Viêm mũi phụ thuộc thuốc

Bài viết của BS CKI. Lê Văn Quảng - Bác sĩ Tai Mũi Họng - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang

Viêm mũi phụ thuộc thuốc có thể gặp phải ở bất cứ đối tượng nào khi lạm dụng thuốc thông mũi quá đà. Tình trạng này có thể gây ra các triệu chứng làm, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Viêm mũi phụ thuộc thuốc có thể được khắc phục nếu khi được điều trị đúng cách.

1. Tổng quan

Viêm mũi phụ thuộc thuốc (Rhinitis medicamentosa) còn được gọi là nghẹt mũi tái phát. Đây là tình trạng viêm niêm mạc mũi do lạm dụng thuốc thông mũi tại chỗ là một nhóm nhỏ của viêm mũi do thuốc nói chung. Thuốc thông mũi tại chỗ thường được sử dụng để giảm nghẹt mũi do viêm mũi dị ứng, viêm mũi dị ứng thời tiết, viêm xoang cấp hoặc mãn tính, polyp mũi hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên.

Việc quản lý và sử dụng thiếu kiểm soát của các loại thuốc thông/co mạch mũi dấy lên nhiều nguy cơ phát triển tình trạng viêm mũi phụ thuộc thuốc.

2. Nguyên nhân bệnh học

Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là do sử dụng thuốc thông mũi tại chỗ kéo dài (hơn 7 đến 10 ngày). Tuy nhiên, việc sử dụng cocaine trong mũi cũng được ghi nhận là có thể gây ra tình trạng tương tự.

Một tập hợp phức tạp của các dây thần kinh thụ cảm, phó giao cảm và giao cảm bên trong niêm mạc mũi của con người. Chúng đóng vai trò phối hợp một cách tinh tế các hoạt động tiết của tuyến tiết, mạch máu và các quá trình khác. Những chức năng này rất quan trọng để làm sạch và làm ẩm không khí xung quanh trước khi nó được hít vào phổi. Bề mặt niêm mạc mũi vì đó mà chứa rất nhiều thụ cảm thể (receptors) quan trọng như adrenergic, cholinergic, muscarinic... đóng vai trò điều tiết các hoạt động sinh lý chức năng mũi.

3. Sinh lý nghẹt mũi

Hệ thống mạch máu niêm mạc mũi có thể chia thành các tiểu động mạch được điều chỉnh chủ yếu bởi các thụ thể alpha-2 adrenoreceptors, và mạch máu dạng hang (đám rối tĩnh mạch) được điều chỉnh bởi cả thụ thể cảm thụ alpha-1 và alpha-2. Kích thích các thụ thể này dẫn đến tác dụng làm co mạch/thông mũi do co các hệ thống xoang tĩnh mạch, dẫn đến giảm lưu lượng máu, giảm phù nề mũi và sổ mũi.

Các yếu tố góp phần gây nghẹt mũi bao gồm kích thích hệ thần kinh phó giao cảm, giải phóng các chất trung gian tại chỗ bao gồm tế bào mast, bạch cầu ái toan, ưa bazơ; sau đó kích thích giải phóng histamin, tryptase, kinin, prostaglandin và leukotrienes, gây ra sự thay đổi tổng thể trong sức đề kháng của mũi, cùng với tiết dịch huyết tương qua các mao mạch bề mặt, và tăng sản xuất mucin bởi các tế bào tiết.

viêm mũi dị ứng thời tiết
Viêm mũi dị ứng thời tiết có thể xuất hiện nghẹt mũi

4. Thuốc thông mũi tại chỗ

Thuốc làm thông mũi tại chỗ có thể được phân loại là dẫn xuất beta-phenylethylamine hoặc dẫn xuất imidazoline. Các dẫn xuất beta-phenylethylamine bắt chước tác dụng của kích thích hệ thần kinh giao cảm bằng cách tạo ra sự co mạch thông qua việc kích hoạt các thụ thể adrenoreceptor alpha-1. Giãn mạch tái phục có thể xảy ra do ái lực yếu với thụ thể beta-adrenorenore. Mặt khác, imidazolines tạo ra tác dụng chủ yếu thông qua thụ thể adrenoreceptor alpha-2. Sự khác biệt về độ nhạy cảm với adrenoreceptor này làm cho thuốc imidazoline có hiệu quả hơn trong việc giảm lưu lượng máu ở niêm mạc do tác dụng co mạch của nó đối với cả trở kháng và khả năng giãn nở mạch máu trong niêm mạc mũi.

Tương tự, nhóm imidazole thể hiện tác dụng mạnh hơn và lâu dài hơn. Ví dụ, 0,1% xylometazoline hydrochloride có tác dụng trong vòng vài phút và kéo dài đến 10 giờ, trong khi phenylephrine 1% có tác dụng trong vòng 15 đến 20 phút với tác dụng kéo dài từ 2 đến 4 giờ.

4.1. Các loại thuốc thông mũi (hoạt động của adrenoreceptor)

Các dẫn xuất beta-phenyletylamin

  • Ephedrin HCl (alpha-1, alpha-2, beta-1, beta-2)
  • Phenylephrin HCl (alpha-1)
  • Các dẫn xuất imidazoline (chủ yếu là chất chủ vận alpha-2)
  • Naphazoline HCl
  • Oxymetazoline HCl
  • Xylometazoline HCl
Các loại thuốc thông mũi
Các loại thuốc thông mũi trị viêm mũi cần được sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ

4.2. Dịch tễ học

Phổ biến nhất ở thanh niên và trung niên với tỷ lệ tương tự ở nam và nữ. Tỷ lệ mắc bệnh từ 1% đến 9% tại các phòng khám tai mũi họng. Con số thực tế có thể nhiều hơn do thuốc này không cần kê đơn nên các báo cáo có thể thiếu sót.

4.3. Cơ chế bệnh học

Một số giả thuyết đã được đưa ra mặc dù sinh lý bệnh chính xác vẫn chưa được biết rõ:

  • Giả thuyết 1: Sự co mạch mãn tính dẫn đến thiếu máu cục bộ niêm mạc mũi, dễ dẫn đến phù nề mô kẽ mũi.
  • Giả thuyết 2: Quá hoạt của các cơ chế co thắt xảy ra dẫn đến phản ứng sung huyết và tắc nghẽn; điều này sau đó tương quan với việc giảm độ nhạy cảm với catecholamine nội sinh, thụ thể adrenor trở nên trơ với thuốc co mạch, đòi hỏi liều lượng thuốc cao hơn (phản vệ nhanh)
  • Giả thuyết 3: Sự thay đổi trương lực vận mạch dẫn đến tăng tính thấm thành mạch và phù nề
  • Giả thuyết 4: Hoạt động của thụ thể beta-adrenoreceptor có thể tồn tại lâu hơn tác dụng alpha dẫn đến giãn mạch tái hồi

4.4. Triệu chứng khi thăm khám

Bệnh nhân hầu hết than phiền nghẹt mũi tái phát nhưng không chảy mũi, và có liên quan tới việc sử dụng thuốc thông mũi kéo dài. Ngạt mũi nghiêm trọng có thể dẫn đến thở bằng miệng, khô miệng và ngáy. Khám lâm sàng sẽ thấy niêm mạc mũi sưng tấy, xuất hiện ban đỏ và dạng hạt, phù nề, hay tái niêm mạc. Dễ dẫn đến đóng vảy mũi và teo niêm mạc

Đánh giá chẩn đoán viêm mũi phụ thuộc thuốc dựa nhiều vào tiền sử và biểu hiện lâm sàng. Chủ yếu có thể đánh giá thêm các tình trạng bệnh lý vùng mũi xoang khác có thể đi kèm theo.

viêm mũi
Viêm mũi trên hình ảnh nội soi mũi

4.5. Điều trị

  • Ngưng ngay việc sử dụng thuốc co mạch mũi
  • Hiểu được các tình trạng viêm mũi đang có
  • Sử dụng 1 số thuốc xịt mũi dạng steroids khác, tuy nhiên tất cả các chế phẩm này phải tuân thủ theo chỉ định của Bác sĩ trong từng trường hợp một.
  • Một số thuốc đường uống như anti-histamine, steroids, cũng có thể được chỉ định tùy theo tình trạng và đáp ứng điều trị của bệnh nhân
  • Tiên lượng phục hồi có thể kéo dài > 1 năm đối với những trường hợp sử dụng thuốc co mạch mũi dài hạn

4.6. Các biến chứng

  • Viêm xoang mãn tính
  • Viêm mũi teo
  • Thủng vách ngăn
  • Tăng sản/quá phát cuốn mũi

Viêm mũi phụ thuộc thuốc là một tình trạng có thể phòng ngừa được. Do đó nhận thức về biến chứng của việc lạm dụng thuốc giữa các chuyên gia y tế và bệnh nhân là điều cần thiết. Việc cân nhắc và dặn dò kỹ lưỡng cũng như việc tuân thủ thời gian điều trị giữa chuyên gia y tế và người bệnh là một vấn đề cần chú tâm của cả 2 phía.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Tài liệu tham khảo

  1. Wallace DV, Dykewicz MS, Bernstein DI, Blessing-Moore J, Cox L, Khan DA, Lang DM, Nicklas RA, Oppenheimer J, Portnoy JM, Randolph CC, Schuller D, Spector SL, Tilles SA., Joint Task Force on Practice. American Academy of Allergy. Asthma & Immunology. American College of Allergy. Asthma and Immunology. Joint Council of Allergy, Asthma and Immunology. The diagnosis and management of rhinitis: an updated practice parameter. J Allergy Clin Immunol. 2008 Aug;122(2 Suppl):S1-84. [PubMed]
  2. Ramey JT, Bailen E, Lockey RF. Rhinitis medicamentosa. J Investig Allergol Clin Immunol. 2006;16(3):148-55. [PubMed]
  3. Graf P, Hallén H. Effect on the nasal mucosa of long-term treatment with oxymetazoline, benzalkonium chloride, and placebo nasal sprays. Laryngoscope. 1996 May;106(5 Pt 1):605-9. [PubMed]
  4. Graf P, Hallén H, Juto JE. Benzalkonium chloride in a decongestant nasal spray aggravates rhinitis medicamentosa in healthy volunteers. Clin Exp Allergy. 1995 May;25(5):395-400. [PubMed]
  5. Graf P. Benzalkonium chloride as a preservative in nasal solutions: re-examining the data. Respir Med. 2001 Sep;95(9):728-33. [PubMed]
  6. Scadding GK. Adverse effects of benzalkonium chloride on the nasal mucosa: allergic rhinitis and rhinitis medicamentosa. Clin Ther. 2000 Jul;22(7):893-5. [PubMed]
  7. Marple B, Roland P, Benninger M. Safety review of benzalkonium chloride used as a preservative in intranasal solutions: an overview of conflicting data and opinions. Otolaryngol Head Neck Surg. 2004 Jan;130(1):131-41. [PubMed]
  8. Bernstein IL. Is the use of benzalkonium chloride as a preservative for nasal formulations a safety concern? A cautionary note based on compromised mucociliary transport. J Allergy Clin Immunol. 2000 Jan;105(1 Pt 1):39-44. [PubMed]
  9. Lockey RF. Rhinitis medicamentosa and the stuffy nose. J Allergy Clin Immunol. 2006 Nov;118(5):1017-8. [PubMed]
  10. Mortuaire G, de Gabory L, François M, Massé G, Bloch F, Brion N, Jankowski R, Serrano E. Rebound congestion and rhinitis medicamentosa: nasal decongestants in clinical practice. Critical review of the literature by a medical panel. Eur Ann Otorhinolaryngol Head Neck Dis. 2013 Jun;130(3):137-44. [PubMed]
Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan