Tìm hiểu hội chứng niệu đạo

Triệu chứng của hội chứng niệu đạo tương tự như viêm niệu đạo và nhiễm trùng đường tiết niệu. Các triệu chứng này bao gồm đau bụng, đi tiểu ra máu và đau, gây cảm giác khó chịu cho người bệnh.

1. Hội chứng niệu đạo là gì? Nguyên nhân gây hội chứng niệu đạo

Niệu đạo là ống nhỏ nối giữa bàng quang và bên ngoài cơ thể. Hội chứng niệu đạo là thuật ngữ để chỉ các triệu chứng có thể xảy ra khi niệu đạo bị kích thích và sưng lên khiến lòng niệu đạo hẹp lại, điều này có thể khiến người bệnh khó khăn trong việc tiểu tiện. Hội chứng niệu đạo đều xảy ra ở nam giới và nữ giới.

Viêm niệu đạo
Hội chứng niệu đạo xảy ra cả ở nam và nữ giới

Hiện chưa thể tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng niệu đạo. Tuy nhiên, một số tình trạng bệnh lý và các yếu tố môi trường có thể làm tăng nguy cơ phát triển hội chứng niệu đạo. Cụ thể:

  • Niệu đạo hẹp bất thường hoặc kích thích, chấn thương niệu đạo trong hoạt động tình dục thô bạo, sử dụng màng ngăn, sử dụng băng vệ sinh,...
  • Nếu bạn đang hóa trị và xạ trị thì có thể xảy ra hội chứng niệu đạo cấp.
  • Các bệnh lây truyền qua đường tình dục như: lậu, chlamydia và mycoplasma bộ phận sinh dục,... là một trong yếu tố nguy cơ khiến bạn bị hội chứng niệu đạo.
  • Các vật dụng, dung dịch gây kích ứng; hóa chất trong xà phòng và các biện pháp tránh thai có thể chứa các hóa chất gây kích thích niệu đạo.
  • Khi bạn bị nhiễm trùng tiểu, nhiễm khuẩn bàng quang và thận thì có thể gây ra hội chứng niệu đạo do niệu đạo rất nhạy cảm.
  • Một số thuốc gây ra hội chứng niệu đạo như thuốc ức chế hệ miễn dịch.
  • Phụ nữ sinh đẻ nhiều lần làm tăng nguy cơ mắc hội chứng niệu đạo.
Quan hệ
Các bệnh lây qua đường tình dục làm tăng nguy cơ gây bệnh

2. Triệu chứng của hội chứng niệu đạo

Triệu chứng của hội chứng niệu đạo tương tự như viêm niệu đạonhiễm trùng đường tiết niệu. Ở cả nam và nữ, viêm niệu đạo và hội chứng niệu đạo có thể gây ra các triệu chứng như:

  • Đi tiểu ra máu.
  • Đau tức bụng dưới, thắt lưng; có áp lực trong bụng.
  • Tiểu gấp, tiểu thường xuyên hơn.
  • Khó tiểu, thậm chí là bí tiểu.
  • Đau khi tiểu tiện và quan hệ tình dục.
  • Nam giới bị sưng tinh hoàn, đau khi xuất tinh và có máu trong tinh dịch.
  • Ở nữ giới, hội chứng niệu đạo cũng có thể gây khó chịu tại vùng âm hộ.

3. Chẩn đoán và điều trị hội chứng niệu đạo

3.1 Chẩn đoán hội chứng niệu đạo

Ngoài việc chẩn đoán dựa trên các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ có thể thực hiện thêm các bước sau để chẩn đoán bệnh:

  • Khám lấy mẫu nước tiểu
  • Lấy mẫu máu xét nghiệm
  • Siêu âm trên vùng xương chậu của người bệnh.
Xét nghiệm công thức máu toàn bộ giúp phát hiện ra nhiều loại bệnh
Xét nghiệm máu chẩn đoán hội chứng niệu đạo

3.2. Điều trị hội chứng niệu đạo

Thay đổi lối sống, thuốc và phẫu thuật có thể giúp làm giảm các triệu chứng của bạn và ngăn ngừa tình trạng quay trở lại.

  • Thay đổi lối sống: Không sử dụng các sản phẩm hoặc thực hiện các hoạt động có thể gây kích thích niệu đạo. Tránh mặc quần bó sát quá mức, quan hệ tình dục an toàn,... là phương pháp hỗ trợ điều trị hội chứng niệu đạo.
  • Thuốc: Thuốc kháng sinh thường được sử dụng nếu bác sĩ nghi ngờ nhiễm trùng xuất hiện trên các xét nghiệm; thuốc chống co thắt; thuốc chống trầm cảm tác động lên dây thần kinh của bạn để giúp giảm đau; thuốc chẹn alpha để cải thiện lưu lượng máu.
  • Phẫu thuật: Trường hợp thay đổi lối sống và dùng thuốc không có hiệu quả, bác sĩ có thể sẽ nới rộng niệu đạo của bạn bằng cách thực hiện phẫu thuật (chỉ thực hiện phẫu thuật do co thắt niệu đạo).

Quý khách có nhu cầu khám tại bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có thể đăng ký khám tại hệ thống Bệnh viện, Phòng khám Vinmec trên toàn quốc TẠI ĐÂY.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

11.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan