Xét nghiệm máu phát hiện bệnh lậu

Bệnh lậu được xếp vào nhóm những bệnh khá nhạy cảm nhưng nguy hiểm, lây truyền hết sức phổ biến qua đường tình dục. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh lậu sẽ để lại những biến chứng hết sức nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân.

1. Bệnh lậu và những hệ lụy khôn lường

Bệnh lậu là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae lây lan qua đường âm đạo, miệng hoặc hậu môn với người bị nhiễm bệnh qua quan hệ tình dục. Bên cạnh đó, nó cũng có thể truyền từ người phụ nữ mang thai sang em bé trong khi sinh. Bệnh lậu có thể lây nhiễm cho cả nam và nữ và phổ biến nhất ở những người trẻ tuổi từ 15 tuổi 24.

Theo thông tin từ các chuyên gia y tế, bệnh lậu hoàn toàn có thể gây nên những biến chứng hết sức nghiêm trọng điển hình như:

  • Gây viêm niệu đạo: Lậu cầu tấn công vào cơ thể gây nên những triệu chứng của tình trạng viêm niệu đạo. Người bệnh thường xuất hiện những triệu chứng điển hình như tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra mủ hoặc xuất hiện khí hư có mùi hôi hết sức khó chịu
  • Bên cạnh đó, khi bệnh lậu xuất hiện ở nữ giới còn có thể bị các bệnh khác như: Viêm tuyến Bartholin, âm đạo, tử cung. ống dẫn trứng, buồng trứng,...Ở nam giới, người bệnh phải đối mặt với tình trạng viêm tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt, viêm túi tinh, viêm ống dẫn tinh...
  • Tình trạng bệnh kéo dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản. Nhiều trường hợp đã phải đối mặt với nguy cơ vô sinh vì những biến chứng của bệnh không được can thiệp kịp thời.

Bệnh lậu tuy là bệnh nguy hiểm nhưng khá nhạy cảm vì thế nhiều người vẫn ngần ngại đi khám. Trong trường hợp, xét nghiệm cho kết quả trả âm tính, bạn sẽ không còn sống trong trạng thái lo lắng, thiếu tự tin nữa. Tuy nhiên nếu kết quả là dương tính thì bạn cũng không cần phải quá sợ hãi bởi dựa vào đó các bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị kịp thời, hiệu quả. Từ đó bệnh sẽ không kéo dài, gây ra biến chứng nguy hiểm. Nếu như người bệnh không biết tình trạng của mình mà vẫn tiếp xúc với những người xung quanh thì có thể làm lây lan ra cộng đồng. Do đó, để phòng tránh hiệu quả thì điều đầu tiên cần làm đó là xét nghiệm bệnh lậu để biết được bản thân có bị bệnh hay không mà sẽ có biện pháp chính mình và mọi người.

Bệnh lậu
Bệnh lậu tuy là bệnh nguy hiểm nhưng khá nhạy cảm vì thế nhiều người vẫn ngần ngại đi khám

2. Nên đi xét nghiệm bệnh lậu khi nào?

Thông qua những biểu hiện và thói quen sinh hoạt hàng ngày mà người bệnh quyết định nên đi xét nghiệm lậu hay không:

  • Thứ nhất, quan hệ tình dục không an toàn là một trong những con đường lây lan bệnh lậu nhanh chóng và thường gặp nhiều nhất. Vì vậy, những người đã từng quan hệ tình dục với nhiều đối tượng khác nhau và quan hệ tình dục không an toàn nhất là với những người đã mắc bệnh lậu thì cần làm xét nghiệm bệnh lậu càng sớm càng tốt.

  • Thứ hai, những người đã sinh hoạt, dùng chung đồ dùng cá nhân, bơm kim tiêm hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của người bệnh lậu thì nguy cơ nhiễm bệnh vẫn có thể xảy ra.
  • Thứ ba, người bị bệnh lậu có các biểu hiện bất thường như sau: Khi đi tiểu cảm thấy đau buốt, đi tiểu ra máu, đi tiểu ra mủ, cơ quan sinh dục bị viêm nhiễm, hoặc thấy vùng niệu đạo sưng tấy,... Những biểu hiện này cũng cảnh báo bạn có thể đang bị bệnh lậu và cần đi khám để điều trị bệnh hiệu quả.
  • Thứ tư, những người đã từng mắc các bệnh xã hội (mụn sinh dục, giang mai, sùi mào gà,...) thì cũng nên thăm khám thường xuyên, định kỳ.
Quan hệ tình dục và bệnh tim
Qua n hệ tình dục không an toàn là nguyên nhân gây ra bệnh lậu

3. Xét nghiệm máu phát hiện bệnh lậu được không?

Khi xâm nhập vào cơ thể, lậu cầu sẽ tấn công vào máu. Chính vì thế việc xét nghiệm máu hoàn toàn có thể giúp phát hiện sự tồn tại của vi khuẩn lậu có trong máu người bệnh. Bệnh cạnh đó, các bác sĩ sẽ kết hợp với việc thực hiện một số xét nghiệm khác nhằm xác định tình trạng và mức độ của bệnh lậu điển hình như:

  • Xét nghiệm dịch niệu đạo.

Đây là phương pháp xét nghiệm phổ biến hiện nay nhằm xác định bệnh. Các bác sĩ tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm, soi tươi bằng kính hiển vi để tìm ra vi khuẩn lậu, giúp xác định bạn có đang mắc bệnh lậu hay không.

  • Xét nghiệm nước tiểu

Đây là bước giúp các bác sĩ xác định được rằng vi khuẩn lậu có tồn tại trong cơ thể người bệnh nữa hay không đồng thời phương pháp này cũng giúp các bác sĩ xác định được mức độ phát triển của bệnh.

Có thể thấy rằng việc xác định bạn có đang mắc bệnh lậu không khá đơn giản. Việc thực hiện xét nghiệm thường diễn ra nhanh chóng và đơn giản và cho kết quả sớm, từ đó, các bác sĩ sẽ có căn cứ để chỉ định việc điều trị bệnh lậu kịp thời, chính xác nhằm nhanh chóng chấm dứt tình trạng bệnh lý này. Với thời đại công nghệ số phát triển, khi nhập từ khóa tìm kiếm xét nghiệm máu phát hiện bệnh lậu sẽ thấy có khá nhiều địa chỉ và việc thăm khám không có gì là khó khăn. Tuy nhiên, để xét nghiệm chính xác thì bạn cần thận trọng lựa chọn những cơ sở chuyên khoa uy tín, cơ sở vật chất đảm bảo và đặc biệt là đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn và giàu kinh nghiệm.

Xét nghiệm nước tiểu
Xét nghiệm nước tiểu có thể xác định được bệnh lậu

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có cung cấp Gói Khám, Sàng lọc các bệnh xã hội giúp cho khách hàng có thể phát hiện sớm các bệnh lý và có hướng điều trị hiệu quả, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Gói khám sàng lọc các bệnh xã hội tại Vinmec dành cho mọi lứa tuổi, cả nam giới và nữ giới.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

XEM THÊM

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

40.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Soditax
    Công dụng thuốc Soditax

    Thuốc Soditax là kháng sinh được chỉ định trong điều trị nhiễm khuẩn nặng gây bởi các tác nhân nhạy cảm, bao gồm nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn đường tiết niệu – sinh dục, nhiễm khuẩn huyết... Cùng ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp cho người tổn thương gan do sử dụng bia rượu

    Kanzou Ukon mang lại nhiều công dụng nhờ sự kết hợp của 4 thành phần độc đáo như Mầm súp lơ, nghệ vàng,...

    Đọc thêm
  • Philtadol
    Công dụng thuốc Philtadol

    Philtadol là kháng sinh nhóm Cephalosporin, được chỉ định trong các bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn đường sinh dục - tiết niệu,... do các chủng vi khuẩn nhạy cảm gây ra. Vậy cơ chế tác dụng, ...

    Đọc thêm
  • saxtel.png
    Công dụng thuốc Saxtel

    Thuốc Saxtel có thành phần chính là Cefotaxime Sodium, thường được sử dụng trong điều trị nhiễm trùng máu, nhiễm khuẩn da và mô mềm, dự phòng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật,... Hãy cùng tìm hiểu về công dụng thuốc ...

    Đọc thêm
  • Afefixim
    Công dụng thuốc Afefixim

    Thuốc Afefixim có thành phần chính là Cefixime, thường được sử dụng trong điều trị các nhiễm trùng như viêm tai giữa, viêm xương khớp, nhiễm khuẩn da và mô mềm... Hãy cùng tìm hiểu về công dụng thuốc Afefixim ...

    Đọc thêm
  • Novisulba
    Công dụng thuốc Novisulba

    Thuốc Novisulba được bào chế dưới dạng thuốc bột pha tiêm, với thành phần chính trong mỗi lọ thuốc là 1g Cefoperazone natri và 1g Sulbactam natri. Vậy thuốc Novisulba có tác dụng gì và cách sử dụng thuốc như ...

    Đọc thêm

Xin mời bạn chọn tỉnh thành: