Tìm hiểu về hội chứng Guillain - Barre (viêm đa dây thần kinh cấp tính)

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi ThS.BS Huỳnh An Thiên - Khoa Khám bệnh và Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Hội chứng Guillain - Barre là một rối loạn hiếm gặp, tiến triển rất nhanh chóng, có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng cho bệnh nhân. Đa số bệnh nhân sẽ hồi phục sau khi mắc hội chứng Guillain - Barre, tuy nhiên một số người sẽ bị di chứng, chẳng hạn như yếu cơ, tê bì, mệt mỏi.

1. Hội chứng Guillain - Barre là gì?

Hội chứng Guillain - Barre là một rối loạn hiếm gặp, trong đó hệ miễn dịch tự tấn công vào các dây thần kinh của cơ thể. Yếu cơ và dị cảm các đầu chi thường là những triệu chứng xuất hiện đầu tiên.

Các triệu chứng trên nhanh chóng lan rộng, thậm chí làm tê liệt toàn bộ cơ thể. Ở thể nặng nhất hội chứng Guillain - Barre là một tình trạng cấp cứu. Bệnh nhân mắc hội chứng Guillain - Barre cần nhập viện để điều trị.

Nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng Guillain - Barre chưa được biết rõ, nhưng nó thường khởi phát sau một nhiễm khuẩn chẳng hạn như nhiễm khuẩn đường hô hấp hoặc viêm dạ dày ruột do virus.

Hiện giờ chưa có biện pháp điều trị hoàn toàn đối với hội chứng Guillain - Barre, nhưng những điều trị đang áp dụng hiện nay giúp giảm nhẹ triệu chứng và rút ngắn thời gian bị bệnh. Đa số bệnh nhân sẽ hồi phục sau khi mắc hội chứng Guillain - Barre, tuy nhiên một số người sẽ bị di chứng, chẳng hạn như yếu cơ, tê bì, mệt mỏi.

Hội chứng Guillain - Barre
Hội chứng Guillain - Barre là một rối loạn hiếm gặp, trong đó hệ miễn dịch tự tấn công vào các dây thần kinh của cơ thể

2. Triệu chứng của hội chứng Guillain - Barre

Hội chứng Guillain - Barre thường bắt đầu với dị cảm và yếu cơ từ bàn chân, cẳng chân lan lên thân người và cánh tay, tuy nhiên khoảng gần một nửa số bệnh nhân lại biểu hiện triệu chứng từ cánh tay hoặc là vùng mặt. Khi hội chứng Guillain - Barre tiến triển, yếu cơ có thể nặng lên dẫn tới liệt.

Các dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng Guillain - Barre bao gồm:

  • Cảm giác đau nhói, kiến bò, kim châm ở các ngón tay, ngón chân, mắt cá chân hoặc cổ tay.
  • Yếu cơ từ cẳng chân lan lên phần trên cơ thể.
  • Đi không vững, không thể leo cầu thang hoặc thậm chí không thể đi lại.
  • Khó cử động mắt hoặc khuôn mặt, bao gồm cả các hoạt động nói, nhai hoặc nuốt.
  • Cảm giác đau có thể nghiêm trọng, và tăng nặng về đêm.
  • Có thể rối loạn bàng quang, đại tràng.
  • Nhịp tim nhanh.
  • Huyết áp thấp hoặc cao.
  • Khó thở.

Các triệu chứng của bệnh nhân mắc hội chứng Guillain - Barre thường tiến triển đến mức tối đa trong vòng từ hai tới bốn tuần sau khi xuất hiện.

3. Phân loại hội chứng Guillain - Barre

Hội chứng Guillain - Barre không phải là một rối loạn đơn dạng, mà là một tập hợp các dạng khác nhau, bao gồm:

  • Bệnh lý viêm đa dây thần kinh hủy myelin cấp tính (Acute inflammatory demyelinating polyradiculoneuropathy - AIDP): là dạng hay gặp nhất, với biểu hiện là yếu cơ bắt đầu từ phần dưới cơ thể sau đó lan lên trên.
  • Hội chứng Miller Fisher (Miller Fisher syndrome - MFS): liệt bắt đầu xuất hiện từ mắt, có thể xuất hiện biểu hiện đi không vững.
  • Bệnh lý sợi trục thần kinh vận động cấp (acute motor axonal neuropathy - AMAN) và bệnh lý sợi trục thần kinh vận động - cảm giác cấp (acute motor-sensory axonal neuropathy - AMSAN).

4. Khi nào cần thăm khám bác sĩ?

Dị cảm
Hãy đi cấp cứu ngay lập tức nếu có xuất hiện dị cảm xuất hiện từ ngón chân hoặc bàn chân, sau đó lan lên phần trên cơ thể

Hãy thăm khám bác sĩ khi bị dị cảm (cảm giác ngứa ngáy, châm chích, kiến bò) ở các ngón chân, ngón tay, mà dường như không có dấu hiệu lan đi chỗ khác hoặc không tiến triển nặng hơn. Hãy đi cấp cứu ngay lập tức nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu, triệu chứng nào dưới đây:

  • Dị cảm xuất hiện từ ngón chân hoặc bàn chân, sau đó lan lên phần trên cơ thể.
  • Dị cảm, yếu cơ lan đi rất nhanh.
  • Khó thở khi nằm.
  • Sặc khi nuốt nước bọt.

Hội chứng Guillain - Barre là một bệnh lý nghiêm trọng, cần nhập viện khẩn cấp vì nó tiến triển rất nhanh, do đó điều trị càng sớm sẽ càng mang lại tiên lượng tốt hơn.

5. Nguyên nhân gây ra hội chứng Guillain - Barre

Nguyên nhân gây ra hội chứng Guillain - Barre hiện chưa được rõ. Thường hội chứng Guillain - Barre xuất hiện sau vài ngày hoặc vài tuần từ khi bị một đợt nhiễm khuẩn hô hấp hoặc tiêu hóa, hiếm gặp hơn là sau phẫu thuật hoặc tiêm chủng. Gần đây có một vài báo cáo về việc hội chứng Guillain - Barre xuất hiện sau khi nhiễm virus zika.

Các yếu tố nguy cơ của hội chứng Guillain - Barre là:

  • Nam giới, trẻ tuổi.
  • Nhiễm vi khuẩn campylobacter (hay gặp nhất).
  • Nhiễm virus: cúm, cytomegalo, Epstein - Barr, zika, viêm gan (A, B, C, E), HIV.
  • Nhiễm vi khuẩn Mycoplasma pneumonia.
  • Phẫu thuật.
  • Bệnh Hodgkin.
  • Tiêm phòng vaccine (hiếm gặp).

6. Các biến chứng của hội chứng Guillain - Barre

Hội chứng Guillain - Barre tác động lên các dây thần kinh, do đó có thể gây ra các biến chứng sau:

  • Khó thở: yếu hoặc liệt cơ có thể lan tới các cơ hô hấp và đe dọa tính mạng bệnh nhân. Có tới 30% số bệnh nhân mắc hội chứng Guillain - Barre cần thở máy trong quá trình nằm viện điều trị.
  • Di chứng mất cảm giác hoặc dị cảm: đa số bệnh nhân sẽ hồi phục hoàn toàn hoặc chỉ bị di chứng nhẹ (yếu cơ, mất cảm giác, dị cảm).
  • Vấn đề tim mạch: huyết áp dao động và rối loạn nhịp tim thường hay xuất hiện trong hội chứng Guillain - Barre.
  • Đau: một nửa số bệnh nhân mắc hội chứng Guillain - Barre bị đau thần kinh mức độ nặng, nhưng có đáp ứng với thuốc giảm đau.
  • Rối loạn hoạt động bàng quang, đại tràng: táo bón, bí tiểu có thể gặp trong hội chứng Guillain - Barre.
  • Huyết khối: những bệnh nhân bị liệt hoàn toàn do hội chứng Guillain - Barre đối mặt với nguy cơ xuất hiện huyết khối.
  • Loét do tì đè: bệnh nhân nằm lâu (vì liệt) dễ bị loét do tì đè. Thường xuyên thay đổi tư thế cho bệnh nhân để hạn chế biến chứng này.
  • Tái phát: khoảng 3% bệnh nhân bị tái phát.

Dù hiếm, nhưng bệnh nhân vẫn có thể bị tử vong bởi hội chứng Guillain - Barre do hội chứng suy hô hấp và nhồi máu cơ tim.

7. Chẩn đoán hội chứng Guillain - Barre

Hội chứng Guillain - Barre có thể khó chẩn đoán ở giai đoạn sớm, bởi các triệu chứng ban đầu cũng có thể xuất hiện ở các bệnh lý thần kinh khác, và sự xuất hiện của chúng khác nhau tùy từng bệnh nhân.

Để chẩn đoán, bên cạnh khai thác tiền sử và thăm khám lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định:

8. Phương pháp điều trị hội chứng Guillain - Barre

Hiện chưa có phương pháp điều trị hoàn toàn cho hội chứng Guillain - Barre, nhưng hai phương pháp điều trị dưới đây giúp đẩy nhanh tốc độ hồi phục và làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh:

Hai phương pháp trên có hiệu lực ngang nhau, tuy nhiên sử dụng cả hai phương pháp cùng lúc hoặc nối tiếp nhau không mang lại lợi ích tốt hơn so với chỉ sử dụng một phương pháp.

Trong quá trình điều trị, các thuốc khác cũng sẽ được chỉ định như thuốc giảm đau, thuốc phòng ngừa hình thành huyết khối...

Bệnh nhân mắc hội chứng Guillain - Barre cần vật lý trị liệu trong suốt quá trình điều trị và trong giai đoạn hồi phục.

9. Tiên lượng đối với hội chứng Guillain - Barre

Dù một số người có thể mất hàng năm để hồi phục, nhưng với đa số bệnh nhân mắc hội chứng Guillain - Barre:

  • Sau khi biểu hiện triệu chứng đầu tiên, tình trạng sẽ tiến triển nặng dần trong khoảng hai tuần, và đạt đến tối đa trong khoảng bốn tuần.
  • Bắt đầu quá trình hồi phục, thường kéo dài từ 6 - 12 tháng (mặc dù một số người có thể mất tới 3 năm).

Trong số những người trưởng thành phục hồi sau khi mắc hội chứng Guillain - Barre:

  • Khoảng 80% bệnh nhân có thể tự đi lại sau sáu tháng.
  • Khoảng 60% bệnh nhân hồi phục vận động hoàn toàn sau một năm.
  • Khoảng 5 - 10% bệnh nhân hồi phục rất chậm hoặc hồi phục không hoàn toàn.

Trẻ em, dù hiếm gặp hội chứng Guillain - Barre, nhưng nếu mắc thì thường dễ hồi phục hoàn toàn hơn so với người trưởng thành.

Thạc sĩ Bác sĩ Huỳnh An Thiên có thế mạnh và kinh nghiệm trong khám, tư vấn và điều trị các bệnh thần kinh; hô hấp và các bệnh nội tiết - chuyển hóa

Trước khi là bác sĩ Nội thần kinh tại Khoa khám bệnh và Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng, bác sĩ Thiên từng có kinh nghiệm công tác dài tại bệnh viện Trung Ương Huế.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: mayoclinic.org

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

89.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan