Xử trí cơn tăng huyết áp cấp cứu

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Huỳnh Kim Long - Bác sĩ hồi sức cấp cứu - Khoa Hồi sức Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Tăng huyết áp cấp cứu là tình trạng cấp cứu khẩn cấp đe dọa tính mạng người bệnh vì vậy người thầy thuốc cần có thái độ xử trí thích hợp.

1. Tăng huyết áp cấp cứu là gì?

  • Tăng huyết áp là bệnh lý thường gặp trên lâm sàng, tăng huyết áp có thể là yếu tố nguy cơ của các bệnh lý mạch vànhmạch máu não. Cơn tăng huyết áp (hypertensive crisis) là tình trạng tăng huyết áp đột ngột khi huyết áp tăng lên nhanh chóng và nghiêm trọng cụ thể huyết áp tâm thu > 180 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương > 120 mmHg.
  • Cơn tăng huyết áp (hypertensive crisis) Gồm 2 thể lâm sàng: cơn tăng huyết áp cấp cứu và tăng huyết áp khẩn cấp
  • Cơn tăng huyết áp cần cấp cứu tối khẩn (hypertensive emergency): Cơn tăng huyết áp nặng kèm tổn thương cơ quan đích tiến triển.Cần nhập viện điều trị hạ huyết áp bằng thuốc đường tĩnh mạch ngay
  • Cơn tăng huyết áp khẩn trương (hypertensive urgency): Cơn tăng huyết áp nặng không kèm tổn thương cơ quan đích tiến triển. Huyết áp tăng cao đơn thuần với nhức đầu, chóng mặt, lo lắng nhiều không xem như tăng huyết áp cấp cứu. Thường gặp ở những bệnh nhân không tuân thủ điều trị, hoặc ngưng thuốc hạ áp đang dùng.
Tiêm tĩnh mạch
Tăng huyết áp khẩn cấp cần điều trị bằng thuốc tiêm tĩnh mạch ngay

Nguyên nhân dẫn đến cơn tăng huyết áp:

  • Điều trị bệnh huyết áp không thích hợp
  • Không kiểm soát tốt huyết áp như dùng thuốc không đủ liều, không phối hợp thuốc, tự ý bỏ thuốc
  • Thuốc dùng kèm corticoid
  • Chế độ ăn mặn
  • Hẹp động mạch thận mới xuất hiện hoặc tiến triển

Triệu chứng của cơn tăng huyết áp có thể gây nguy hiểm đến tính mạng bao gồm:

  • Đau ngực nhiều
  • Đau đầu dữ dội kèm rối loạn ý thức, mờ mắt
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Kích thích
  • Khó thở
  • Co giật
  • Không đáp ứng

2. Xử lý cơn tăng huyết áp cấp cứu

\Nếu huyết áp của bệnh nhân ≥ 180/120mmHg và có các triệu chứng liên quan đến tổn thương cơ quan đích như: đau ngực, khó thở, đau lưng, tê bì, yếu liệt chi, suy giảm ý thức, nói khó, nhìn mờ, buồn nôn hoặc nôn, đó được coi là tình trạng tăng huyết áp cấp cứu và cần gọi cấp cứu ngay để có thể nhận được sự chăm sóc y tế kịp thời tránh những tổn thương nghiêm trọng đe dọa tính mạng.

  • Cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để nhập khoa săn sóc tích cực
  • Theo dõi huyết áp động mạch liên tục
  • Hạ huyết áp ngay bằng thuốc truyền tĩnh mạch có bơm tiêm điện để kiểm soát tốt huyết áp
  • Đa số trường hợp không nhất thiết phải đưa huyết áp ngay về mức bình thường. Hạ huyết áp từ từ theo nguyên tắc:
  • Hạ huyết áp từ từ 20-25% trong vòng 1 giờ đầu
  • Nếu tình trạng bệnh nhân ổn, tiếp tục hạ huyết áp xuống mức 160/100 mmHg trong vòng 2-6 giờ và xuống mức bình thường trong vòng 24-48 giờ.
  • Một số trường hợp có chỉ định cần hạ huyết áp ngay như bệnh nhân bóc tách động mạch chủ huyết áp tâm thu cần hạ xuống <120mmHg trong giờ đầu, bệnh nhân có tiền sản giật, sản giật, cơn tăng huyết áp do u tủy thượng thận huyết áp tâm thu cần giảm xuống < 140mmHg trong giờ đầu.
Tiền sản giật
Cần hạ huyết áp ngay cho bệnh nhân bị tiền sản giật
  • Xác định các yếu tố làm tình trạng tăng huyết áp nặng thêm như đau, lo lắng, sử dụng thuốc kích thích như amphetamine, cocaine... là rất cần thiết.
  • Chẩn đoán tìm nguyên nhân gây tăng huyết áp. Tuỳ theo dân số, người ta nhận thấy có khoảng 20% - 50% bệnh nhân tăng huyết áp cấp cứu có nguyên nhân thứ phát gây tăng huyết áp.
  • Thuốc để điều trị tăng huyết áp là phải khởi phát nhanh, hiệu lực mạnh, hồi phục nhanh chóng, không gây nhịp nhanh, ít tác dụng phụ. Một số thuốc truyền tĩnh mạch thường được dùng hiện nay: nicardipine, nitroglycerine, Sodium nitroprusside, labetalol, hydralazine...

Tóm lại, tăng huyết áp cấp cứu là tình trạng cần được hạ áp ngay lập tức và sử dụng những loại thuốc phù hợp với từng bệnh cảnh lâm sàng, theo sự chỉ định của bác sĩ, để giảm tối thiểu các biến chứng nặng, và đe dọa tính mạng.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ , hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.

Bác sĩ Huỳnh Kim Long có nhiều kinh nghiệm trong điều trị Hồi sức – Cấp cứu và Đột quỵ não cấp ở người lớn. Bác sĩ Long từng công tác tại Khoa Cấp cứu cứu bệnh viện C Đà Nẵng trước khi làm việc tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng như hiện nay

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

31.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan