Tìm hiểu về kỹ thuật đo loãng xương (DEXA, DXA)

Bài viết bởi Bác sĩ chuyên khoa I Vũ Thị Hạnh - Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Để thực hiện đo loãng xương, người bệnh sẽ nằm ngửa trên bàn và được yêu cầu nằm yên trong khi đầu dò tia X (X-ray detector) đến trên vùng cần đo đậm độ xương. Kỹ thuật đo loãng xương thường kéo dài từ 10 đến 20 phút, phụ thuộc vào phần xương nào được đo và thiết bị sử dụng là thiết bị trung tâm hay ngoại biên.

1. Đo loãng xương là gì?

Đo độ loãng xương (DEXA, DXA) là kỹ thuật dùng tia X để đo lượng xương mất. DXA ngày nay được coi là tiêu chuẩn để đo độ đậm xương (số vật chất có trong khoảng không gian nhất định) ở người bệnh. Mô nào có đậm độ càng cao thì tia X đi xuyên qua mô nó càng thấp.

Có 2 kiểu máy đo loãng xương:

  • Máy đo trung tâm: Là những thiết bị lớn có thể đo đậm độ xương trục như cột sống và xương chậu.
  • Máy đo ngoại biên: Là thiết bị nhỏ hơn, có thể di chuyển được, dùng để đo đậm độ xương ngoại vi như cổ tay, gót chân hoặc ngón tay.

2. Chỉ định đo độ loãng xương khi nào?

Bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện đo độ loãng xương trong trường hợp:

  • Có nguy cơ loãng xương cao;
  • Bị gãy xương sau khi té hoặc chấn thương nhẹ;
  • Giảm chiều cao do gãy đốt sống;
  • Sử dụng steroid từ 3 tháng trở lên;
  • Mãn kinh sớm (< 45 tuổi);
  • Có những đợt mất kinh kéo dài hơn 1 năm trước khi mãn kinh;
  • Có những bệnh lý liên quan đến loãng xương như viêm khớp dạng thấp hoặc bệnh lý đại tràng;
  • Tiền sử gia đình họ ngoại bị gãy xương vùng chậu;
  • Chỉ số khối cơ thể (body mass index – BMI) nhỏ hơn 19 (nếu bạn rất nhẹ cân).

3. Quy trình đo loãng xương như thế nào?

Để thực hiện đo loãng xương, người bệnh sẽ nằm ngửa trên bàn và được yêu cầu nằm yên trong khi đầu dò tia X (X-ray detector) đến trên vùng cần đo đậm độ xương. Máy X quang sẽ chiếu tia X hướng về phía đầu dò. Các xương được đo thông thường là cột sống, xương vùng chậu và xương cổ tay bởi đây là những vùng xương dễ gãy nhất do loãng xương.

Kỹ thuật đo loãng xương thường kéo dài từ 10 đến 20 phút, phụ thuộc vào phần xương nào được đo và thiết bị sử dụng là thiết bị trung tâm hay ngoại biên.

Hiện nay, máy đo loãng xương ngoại biên có thể tìm thấy ở các phòng khám tổng quát và được dùng để kiểm tra đậm độ xương gót chân, cổ tay hoặc ngón tay. Người bệnh không cần bất kỳ chuẩn bị đặc biệt nào trước khi làm DEXA.

Đo loãng xương
Những người phụ nữ mãn kinh sớm thường được chỉ định đo mật độ xương

4. Đọc kết quả đo độ loãng xương

Đo loãng xương là kỹ thuật thực hiện nhanh và gần như không đau đớn gì. Kỹ thuật này thường được đánh giá 2 năm/ 1 lần để xem sự thay đổi của mật độ xương tăng hay giảm. Những bệnh nhân uống thuốc steroid thường xuyên có thể cần theo dõi 6 tháng/lần.

Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh sẽ là người đọc kết quả đo loãng xương bằng việc phân tích các hình ảnh và gửi thông tin đó cho bác sĩ điều trị chính của người bệnh.

Kết quả đo loãng xương gồm 2 thông số chính:

  • T score: Đây là thông số đánh giá số lượng xương so với lương xương của người trưởng thành cùng giới tính. Khi T score là >= là bình thường, số điểm từ -1,1 đến -2,4 thì coi là lượng xương giảm ít. Từ < -2,5 đến thấp hơn là loãng xương. T score được sử dụng để tính toán nguy cơ phát triển của gãy xương và quyết định phương pháp điều trị (áp dụng với người >= 50 tuổi ).
  • Z score: Thông số này đánh giá lương xương so với người khác trong cùng nhóm tuổi và cùng trọng lượng, giới tính (áp dụng với người < 50 tuổi).

5. Lợi ích và nguy cơ khi đo độ loãng xương

Lợi ích:

  • Đo độ loãng xương là kỹ thuật đơn giản, nhanh và không xâm lấn;
  • Số lượng tia X là rất thấp chỉ bằng 1/10 của chụp Xquang phổi;
  • Đây là phương pháp chuẩn nhất để đánh giá loãng xương;
  • Kỹ thuật dùng để đánh giá sau điều trị;

Nguy cơ:

  • Vẫn sử dụng 1 lượng nhỏ tia X;
  • Với phụ nữ mang thai rất hạn chế;

6. Giới hạn khi thực hiện kỹ thuật

  • Kỹ thuật đo độ loãng xương không thể dự đoán được gãy xương nhưng có thể cung cấp nguy cơ và sử dụng nó để điều trị.
  • Kỹ thuật bị giới hạn khi khách hàng có cột sống bị biến dạng hoặc đã phẫu thuật trước đó.
  • Máy DEXA trung tâm thường nhạy và chuẩn hóa tốt hơn so với máy ngoại biên, tuy nhiên giá thành lại cao hơn.
  • Người bệnh cần theo dõi để so sánh kết quả sau một thời gian cần thực hiện trên cùng một máy DEXA.

Tóm lại, để có được kết quả chính xác thì người bệnh cần đến bệnh viện uy tín để tiến hành thăm khám và điều trị ngay khi có dấu hiệu của loãng xương. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện chất lượng cả nước, được đông đảo người bệnh tin tưởng thăm khám và điều trị bệnh. Không chỉ có hệ thống cơ vật chất, trang thiết bị hiện đại: 6 phòng siêu âm, 4 phòng chụp X- quang DR (1 máy chụp toàn trục, 1 máy tăng sáng, 1 máy tổng hợp và 1 máy chụp nhũ ảnh), 2 máy chụp Xquang di động DR, 2 phòng chụp cắt lớp vi tính đa dãy đầu thu (1 máy 128 dãy và 1 máy 16 dãy), 2 phòng chụp Cộng hưởng từ (1 máy 3 Tesla và 1 máy 1.5 Tesla), 1 phòng chụp mạch máu can thiệp 2 bình diện và 1 phòng đo mật độ khoáng xương....Vinmec còn là nơi quy tụ đội ngũ các y, bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ hỗ trợ phần nhiều trong việc chẩn đoán và phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường của cơ thể người bệnh. Đặc biệt, với không gian được thiết kế theo tiêu chuẩn khách sạn, Vinmec đảm bảo sẽ mang đến cho người bệnh sự thoải mái, thân thiện, yên tâm nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

7.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Orafix
    Công dụng thuốc Orafix

    Thuốc Orafix là thuốc thuộc nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không steroid. Thuốc Orafix 35 được chỉ định dùng để điều trị và ngăn ngừa loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh, đề phòng gãy xương ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp cho người tổn thương gan do sử dụng bia rượu

    Kanzou Ukon mang lại nhiều công dụng nhờ sự kết hợp của 4 thành phần độc đáo như Mầm súp lơ, nghệ vàng,...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Zomekal
    Công dụng thuốc Zomekal

    Zomekal có hoạt chất chính là Zoledronic acid, được sử dụng trong điều trị tăng calci huyết ác tính do khối u, loãng xương, di căn xương do ung thư,... Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin về ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Mibalen
    Công dụng thuốc Mibalen

    Mibalen 10 có thành phần chính là axit alendronic dưới dạng natri alendronate trihydrat, thuốc Mibalen 10 được dùng trong điều trị bệnh loãng xương ở phụ nữ giai đoạn mãn kinh, giúp làm tăng khối lượng xương một cách ...

    Đọc thêm
  • Usarinate
    Công dụng thuốc Usarinate

    Usarinate là thuốc được lưu hành tại Việt Nam, số đăng ký VD-23511-15 chứa hoạt chất chính Risedronat natri. Thuốc Usarinate được chỉ định trong điều trị và ngăn ngừa bệnh loãng xương. Usarinate là thuốc kê đơn, nên để ...

    Đọc thêm
  • kinadonas
    Công dụng thuốc Kinadonas

    Kinadonas là thuốc kê đơn thường được chỉ định trong điều trị giảm calci huyết và loãng xương ở đối tượng bệnh nhân lọc thận mãn tính, những người thiểu năng tuyến cận giáp sau phẫu thuật. Ngoài ra, thuốc ...

    Đọc thêm