Sa dạ dày là bệnh gì?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Vũ Văn Quân - Phó trưởng khoa ngoại - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Sa dạ dày là bệnh mạn tính xảy ra khi vị trí của dạ dày bị sa xuống, gây đầy bụng, đau vùng thượng vị, ảnh hưởng tới việc tiêu hóa. Thậm chí, sa dạ dày còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được chẩn đoán, điều trị kịp thời.

1. Bệnh sa dạ dày là gì?

Sa dạ dày là tình trạng di lệch vị trí của các tạng nói chung, của dạ dày nói riêng và khá hiếm gặp. Ở bệnh nhân bị sa dạ dày, đỉnh của dạ dày vẫn ở vị trí bình thường nhưng đáy của nó nằm thấp hơn so với thông thường.

2. Triệu chứng sa dạ dày

Người bệnh sa dạ dày thường có một số triệu chứng đặc hiệu sau:

  • Sau khi ăn thấy dạ dày khó chịu, bị đầy bụng, có cảm giác dạ dày sa xuống, bị căng hoặc cảm giác như có gì đè ép vào dạ dày.
  • Trong dạ dày thường có tiếng động của nước nhưng khi nằm ngửa sẽ không nghe thấy tiếng nước.
  • Hay ợ hơi, trong miệng có mùi hôi.
  • Ăn uống kém, dinh dưỡng toàn thân kém.
  • Sắc mặt xám xịt, miệng đắng, lưỡi khô, tinh thần không phấn khởi, dễ bị mệt mỏi và sợ lạnh.
  • Đại tiện thất thường, lúc táo bón, lúc tiêu chảy.
  • Nhức đầu, mất ngủ.
Sa dạ dày là bệnh gì?
Bị đầy bụng sau ăn là một trong những triệu chứng thường gặp của bệnh sa dạ dày

3. Nguyên nhân gây sa dạ dày

Sa dạ dày thường không phải là một bệnh mà nó là triệu chứng gây ra bởi nhiều bệnh lý khác nhau, thường gặp ở người bị viêm loét dạ dày – tá tràng, béo do ít vận động, phụ nữ sau nhiều lần sinh đẻ,... Những nguyên nhân cụ thể gây bệnh sa dạ dày là:

  • Viêm loét dạ dày, hành tá tràng gây hẹp môn vị
  • Ăn uống không điều độ: ăn quá no, vận động quá mạnh sau khi ăn hoặc có tiền sử đau dạ dày sẽ làm dạ dày trương lực, suy giảm chức năng của dạ dày, gây sa dạ dày.

4. Cách phòng ngừa và điều trị bệnh sa dạ dày

4.1 Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt

  • Ăn uống điều độ, tránh làm việc nặng ngay sau khi ăn.
  • Hạn chế ăn thức ăn lạnh, đồ chua, cay, thức ăn nhiều dầu mỡ gây đầy bụng, khó tiêu.
  • Nên nhai kỹ khi ăn để dạ dày co bóp và tiêu hóa dễ dàng hơn.
  • Chế độ vận động, luyện tập hợp lý.
  • Ngủ đủ giấc.
Sa dạ dày là bệnh gì?
Luyện tập cơ bụng với cường độ vừa phải để phòng và hỗ trợ điều trị bệnh sa dạ dày

4.2 Thực hiện một số bài tập phòng, điều trị bệnh

Bài tập cơ bụng dưới đây được đánh giá là có hiệu quả tốt trong việc phòng ngừa và điều trị tình trạng sa dạ dày:

  • Hai chân gấp gối, gót chân đặt sát mông, ưỡn người và chống hai chân lên, làm cho nửa thân người nâng lên, thực hiện 4 – 8 lần, mỗi lần duy trì trong khoảng 1 – 2 phút.
  • Ở tư thế nằm ngửa, hay tay người bệnh để sau gáy, dùng sức cơ bụng để ngồi dậy rồi nằm xuống, thực hiện lặp lại 4 – 8 lần.
  • Nằm ngửa, duỗi thẳng 2 chân và 2 tay, dùng sức cơ bụng từ từ nâng 2 chân lên cao, tạo với nửa thân trên thành một góc 90o, duy trì trong khoảng 2 phút rồi đặt chân xuống. Tư thế này thực hiện 4 – 8 lần.

Khi được chẩn đoán mắc sa dạ dày, người bệnh nên tuân thủ ý kiến bác sĩ trong việc điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt và luyện tập để đẩy lùi căn bệnh này.

Để xác định chính xác tình trạng sức khỏe, bệnh nhân có một trong các dấu hiệu trên nên đi khám bác sĩ. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với sự toàn diện về chuyên môn, dịch vụ và cơ sở vật chất sẽ giúp người bệnh có một trải nghiệm an tâm và thoải mái khi thăm khám tại Vinmec.

Thạc sĩ. Bác sĩ. Vũ Văn Quân đã có hơn 10 kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành Ngoại Tiêu Hóa Tổng Hợp chuyên khám và điều trị bệnh lý ngoại khoa của đường tiêu hóa, gan, mật, tụy và các bệnh lý của phúc mạc ổ bụng, thành bụng

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

16.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Tenamydgel
    Công dụng thuốc Tenamydgel

    Thuốc Tenamydgel có thành phần chính là Nhôm oxyd, Magnesi hydroxyd, Simethicon. Thuốc được chỉ định điều trị một số bệnh lý đường tiêu hóa. Để đảm bảo an toàn, cũng như tránh được các tác dụng phụ, người dùng ...

    Đọc thêm
  • Kantacid
    Công dụng thuốc Kantacid

    Kantacid là thuốc được dùng trong điều trị các bệnh viêm loét dạ dày lành tính, hội chứng Zollinger Ellison, trào ngược dạ dày thực quản. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, với thành phần chính ...

    Đọc thêm
  • Motinorm
    Công dụng thuốc Motinorm

    Thuốc Motinorm được dùng để ngăn ngừa và điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh liên quan đến dạ dày như viêm dạ dày, sa dạ dày và các biểu hiện biến chứng hậu phẫu thuật cắt dạ dày hoặc ...

    Đọc thêm
  • thuốc Ikofate
    Công dụng thuốc Ikofate

    Thuốc Ikofate được chỉ định dùng trong điều trị và dự phòng các bệnh lý về viêm loét dạ dày tá tràng. Vậy Ikofate có tác dụng gì? Sử dụng như thế nào và cần lưu ý những gì khi ...

    Đọc thêm
  • malosic
    Công dụng thuốc Malosic

    Malosic thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa sử dụng để điều trị các bệnh phổ biến như viêm loét dạ dày tá tràng, các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, viêm dạ dày... Bên cạnh các công dụng hiệu quả ...

    Đọc thêm