Xét nghiệm chì trong máu và nước tiểu ở mẹ bầu

Trong thai kỳ, người phụ nữ cần hiểu được xét nghiệm chì trong máu là gì, xét nghiệm chì trong nước tiểu là gì cũng như thực hiện những xét nghiệm trên để kịp thời phát hiện và ngăn chặn những ảnh hưởng đến thai nhi.

1. Vì sao phải làm xét nghiệm chì ở mẹ bầu?

Theo nghiên cứu, chì là một kim loại nặng, có nhiều độc tính, có thể gây tổn thương cho cơ thể, đặc biệt là não. Những cách mà con người bị nhiễm phải chì và nguyên nhân nhiễm độc chì là ăn uống những thực phẩm đã bị nhiễm chì, hít phải bụi hay khói có chứa chất chì, tiếp xúc trực tiếp với chì qua da... Mọi độ tuổi đều có thể bị nhiễm phải và ngộ độc chì, đối với trẻ em dưới 6 tuổi thì mức độ nguy hiểm đến sức khỏe nặng hơn vì chì gây ảnh hưởng lâu dài và suốt đời đến sự tăng trưởng cũng như phát triển của trẻ trong tương lai.

Một đối tượng khác cũng rất cần chú ý đến ngộ độc chì là phụ nữ có thai. Cơ chế ngộ độc chì và sự ảnh hưởng của nó lên bào thai được giải thích như sau chì có thể bị nhiễm vào cơ thể mẹ, sau đó truyền cho thai nhi, có thể qua con đường là sữa mẹ. Vì vậy, để kiểm tra tình trạng nhiễm chì của cơ thể phụ nữ mang thai thì xét nghiệm chì là một việc vô cùng cần thiết, không những kiểm tra được sức khỏe của mẹ mà còn bảo vệ được bào thai khỏe mạnh phát triển. Ngoài ra, khi xét nghiệm chì thì bên cạnh việc tìm ra nguyên nhân nhiễm độc chì thì còn giúp đánh giá được điều trị ngộ độc chì có hiệu quả hay không.

Xét nghiệm glucose khi mang thai có ý nghĩa gì đối với thai nhi và sức khoẻ bà bầu?
Xét nghiệm chì ở mẹ bầu

2. Xét nghiệm chì trong máu là gì?

Xét nghiệm chì trong máu là một loại xét nghiệm cận lâm sàng nhằm mục đích đo được nồng độ chất chì có trong máu. Xét nghiệm chì trong máu có thể được tiến hành bằng cách lấy mẫu máu từ tĩnh mạch, ngón tay, gót chân:

  • Lấy mẫu máu từ tĩnh mạch: Lấy máu từ tĩnh mạch, thường ở cánh tay. Biện pháp này có thể gây vết bầm nhỏ ở vị trí lấy máu hoặc sưng nhẹ sau khi lấy máu.
  • Lấy mẫu máu từ gót chân: Lấy khoảng vài giọt máu từ vị trí gót chân người bệnh, lưu ý vẫn cần làm sạch da gót chân bằng cồn, sau đó dùng lancet vô trùng nhỏ để lấy máu. Kỹ thuật lấy máu này cần được thực hiện kỹ càng và cần thận để không nhiễm bẩn máu. Trong trường hợp kết quả xét nghiệm mẫu máu được lấy từ gót chân của người bệnh dương tính với chì thì xét nghiệm chì với máu lấy từ tĩnh mạch sẽ được chỉ định để kiểm tra xác nhận lại kết quả.

Với kết quả xét nghiệm chì trong máu thì nếu nồng độ chì từ 10 mcg/dL trở lên thì một số xét nghiệm khác sẽ được chỉ định nhằm củng cố chẩn đoán ngộ độc chì. Để đánh giá được mức độ ngộ độc chì thì có 5 mức độ ngộ độc chì trong máu như sau:

  • Mức độ 1: 1- 9 mcg/dL hay thấp hơn 0.48
  • Mức độ 2A: 10- 14 mcg/dL hay 0.48- - 0.68 mcmol/L.
  • Mức độ 2B: 150 19 mcg/dL hay 0.7- 0.96 mcmol/L
  • Mức độ 3: 20-44 mcg/dL hay 0.97- 2.1 mcmol/L
  • Mức độ 4: 45- 69 mcg/dL hay 2.17- 3.33 mcmol/L
  • Mức độ 5: lớn hơn 69 mcg/dL hay lớn hơn 3.33 mcmol/L

Những trường hợp da bị nhiễm chỉ thì không thể thực hiện xét nghiệm chì được, hoặc nếu tiến hành xét nghiệm thì kết quả sẽ không có giá trị nên bệnh nhân khi được thăm khám cần nêu rõ những bệnh lý đang mắc phải cũng như tiền sử bệnh lý của mình để các bác sĩ có chỉ định phù hợp.

Xét nghiệm sốt xuất huyết có cần nhịn ăn không
Lấy mẫu máu từ tĩnh mạch

3.Xét nghiệm chì trong nước tiểu là gì?

Tương tự như xét nghiệm chì trong máu, xét nghiệm chì trong nước tiểu là biện pháp để đánh giá nồng độ chì có trong nước tiểu của người bệnh. Một số lưu ý khi xét nghiệm chì trong nước tiểu là cần được lấy mẫu và xét nghiệm đúng thời gian mà bác sĩ chỉ định để kết quả xét nghiệm được chính xác nhất cũng như có thể theo dõi được quá trình điều trị, có loại bỏ được chì ra khỏi cơ thể hay chưa, cách giải độc chì đã phù hợp chưa.

Những trường hợp da bị nhiễm chỉ thì không thể thực hiện xét nghiệm chì được, hoặc nếu tiến hành xét nghiệm thì kết quả sẽ không có giá trị nên bệnh nhân khi được thăm khám cần nêu rõ những bệnh lý đang mắc phải cũng như tiền sử bệnh lý của mình để các bác sĩ có chỉ định phù hợp.

Hiểu được vì sao phải làm xét nghiệm chì ở mẹ bầu là một kiến thức rất quan trọng vì nếu chậm trễ xét nghiệm, mẹ bị nhiễm độc chì nặng thì sẽ có nguy cơ truyền sang bào thai, gây những ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bào thai sau này. Vì vậy, mẹ bầu và gia đình cần tìm hiểu xét nghiệm chì trong máu là gì cũng như xét nghiệm chì trong nước tiểu là gì để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Nước tiểu
Xét nghiệm chì trong nước tiểu

Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có dịch vụ thai sản trọn gói như một giải pháp giúp mẹ bầu an tâm vì đã có sự đồng hành của đội ngũ y bác sĩ trong suốt thai kỳ. Khi lựa chọn Thai sản trọn gói, thai phụ được:

  • Quá trình mang thai được theo dõi bởi đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn
  • Thăm khám đều đặn, phát hiện sớm các vấn đề bất thường
  • Thai sản trọn gói giúp thuận tiện cho quá trình sinh đẻ
  • Trẻ sơ sinh được chăm sóc toàn diện

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan

Xin mời bạn chọn tỉnh thành: