Trám răng cửa sâu có bền không?

Khi răng cửa bị sâu, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của răng sâu và tình trạng cụ thể mà nha sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị như: trám răng, bọc mão răng, lấy tủy,... Trám răng cửa sâu là phương pháp thường được sử dụng đặc biệt với các răng chỉ sâu nhẹ. Vậy trám răng cửa bị sâu như thế nào và có bền không?

1. Sâu răng cửa nhẹ và cách chữa

Với các răng cửa chỉ bị sâu nhẹ ít hơn 1⁄2 răng, nha sĩ thường lựa chọn phương pháp trám răng.

1.1 Vật liệu trám sâu răng cửa

Hơi khác so với việc trám răng sâu khác, vì những chiếc răng cửa nằm ở vị trí đại diện cho “bộ mặt” của hàm răng nên vật liệu trám răng cửa sâu đòi hỏi có tính thẩm mỹ cao.

Loại vật liệu thường được lựa chọn là Composite. Composite có màu sắc khá tương đồng với màu răng nên rất thích hợp để trám răng cửa, hơn nữa còn có nhiều màu sắc phù hợp với tình trạng răng của từng người.

Ngoài ra, một số người cũng có thể lựa chọn vật liệu trám răng bằng vàng để tôn lên sự sang trọng, quý phái. Hỗn hợp vàng, đồng và các kim loại khác này rất bền nhưng đắt hơn và trông cũng không được tự nhiên.

1.2 Trám răng cửa sâu phải làm thế nào?

Đầu tiên, nha sĩ sẽ gây tê cục bộ để gây tê vùng xung quanh răng cần trám. Tiếp theo dùng dụng cụ chuyên dụng để loại bỏ phần răng sâu. Việc lựa chọn dụng cụ phụ thuộc vào trang thiết bị kỹ thuật có sẵn, tay nghề của bác sĩ và mức độ của răng sâu.

Sau khi đã đảm bảo loại bỏ toàn bộ các vết sâu, làm sạch khoang chứa vi khuẩn và mảnh vụn, vật liệu trám sẽ được bôi vào lỗ sâu thành nhiều lớp và sử dụng một ánh sáng đặc biệt "chữa trị" hoặc làm cứng từng lớp. Khi quá trình đa lớp hoàn thành, nha sĩ sẽ tạo hình vật liệu theo kết quả mong muốn, cắt bỏ bớt vật liệu thừa và đánh bóng phục hình lần cuối.

1.3 Trám răng cửa sâu có bền không?

Trám răng cửa sâu so với bọc răng thì có độ bền không cao, miếng trám có thể bị sứt ra khi bạn cắn trúng vật cứng khi ăn nhai và có tuổi thọ nhất định tùy thuộc vào một số yếu tố chẳng hạn như: vật liệu trám răng cửa sâu, cơ sở nha khoa, cách chăm sóc răng sau trám...

  • Vật liệu trám răng râu

Vật liệu Composite có tính thẩm mỹ cao đối với trám răng cửa và chịu lực cũng khá tốt, tuy nhiên tuổi thọ chỉ kéo dài từ hai đến ba năm. Trám răng cửa sâu bằng vàng giúp răng bạn có thể chịu được lực nhai mạnh, độ bền kéo dài ít nhất 10 đến 15 năm đôi khi thường lâu hơn và không bị ăn mòn.

Ngoài ra, trong một số trường hợp nếu bạn chọn trám bằng vật liệu Amalgam, tuổi thọ kéo dài được từ 5 đến 6 năm, cao hơn vật liệu composite, độ chịu lực và ăn nhai cũng tốt hơn. Tuy nhiên tính thẩm mỹ kém, không phù hợp với màu răng tự nhiên và có thể đổi màu sau một thời gian.

  • Cơ sở nha khoa và trình độ của nha sĩ

Cơ sở nha khoa có chất lượng và bác sĩ có tay nghề tốt sẽ ít gây ra sai sót hơn và giúp miếng trám bền hơn.

  • Chăm sóc sau khi trám răng cửa sâu

Để kéo dài được tuổi thọ của miếng trám, sử dụng được lâu hơn bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Tránh ăn ngay sau khi trám răng, bởi vì các vật liệu trám răng cần có thời gian mới đông cứng hoàn toàn được. Vì vậy, để tránh ảnh hướng đến chỗ trám bạn nên ăn sau 2 tiếng thực hiện trám răng.
  • Hạn chế ăn đồ ăn cứng, dai, quá nóng hoặc quá lạnh: Chỗ trám mới sẽ chưa thích nghi kịp với lực nhai, vì vậy những loại đồ ăn này sẽ làm thay đổi độ bám dính, hình dạng cũng như độ chịu lực của vật liệu trám khiến cho chỗ trám bị nứt hoặc rò rỉ.
  • Tuân thủ vệ sinh răng miệng tốt: đánh răng bằng kem đánh răng có fluor, dùng chỉ nha khoa và sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn ít nhất một lần mỗi ngày
  • Đến nha sĩ thường xuyên để kiểm tra răng miệng, đặc biệt là khi cảm thấy răng trở nên nhạy cảm hoặc cạnh sắc, vết nứt, chỗ gồ lên trên miếng trám khiến bạn khó chịu.

2. Bị sâu răng cửa nặng phải làm sao?

2.1 Trám răng cửa bị sâu nặng

Trám răng cửa bị sâu nặng ít được áp dụng, vì răng cửa có hình thể khá mảnh, rìa răng có men mỏng nên dễ bị mất nhiều mô răng thật trong quá trình nạo vết sâu răng. Hơn nữa, độ liên kết các phân tử của các vật liệu trám sẽ giảm khiến cho miếng trám khó giữ được lâu. Vì thế trong trường hợp này, bọc mão răng là phương pháp tiếp theo được khuyên dùng.

Tuy nhiên, với các khách hàng không muốn bọc răng sứ, trám răng cửa bị sâu nặng bằng Inlay – Onlay sứ trở thành một lựa chọn hoàn hảo. Vật liệu này giống với răng thật tới 99%, độ bền chắc chỉ kém vài phần so với răng sứ.

2.2 Sâu răng cửa nặng và cách chữa bằng bọc mão răng

Đối với tình trạng răng sâu nhiều hoặc răng yếu, một mão răng có thể cần thiết. Nha sĩ sẽ khoan loại bỏ tất cả các khu vực bị sâu để đủ phần răng còn lại bọc răng. Mão có thể được làm bằng vàng hoặc sứ, các vật liệu này có độ bền cao, và chịu lực nhai tốt.

2.3 Sâu răng cửa nặng khi nào cần lấy tủy răng?

Khi sâu đến phần tủy bên trong của răng, bạn có thể cần lấy tủy răng. Đây là phương pháp điều trị để sửa chữa và cứu một chiếc răng bị nhiễm trùng hoặc hư hỏng nặng. Phần tủy răng đã hư được lấy ra, sau đó thuốc được đưa vào ống tủy để làm sạch nếu có nhiễm trùng kèm theo.Cuối cùng chính là lấp đầy ống tủy bằng vật liệu phù hợp.

2.4 Nhổ răng cửa bị sâu nặng

Khi răng cửa bị sâu nặng đến mức không thể phục hồi và phải nhổ bỏ. Việc này có thể để lại một khoảng trống khiến cho các răng khác dịch chuyển. Nếu có thể, hãy cân nhắc đến làm cầu răng hoặc tròng răng để thay thế răng đã mất.

Sâu răng là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến nhất trên thế giới và có thể ở gặp ở mọi lứa tuổi, và với tất cả các răng kể cả răng cửa. Nếu sâu răng cửa không được điều trị sẽ khiến răng bị đau nặng hơn, nhiễm trùng hoặc mất răng, mất thẩm mỹ. Hãy bảo vệ răng của bạn trước khi phải thắc mắc bị sâu răng cửa phải làm sao

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

14.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan