Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gây đau thế nào?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Lê Dương Tiến - CK Nội cơ xương khớp, Khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bác sĩ đã có 20 kinh nghiệm làm chuyên môn về chuyên khoa Nội. Đặc biệt bác sĩ Tiến có nhiều năm kinh nghiệm về nội cơ xương khớp, thần kinh, nội tiết và tim mạch.

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là bệnh lý xương khớp phổ biến hàng đầu ở Việt Nam và trên cả thế giới. Điều trị bệnh kịp thời giúp người bệnh có thể có cuộc sống bình thường.

1. Tìm hiểu về bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là một trong những bệnh thoát vị đĩa đệm thường gặp nhất. Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi lớp vòng sợi bên ngoài đĩa đệm mất khả năng giãn hoặc bị rạn rách, khiến nhân nhầy bên trong khớp thoát ra ngoài chèn ép vào rễ thần kinh.

Thoát vị đĩa đệm cột sống xảy ra ở 2 vị trí điển hình là cổ và thắt lưng, trong đó thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng phổ biến hơn. Vị trí đốt sống lưng dễ bị thoát vị nhất là L4 và L5 do chúng phải gánh trọng tải của nửa trên cơ thể và chịu áp lực lớn nhất từ các hoạt động như cúi người, bê vác.

Thoát vị đĩa đệm cột sống được đánh giá là bệnh lý xương khớp thường gặp nguy hiểm nhất bởi nó không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến di chuyển, sinh hoạt của người bệnh mà còn có thể biến chứng teo cơ, bại liệt hoàn toàn.

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thường gặp
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thường gặp

2. Các trường hợp thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Thoái hóa sinh học

Tuổi càng cao thì tế bào sụn càng bị thoái hóa, khả năng tổng hợp các chất tạo sợi collagen, mucopolysaccharide rối loạn và giảm sút. Thường đến 30 tuổi, cơ thể sẽ xuất hiện thoái hóa về cấu trúc, hình thái đĩa đệm sẽ dẫn tới thoát vị đĩa đệm phát sinh.

Thoái hóa bệnh lý

Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể xảy ra do yếu tố di truyền, yếu tố miễn dịch và chuyển hóa trong cơ thể. Những nguyên nhân này thường khó phát hiện, kiểm soát.

Chấn thương

Các yếu tố chấn thương cấp như tai nạn giao thông, ngã từ trên cao, chơi thể thao quá mức... hoặc vi chấn thương do thay đổi tư thế đột ngột, mang vác quá sức ... cũng là lý do gây bệnh.

Tư thế sinh hoạt, làm việc sai cách

Thoát vị đĩa đệm có thể hình thành khi: tải trọng bất thường trên 1 cơ chế bình thường, tải trọng bất thường trên 1 cơ chế bất thường và tải trọng bình thường trên 1 cơ chế bất thường.

Đau lưng ở người lớn tuổi
Đau lưng thoát vị đĩa đệm có thể do thoái hóa sinh học

3. Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng rõ ràng nhất

Đau tại vị trí thoát vị

Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gây ra những cơn đau buốt tại cột sống lưng. Cơn đau lúc âm ỉ, lúc dữ dội, thường tái phát thành nhiều đợt, đặc biệt khi bệnh nhân làm việc nặng.

Bên cạnh đó, xuất hiện cảm giác tê giống như bị kiến bò từ mông, sau đó lan dần ra sau hay một bên chân. Đau thần kinh tọa, cơn đau tăng khi ngồi, hắt hơi hoặc ho.

Rối loạn cảm giác

Thoát vị đĩa đệm xảy ra cùng tình trạng dây thần kinh bị chèn ép, dẫn tới hiện tượng mất cảm giác nóng lạnh, rối loạn dinh dưỡng da, mất phản xạ gân xương, giảm nhiệt độ...

Hội chứng rễ thần kinh

Tình trạng ngứa ran, đau buốt, tê bì và nóng xảy ra ở vùng phân bố của rễ thần kinh bị tổn thương.

Hạn chế vận động

Bệnh nhân có cảm giác lưng cứng, khó khăn trong việc cúi ngửa, đứng ngồi và đi lại. Khả năng vận động càng bị hạn chế nhiều càng chứng tỏ mức độ chèn ép nặng.

Teo cơ, yếu liệt

Cơn đau nhức do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng khiến người bệnh ngại vận động, các cơ trong thời gian dài không được hoạt động dẫn tới teo cơ, teo chân, đi lại khó khăn.

Bên cạnh đó:

  • Cơ thể mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ
  • Có thể kèm theo sốt và gầy sút
  • Suy giảm chức năng tình dục
  • Căng cơ hoặc chuột rút ở vùng thắt lưng.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể bị mất kiểm soát bàng quang, ruột nhưng triệu chứng này rất hiếm gặp.

4. Nguy cơ bại liệt do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Những việc cần làm khi khám giãn tĩnh mạch thừng tinh
Bệnh nhân phát hiện và điều trị muộn có nguy cơ bị biến chứng bại liệt

Nếu gặp phải các triệu chứng trên, biểu hiện rõ ràng cũng như nằm trong nhóm có yếu tố, nguy cơ cao mắc bệnh, bạn cần sớm đi thăm khám bác sĩ để sớm phát hiện bệnh hay tìm hiểu rõ vấn đề gặp phải.

Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng phát hiện và điều trị muộn có thể bị biến chứng bại liệt không thể phục hồi.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

14.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • tanaldecoltyl
    Công dụng thuốc Tanaldecoltyl

    Thuốc Tanaldecoltyl được sử dụng chủ yếu để làm giảm các triệu chứng của bệnh lý thoái hoá cột sống, đau thắt lưng và một số rối loạn tư thế cột sống khác. Trước và trong suốt quá trình điều ...

    Đọc thêm
  • Tanaldecoltyl F
    Công dụng thuốc Tanaldecoltyl F

    Thuốc Tanaldecoltyl F được chỉ định điều trị các bệnh lý thoái hóa cột sống, các rối loạn tư thế cột sống, các tình trạng co thắt cơ kèm đau,...Vậy cách sử dụng thuốc Tanaldecoltyl F như thế nào? Cùng ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Am Dexcotyl
    Công dụng thuốc Am Dexcotyl

    Am Dexcotyl là một trong những sản phẩm nổi bật thuộc nhóm giãn cơ và tăng trương lực, thường được sử dụng trong điều trị hỗ trợ những cơn co thắt dẫn đến đau trong như rối loạn tư thế ...

    Đọc thêm
  • philmedsin
    Công dụng thuốc Philmedsin

    Tác dụng thuốc Philmedsin là gì, có phải làm giãn cơ không? Thực tế, Philmedsin là một loại thuốc làm tăng trương lực cơ, giãn cơ, được dùng trong điều trị một số bệnh lý thoái hóa cột sống và ...

    Đọc thêm
  • Markvil
    Công dụng thuốc Markvil

    Markvil thuộc nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không Steroid, được sử dụng chủ yếu để hạ sốt, giảm đau ở trẻ em. Tham khảo cách dùng Markvil thông qua bài viết dưới đây để hiểu hơn về ...

    Đọc thêm