Triệu chứng cảnh báo bệnh dị dạng mạch máu não (AVM)

Dị dạng mạch máu não AVM là một bệnh nguy hiểm với những triệu chứng như đau đầu dữ dội, lên cơn động kinh bất ngờ, co giật toàn thân...gây nguy cơ tử vong cao cho bệnh nhân.

1. Tổng quan về bệnh dị dạng mạch máu não

Dị dạng mạch máu não chiếm khoảng 2% trường hợp đột quỵ xuất huyết não mỗi năm. Dị dạng mạch máu não khi vỡ gây tử vong rất cao và thường gặp chỉ sau bệnh phình động mạch não.

1.1. Phân loại

Dị dạng mạch máu não gồm có rất nhiều dạng, chủ yếu là các bất thường về các cấu trúc mạch máu trong não: Bất thường về động mạch hoặc tĩnh mạch như:

  • Động mạch thông với tĩnh mạch.
  • Động mạch thông với động mạch.
  • Tĩnh mạch thông với tĩnh mạch.

Dị dạng động - tĩnh mạch AVM có thể xảy ra ở bất kỳ nơi nào nhưng phổ biến nhất là ở não, tủy sống và phổi.

1.2. Cơ chế hình thành

Thông thường máu giàu oxy được vận chuyển trong cơ thể thông qua các động mạch (động mạch lớn phân chia thành các động mạch nhỏ) và đẩy vào các mao mạch, nơi các tế bào nạp oxy và thải CO2 rồi đi đến tĩnh mạch và mang máu đã khử oxy ra khỏi các mô.

Ở trạng thái bình thường, máu tại động mạch thuộc hệ thống áp suất cao và khi đến các mạch thì càng nhỏ dần, khi đến mao mạch và tĩnh mạch thì áp lực đã trở nên thấp hơn đáng kể. Đối với dị dạng mạch máu não AVM, mạng mao mạch không có và thay vào đó là một nhóm các động mạch được nối trực tiếp với một nhóm tĩnh mạch. Những mạch của AVM có thể bị cuốn rối thành bó hoặc dị dạng và gây ra áp lực tâm thu cao. Ngoài ra, khi những mạch máu não bị dị dạng có thể chèn vào các cấu trúc lân cận gây ra những ảnh hưởng tới chức năng não bộ khác. Tùy vào vị trí dị dạng mà chức năng não sẽ bị ảnh hưởng khác nhau:

  • Dị dạng mạch máu não vùng hồi hải mã: Ảnh hưởng tới trí nhớ.
  • Dị dạng mạch máu não vùng hạch nền: Ảnh hưởng tới khả năng cử động.
  • Dị dạng các sợi thần kinh: Rối loạn cảm giác, gây yếu cơ, liệt các phần cơ thể.
dị dạng động - tĩnh mạch màng cứng
Một nhóm các động mạch được nối trực tiếp với một nhóm tĩnh mạch

1.3. Nguyên nhân

Một số ý kiến cho rằng nguyên nhân gây dị dạng mạch máu não bao gồm:

  • Yếu tố bẩm sinh.
  • Bệnh nhân có bệnh lý về mô liên kết.
  • Bệnh nhân bị cao huyết áp lâu dài

Trong đó, nguyên nhân do bẩm sinh chiếm tỉ lệ cao nhất và thường xảy ra ở tuần thứ 4-8 của thai kỳ. Dị dạng mạch máu não bẩm sinh thường sẽ không biểu hiện các triệu chứng lâm sàng trong giai đoạn đầu của cuộc đời. Bệnh thường chỉ được phát hiện khi có tình trạng vỡ các khối dị dạng, trước đó bệnh nhân có thể có biểu hiện đau đầu dữ dội hoặc co giật kiểu động kinh.

2. Triệu chứng nhận biết dị dạng mạch máu não

Các dấu hiệu điển hình của dị dạng mạch máu não bao gồm:

  • Nhức đầu, chóng mặt (triệu chứng nhẹ)
  • Mờ mắt
  • Đau đầu dữ dội
  • Tăng huyết áp
  • Động kinh, lên cơn co giật
  • Xuất huyết não (có đến 50% bệnh nhân dị dạng mạch máu não sẽ bị xuất huyết)
  • Đột quỵ
  • Liệt nửa người
  • Loạn ngôn, không nói được
  • Ý thức mơ màng hoặc hôn mê
Tăng huyết áp kịch phát: Những điều cần biết
Các dấu hiệu điển hình của dị dạng mạch máu não là tăng huyết áp và các triệu chứng khác kèm theo

Đa phần bệnh nhân dị dạng mạch máu não sẽ không được phát hiện từ sớm, chỉ được phát hiện tình cờ khi đang điều trị một bệnh lý không liên quan khác (đau đầu mãn tính không khỏi, co giật, động kinh). Nhiều bệnh nhân nhập viện khi đã có biểu hiện xuất huyết nguy hiểm: Xuất huyết li ti hoặc xuất huyết trong sọ, xuất huyết dưới màng nhện não.

3. Các biện pháp chẩn đoán

Dị dạng mạch máu não AVM có thể được chẩn đoán và xác định thông qua các bước:

  • Bước 1: Chụp cộng hưởng từ não (chụp MRI não) để phát hiện dị dạng mạch máu.
  • Bước 2: Sau khi phát hiện dấu hiệu thì đánh giá sâu hơn bằng chụp hình ảnh dị dạng mạch máu não (Angiogram). Angiogram giúp Bác sĩ có thông tin chính xác về vị trí, hình dạng, kích thước của đoạn mạch dị dạng để lên biểu đồ huyết mạch nơi các mạch máu dị dạng phát sinh.

Dị dạng mạch máu não AVM nếu không phát hiện và điều trị có thể phát triển và vỡ ra gây xuất huyết não hoặc xuất huyết khoang dưới nhện, dẫn đến tổn thương ở não bộ vĩnh viễn. Một số trường hợp bệnh nhân bị đau đầu tự mua thuốc điều trị qua loa có thể quá muộn gây tử vong đáng tiếc. Vì vậy, việc tầm soát sớm để phát hiện và can thiệp sớm bệnh dị dạng mạch máu não AMV là điều cấp thiết.

4. Các biện pháp điều trị

Do có nguy cơ biến chứng cao nên AVM thường được chỉ định điều trị kể cả khi không có dấu hiệu gì. Các biện pháp điều trị có thể kể đến:

  • Sử dụng thuốc để điều trị các triệu chứng nhẹ (nhức đầu, buồn nôn).
  • Phẫu thuật mở truyền thống.
  • Phẫu thuật xạ trị: Sử dụng chùm bức xạ nhắm vào các dị dạng AVM khiến các mạch máu bị sẹo hoặc đóng lại.
  • Phẫu thuật thắt mạch bằng phương pháp xâm lấn tối thiểu, khóa mạch dị dạng bằng nhiều vật liệu để ngăn chặn máu lưu thông qua đây.
Kê đơn, bác sĩ chỉ định uống thuốc
Sử dụng thuốc để điều trị các triệu chứng nhẹ của dị dạng mạch máu não AVM

Nhìn chung, mục tiêu quan trọng nhất của điều trị dị dạng mạch máu não AVM là dự phòng xuất huyết do vỡ và tái vỡ. Do vị trí dị dạng AVM rất đa dạng nên cách trị liệu cũng phẫu thuật hay không phẫu thuật cũng tùy theo từng trường hợp.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị bệnh, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị tại Bệnh viện.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

6.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan