Tổng quan về các bệnh nhiễm trùng mắt thường gặp ở trẻ

Nhiễm trùng mắt là một trong những vấn đề về mắt thường gặp. Ở trẻ em, các vấn đề về nhiễm trùng mắt có thể gây ra nhiều hệ quả nghiêm trọng liên quan đến thị lực. Do đó, việc phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường ở trẻ là cần thiết.

1. Viêm kết mạc (Viêm giác mạc)

Viêm kết mạc và viêm giác mạc đều là các bệnh về mắt do nhiễm trùng hoặc dị ứng gây ra. Để nhận biết bé có đang bị viêm kết mạc hay không, bạn có thể quan sát một số triệu chứng sau:

  • Mắt đổi sang màu hồng hoặc màu đỏ.
  • Có cảm giác lạ trong mắt, dụi mắt liên tục, ngứa mắt.
  • Chảy nhiều nước mắt và sáng thức dậy, mắt nhiều gỉ màu vàng hoặc màu xanh.

Đối với dạng viêm kết mạc do vi khuẩn, kháng sinh là phương pháp điều trị phổ biến nhất, cụ thể là thuốc nhỏ mắt. Đối với trẻ em, viêm kết mạc do nhiễm trùng có thể phải sử dụng thuốc mỡ để việc điều trị dễ dàng hơn.

Nếu chứng viêm kết mạc của bé do virus hoặc hóa chất, các triệu chứng sẽ tự hết trong khoảng 7 – 10 ngày. Trong thời gian này, bạn có thể sử dụng một miếng gạc ấm hoặc một cái khăn ấm để làm dịu bớt triệu chứng của bé.

viêm kết giác mạc
Viêm giác mạc khiến mắt đổi sang màu hồng

2. Đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ là một trong những nhiễm trùng mắt rất phổ biến và dường như xảy ra ở bất kỳ đứa trẻ nào. Để dễ dàng nhận biết một đứa trẻ đang bị đau mắt đỏ, bạn có thể dựa vào những dấu hiệu sau:

  • Trẻ dụi mắt liên tục do ngứa, đau.
  • Bé có cảm giác có hạt cát hoặc vật lạ trong mắt.
  • Dịch tiết từ mắt có màu trắng, màu vàng hoặc màu xanh, tạo thành lớp gỉ quanh mắt trong khi ngủ.
  • Chảy nhiều nước mắt.
  • Mí mắt sưng và nhạy cảm với ánh sáng.

Đau mắt đỏ có thể đến từ 3 nguyên nhân chính, trong đó nếu do nhiễm trùng mắt, bệnh có thể phát triển thành nhiều bệnh lý khác như nhiễm trùng tai. Đau mắt đỏ do nhiễm khuẩn có khả năng lây lan từ người sang người. Vì vậy, việc điều trị sớm cho bé là điều rất cần thiết.

3. Tắc tuyến lệ

Tắc tuyến lệ cũng là một loại bệnh về mắt ở trẻ em thường gặp, bao gồm cả trẻ sơ sinh. Theo Viện Hàn lâm Nhãn khoa Hoa Kỳ cho biết, có khoảng 20% trẻ sơ sinh khi chào đời sẽ bị tắc tuyến lệ, biểu hiện rõ nét nhất là khi bé khóc nhưng không chảy nước mắt.

Khóc
Tắc tuyến lệ biểu hiện rõ nhất khi bé khóc mà không chảy nước mắt

Nguyên nhân gây tắc tuyến lệ ở trẻ em có thể đến từ nhiều nguyên nhân, bao gồm:

  • Bệnh Polyp mũi.
  • Tuyến lệ bị tổn thương, nhiễm trùng.
  • Nhiễm trùng gây sưng viêm ở mặt và gây ra áp lực lớn đến tuyến lệ.

Theo các bác sĩ nhãn khoa, tắc tuyến lệ là vấn đề nhiễm trùng mắt ở trẻ sơ sinh thường gặp nhưng lại không quá nguy hiểm. Khi bé bị tắc tuyến lệ, bé sẽ có một số biểu hiện cụ thể như:

  • Không có nước mắt khi khóc.
  • Dịch tiết ra nhiều hơn và tích tụ tại các góc trong của mí mắt dưới.
  • Trong những ngày lạnh hoặc khi bị cảm, bé sẽ có biểu hiện khó chịu, quấy khóc.
  • Tuyến lệ có gỉ mắt nhiều.

Các dấu hiệu này có thể xuất hiện từ khi bé được khoảng 3 tuần tuổi. Do đó, để đảm bảo an toàn, bạn cần đưa bé đến khám các bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân, từ đó điều trị phù hợp.

4. Lẹo mắt ở trẻ sơ sinh

Lẹo mắt là một vấn đề nhiễm trùng mắt ở trẻ sơ sinh cực kì phổ biến. Tuy không gây nguy hiểm, nhưng lẹo mắt có thể khiến đôi mắt của bé bị kích ứng, sưng viêm và vô cùng đau đớn, khó chịu. Ở các trường hợp nghiêm trọng hơn, lẹo mắt có thể dẫn đến các bội nhiễm trùng mắt khác.

Lẹo mắt ở trẻ sơ sinh là do vi khuẩn Staphylococcus Aureus Infected sinh trưởng trong tuyến dầu nhỏ ở chân lông mi. Khi phát triển mạnh mẽ, vi khuẩn sẽ khiến mí mắt của bé bị đau đỏ, phồng rộp nước hoặc sưng mủ. Đặc biệt, vùng sưng này có thể rỉ ra dịch màu vàng hoặc trắng, mí mắt có xu hướng dày hơn.

Trẻ sơ sinh khò khè
Lẹo mắt là bệnh nhiễm trùng rất phổ biến ở trẻ sơ sinh

Trong đại đa số trường hợp, lẹo mắt có thể tự vỡ và chảy nước sau khoảng vài ngày xuất hiện. Tuy nhiên, nếu bạn muốn nhanh chóng giúp bé thoát khỏi sự khó chịu, bạn có thể sử dụng khăn ấm hoặc gạc nhúng nước ấm và đặt lên vùng mắt đang bị sưng/bị tổn thương, giữ trong khoảng 10 – 15 phút và mỗi ngày thực hiện đều đặn 3 – 4 lần. Nhiệt độ từ miếng khăn ấm sẽ giúp mủ rút nhanh hơn, từ đó bể và chảy mủ nhanh hơn so với thời gian cũ.

Ngoài ra, cũng cần phải đặc biệt chú ý:

  • Tuyệt đối không nặn mủ hoặc bóp mủ ra ngoài: điều này sẽ làm tăng nguy cơ bội nhiễm trùng mắt và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe đôi mắt của bé.
  • Nếu vùng sưng bị mưng mủ, bạn nên dùng vải hoặc bông gòn sạch, nhúng vào nước ấm vào lau mắt cho bé thật nhẹ nhàng.

Thông thường, lẹo mắt có thể sẽ biến mất trong khoảng 1 tuần.

Nhiễm trùng mắt nói chung là một vấn đề phổ biến có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Tuy nhiên, ở trẻ em và trẻ sơ sinh, có thể sẽ khó khăn trong việc nhận biết triệu chứng do ý thức của các bé vẫn chưa hoàn thiện. Vì vậy, cha mẹ cần quan sát cẩn thận biểu hiện của các bé nhằm phát hiện kịp thời bất thường.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan