Giãn tĩnh mạch thực quản có nguy hiểm không?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Dương Xuân Lộc - Bác sĩ Ngoại tiêu hóa - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bác sĩ đã có kinh nghiệm hơn 12 năm làm Bác sĩ Ngoại tiêu hóa.

Giãn tĩnh mạch thực quản là bệnh lý nguy hiểm, hoàn toàn có thể gây ra tử vong cho người bệnh vì vỡ tĩnh mạch thực quản gây mất máu. Để hạn chế nguy cơ các biến chứng nguy hiểm của giãn tĩnh mạch thực quản. người bệnh cần được điều trị sớm và phù hợp với từng mức độ bệnh theo chỉ định của bác sĩ.

1. Giãn tĩnh mạch thực quản là gì?

Giãn tĩnh mạch thực quản là tình trạng bất thường ở phần dưới của thực quản (ống nối thực quản – dạ dày). Đây là biểu hiện của hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Nó được tạo ra bởi tĩnh mạch lách, tĩnh mạch mạc treo tràng trên, tĩnh mạch mạc treo tràng dưới. Tĩnh mạch mạc treo tràng dưới thường đổ vào tĩnh mạch lách nơi gần chỗ hội tụ của tĩnh mạch lách và tĩnh mạch mạc treo tràng trên.

Tình trạng giãn tĩnh mạch thực quản có thể vỡ gây xuất huyết, nếu không được điều trị kịp thời sẽ là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong.

2. Nguyên nhân giãn tĩnh mạch thực quản

Xơ gan là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến giãn tĩnh mạch thực quản. Gần 30% bệnh nhân xơ gan, chiếm đến 80-90% các trường hợp xuất huyết xảy ra ở bệnh nhân xơ gan.

Một số nguyên nhân khác gây giãn tĩnh mạch thực quản có thể nói đến là do đông máu, máu đông tại tĩnh mạch cửa hoặc tĩnh mạch có nguồn cấp vào trong tĩnh mạch cửa được gọi là các tĩnh mạch lách có thể gây ra giãn tĩnh mạch thực quản. Người bệnh bị nhiễm ký sinh trùng có thể gây hại cho gan, phổi, ruột, bàng quang cũng là nguyên nhân dẫn đến giãn tĩnh mạch thực quản. Một số ít trường hợp bệnh nhân mắc hội chứng máu trở lại trong gan, hội chứng Budd- Chiari gây ra các cục máu đông chặn các tĩnh mạch đưa máu tới gan, gây giãn tĩnh mạch.

Chụp số hóa xóa nền chống chỉ định cho người mắc bệnh rối loạn đông máu
Đông máu là một trong các nguyên nhân chính gây ra tình trạng giãn tĩnh mạch thực quản

3. Triệu chứng của giãn tĩnh mạch thực quản

  • Phân màu đen
  • Thường xuyên buồn nôn, nôn, nôn ra máu
  • Choáng váng, mất kiểm soát, nặng hơn là mất ý thức
  • Một số triệu chứng của bệnh gan như vàng da, trướng bụng, cổ trướng, vàng mắt.

4. Biến chứng giãn tĩnh mạch thực quản

Tình trạng nguy hiểm nhất của giãn tĩnh mạch thực quả là chảy máu. Khi người bệnh bị xuất huyết giãn tĩnh mạch thực quản, sẽ có rất nhiều nguy cơ nguy hiểm khác kéo theo. Trường hợp bệnh nhân cháy mất một lượng lớn máu dễ gây ra sốc và không cấp cứu kịp thời, nguy cơ tử vong hoàn toàn xảy ra.

Các thống kê cho biết có đến 50% người bệnh mắc xơ gan bị giãn tĩnh mạch thực quả, số lượng này lại tăng lên khoảng 5-10% mỗi năm. Khi giãn tĩnh mạch thực quản có biến chứng nặng, tĩnh mạch bị vỡ. Khi này nếu không đi kèm xơ gan, mức độ tử vong từ 5 - 10%. Nếu kèm theo xơ gan, tỷ lệ tử vong lên tới 40 - 70%. Với bệnh nhân vỡ tĩnh mạch thực quản, 40% trường hợp tự ngưng chảy máu. Tuy nhiên, trong vòng 6 tuần sẽ có 30% chảy máu trở lại và trong vòng 1 năm, tỷ lệ chảy máu tái phát lên đến 70%.

Hình ảnh nội soi của vỡ tĩnh mạch thực quản
Hình ảnh nội soi người bệnh bị vỡ tĩnh mạch thực quản

5. Điều trị giãn tĩnh mạch thực quản

Để hạn chế nguy cơ các biến chứng nguy hiểm của giãn tĩnh mạch thực quản, người bệnh cần được điều trị sớm và phù hợp với từng mức độ bệnh theo chỉ định của bác sĩ.

Trong trường hợp bệnh nhân giãn tĩnh mạch thực quản chưa chảy máu, có thể điều trị bằng các loại thuốc làm chậm dòng chảy của tĩnh mạch cửa như propranolol và nadolol. Trong trường hợp tĩnh mạch giãn nghiêm trọng có khả năng vỡ, bác sĩ sẽ chỉ định thắt búi tĩnh mạch thực quản bằng vòng cao su để chặn tình trạng chảy máu.

Bệnh nhân giãn tĩnh mạch gây chảy máu cần được tiến hành cầm máu bằng các kỹ thuật như thắt tĩnh mạch khi chảy máu không quá nghiệm trọng; thông tĩnh mạch cửa, dùng thuốc làm chậm lưu lượng máu, dùng kháng sinh ngăn ngừa nhiễm trùng hoặc ghép gan mới.

Tùy vào tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ quyết định điều trị bằng phương pháp phù hợp hoặc kết hợp các phương pháp cùng nhau để tăng hiệu quả điều trị cho bệnh nhân.

Có dấu hiệu giãn tĩnh mạch thực quản nói trên, bạn cần đi khám ngay tại bệnh viện để được chẩn đoán, phát hiện và định hướng điều trị sớm nhất có thể.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

13.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan