bệnh.

Theo thống kê của hiệp hội tâm thần Mỹ bệnh nhân rối loạn né tránh thường có các biểu hiện điển hình như sau:

  • Hạn chế tham gia các cuộc chơi, tụ tập, tránh những nơi đông người.
  • Hãy có cảm giác lo lắng trước và trong cuộc trò chuyện hoặc không thấy hứng thú
  • Hạn chế các mối quan hệ thân mật
  • Suy nghĩ quá nhiều về những lời phê và từ chối từ mọi người
  • Bệnh nhân có thể cảm thấy bị ức chế trong các cuộc nói chuyện hay những tình huống xảy ra hàng ngày
  • Người rối loạn nhân cách né tránh thường bị không tham gia các hoạt động đông người. Khi tham gia họ thường lúng túng, lắp bắp, khó diễn tả bằng lời nói.
  • Khi gặp người lạ họ có thể biểu hiện sự nhút nhát
  • Họ luôn sống trong vùng an toàn của bản thân mà không dám thử những điều mới mẻ
  • Họ luôn nhìn thái độ của mọi người đều sống, cố gắng làm hài lòng tất cả. Tuy nhiên họ không dám quá thân thiết với người khác, vì lo lắng bị đánh giá.

3. Nguyên nhân gây rối loạn nhân cách né tránh

Hiện nay nguyên nhân chính gây ra bệnh vẫn chưa được tìm hiểu rõ. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:

  • Di truyền: bạn có thể tăng nguy cơ mắc bệnh nếu người thân trong gia đình mắc chứng bệnh này hoặc một số loại bệnh liên quan như rối loạn lo âu xã hội, rối loạn hoảng sợ, rối loạn ám ảnh cưỡng chế,...
  • Gia đình: trẻ nhỏ thường phát triển tính cách giống với những người trong gia đình. Nếu trong nhà có người mắc rối loạn nhân cách nhà tránh hoặc rối loạn lo âu thì trẻ sẽ lớn lên với hình thái phát triển nhân cách bất thường.
  • Những trải nghiệm tiêu cực trong cuộc sống hàng ngày: rối loạn nhân cách né tránh có thể xuất hiện nếu người bệnh từng bị tẩy chay, cha mẹ la mắng thường xuyên, bị từ chối,...
  • Mắc một số bệnh tâm thần khác: Người bị trầm cảm, rối loạn nhân cách phụ thuộc, rối loạn nhân cách ranh giới có nguy cơ cao bị mắc loại bệnh này. Đa phần những người mắc bệnh về tâm thần thường có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn rất nhiều.

Người mắc bệnh rối loạn nhân cách né tránh cần phải được điều trị sớm và thường xuyên. Việc này trả góp mối quan hệ, các tình

huống xã hội sẽ làm cho người bệnh trở nên đau khổ, căng thẳng. Có thể nói đây là một loại bệnh có phát hiện tuy có tỷ lệ mức cao. Nếu người mắc bệnh rối loạn nhân cách để tránh không được điều trị tốt có thể gây ra các biến chứng nặng nề.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan