Viêm lợi loét hoại tử cấp: Những điều cần biết

Bài viết được viết bởi Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Khánh Nam - Bác sĩ Răng Hàm Mặt, Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Khi bị viêm lợi, nướu của chúng ta sẽ bị đỏ và sưng. Nhưng vì chủ quan nên là nó sẽ tự khỏi nên chúng ta dễ dàng bỏ qua và không có phương pháp điều trị kịp thời. Đến khi bệnh chuyển sang giai đoạn chảy máu lợi, nặng hơn thì sẽ bị rụng răng.

1. Dấu hiệu và triệu chứng của viêm lợi loét hoại tử cấp tính là gì?

Viêm lợi hoại tử cấp là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính ở lợi với các tổn thương đặc trưng là sự lở loét , hoại tử ở mô lợi.

Nguyên nhân gây viêm lợi hoại tử cấp tính là do sự bùng phát của các loại vi khuẩn trong miệng (cầu khuẩn, xoắn khuẩn).

vi khuẩn HP
Việc bùng phát các loại vi khuẩn trong miệng là nguyên nhân gây viêm lợi hoại tử cấp

2. Nên làm gì khi bị viêm lợi loét hoại tử cấp tính?

Triệu chứng:

  • Toàn thân: sốt, mệt mỏi, biếng ăn.
  • Tại chỗ: ngoài miệng có thể nổi hạch dưới hàm, trong miệng tổn thương lỡ loét hoại tử ở vùng viền lợi và nhú lợi, tổn thương có giới hạn rõ và thường không lan tới lợi dính.
  • Trên vùng tổn thương có hoại tử của một lớp giả mạc màu trắng được cấu tạo bởi bạch cầu mô hoại tử.
  • Đường viền ban đỏ nằm giữa vùng hoại tử và mô lợi còn tương đối lành, chảy máu tự nhiên hoặc khi va chạm.
  • Đau nhức, tăng tiết nước bọt, miệng rất hôi.
  • Chẩn đoán phân biệt với viêm lợi miệng do Herpes.

Điều trị:

  • Làm khô tổn thương bằng bông gòn
  • Lấy giả mạc và các cặn không dính ở bề mặt tổn thương
  • Giảm đau tại chỗ
  • Có thể lấy cao răng trên lợi nông bằng máy siêu âm
  • Cho bệnh nhân súc miệng kỹ
  • Trường hợp viêm lợi lở loét hoại tử nặng có thể dùng kháng sinh

Tiên lượng và biến chứng:

  • Nếu điều trị đúng phác đồ thì tình trạng bệnh mô lợi phục hồi tốt
  • Khi tiến triển đến giai đoạn nặng mô lợi bị hoại tử phá hủy mô nha chu quanh răng
Khám răng, nha khoa
Viêm lợi loét hoại tử cấp tính được điều trị kịp thời sẽ nhanh chóng phục hồi

3. Bệnh viêm lợi loét hoại tử cấp có tái phát không?

Phòng bệnh:

  • Duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ hợp lý.
  • Vệ sinh răng miệng đúng phương pháp.
  • Khám răng miệng định kỳ.

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

18.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan