Viêm màng bồ đào không nhiễm trùng: Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Bài viết được viết bởi Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thái Hưng - Bác sĩ Mắt, Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Viêm màng bồ đào là một trong những bệnh lý xảy ra ở mắt. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này bao gồm viêm, chấn thương hoặc các bệnh tự miễn khác gây ra. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều phiền toái và nghiêm trọng hơn là dẫn đến mất khả năng nhìn của mắt.

1. Tổng quan viêm màng bồ đào

Viêm màng bồ đào còn được gọi là viêm mống mắt, là tình trạng mắt bị viêm đỏ, đau nhức, nhìn mờ, có thể có chói sáng. Bệnh làm giảm thị lực, nhưng nếu được điều trị sớm, các triệu chứng sẽ giảm và bảo vệ được thị lực.

Viêm màng bồ đào là tên xuất phát từ từ uvea, có nghĩa là lớp giữa của mắt. Nó bao gồm mống mắt (phần màu nâu). Tình trạng viêm có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác của mắt như thấu kính hoặc võng mạc. Người trưởng thành từ 20 đến 60 tuổi rất có thể mắc bệnh này.

Ảnh hưởng của viêm màng bồ đào lên mắt phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân gây ra bệnh và tình trạng điều trị sớm. Nó có thể chỉ gây ra các vấn đề nhỏ với tầm nhìn hoặc nặng hơn là có thể gây mất thị lực nghiêm trọng như bệnh tăng nhãn áp hoặc đục thủy tinh thể. Bệnh có thể xuất hiện trong một thời gian ngắn hoặc kéo dài trong nhiều năm và tái phát nhiều lần.

mất thị lực
Viêm màng bồ đào không được điều trị sớm sẽ gây mất thị lực

2. Nguyên nhân gây ra viêm màng bồ đào

Viêm màng bồ đào không nhiễm trùng có thể do chấn thương mắt hoặc do yếu tố kháng nguyên trong máu gây ra. Lớp giữa mống mắt có rất nhiều mạch máu, khi hệ thống miễn dịch chống lại một mối nguy tấn công cơ thể thì các tế bào và hóa chất mà nó tạo ra có thể đi qua máu và đi vào mắt. Điều đó gây ra tình trạng viêm. Nếu cơ thể có một trong những bệnh nền dưới đây thì khả năng bị viêm màng bồ đào sẽ cao hơn:

Trong một số trường hợp, các bác sĩ không biết nguyên nhân gây viêm màng bồ đào không nhiễm trùng.

viêm khớp vảy nến
Người bị mắc viêm khớp vẩy nến có khả năng mắc viêm màng bồ đào cao hơn

3. Các triệu chứng khi bị viêm màng bồ đào

Viêm màng bồ đào có thể ảnh hưởng đến một hoặc cả hai mắt. Các triệu chứng có thể đến một cách nhanh chóng. Nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào trong số này, hãy đi khám bác sĩ nhãn khoa ngay lập tức:

  • Nhìn mờ;
  • Đau mắt;
  • Mắt đỏ;
  • Tính nhạy sáng;

4. Chẩn đoán như thế nào?

Bác sĩ nhãn khoa sẽ khám mắt và hỏi những câu hỏi về các triệu chứng như:

  • Cảm giác đau;
  • Tầm nhìn thay đổi;
  • Khả năng nhìn vào ánh sáng;
  • Điều làm cho các triệu chứng tốt hơn hoặc tồi tệ hơn;
  • Các chấn thương ở mắt hay mặt;
  • Các vấn đề sức khỏe.

Các kiểm tra thị lực khi khám:

  • Tầm nhìn để xem thị lực;
  • Đo áp lực trong mắt (đo nhãn áp);
  • Giãn đồng tử để nhìn vào phía sau mắt;
  • Sử dụng kính hiển vi và một chùm ánh sáng mỏng để kiểm tra các phần khác nhau của mắt.

Bác sĩ cũng có thể làm xét nghiệm máu, chụp X-quang hoặc thực hiện các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm khác để kiểm tra các điều kiện y tế có thể liên quan đến viêm màng bồ đào.

Khám mắt
Kiểm tra thị lực giúp chẩn đoán bệnh viêm màng bồ đào

5. Điều trị khi bị viêm màng bồ đào

Điều quan trọng là phải điều trị viêm màng bồ đào sớm để nó không dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng khác, như bệnh tăng nhãn áp hoặc đục thủy tinh thể.

Bác sĩ có thể dùng thuốc nhỏ mắt steroid để giảm sưng, đỏ và đau. Tiêm steroid hoặc kê thuốc cũng là những lựa chọn khác để điều trị. Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân uống các thuốc như atropin để làm giãn đồng tử (để giảm đau và chống dính mống mắt).

Các bác sĩ có thể điều trị bệnh bằng thuốc steroid. Đây thường là phương pháp điều trị cho những trường hợp bị bệnh lâu dài. Nhưng với phương pháp điều trị này, có nhiều khả năng bị đục thủy tinh thể hoặc tăng nhãn áp. Phẫu thuật đặt viên nang vào mắt phải được thực hiện ở bệnh viện.

Nếu sử dụng steroid đường uống trong một thời gian dài có thể bị tác dụng phụ, gây ra tình trạng đục thủy tinh thể, loét dạ dày, loãng xương, tiểu đường và tăng cân.

Các lựa chọn khác trong điều trị là dùng các loại thuốc làm giảm hệ thống miễn dịch. Chúng được gọi là thuốc ức chế miễn dịch. Hoặc cũng có thể dùng thuốc để tăng cường phản ứng của cơ thể với chứng viêm, gọi là thuốc sinh học. Khi áp dụng loại thuốc này, bệnh nhân sẽ được xét nghiệm máu và thăm khám bác sĩ thường xuyên để đảm bảo rằng chúng không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào.

Nếu viêm màng bồ đào là do một tình trạng khác gây ra, bạn sẽ cần phải chắc chắn rằng mình cũng được điều trị đúng cách. Kết quả điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gốc rễ và thời gian điều trị sớm. Viêm màng bồ đào có thể chỉ bị một lần, hoặc nó có thể quay lại nhiều lần. Nhưng thuốc có thể giúp giảm đau, phục hồi thị lực và ngăn chặn tổn thương cho mắt.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan