Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính: Những điều cần biết

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Đỗ Xuân Chiến và Thạc sĩ, Bác sĩ Hoàng Thị Hòa - Khoa khám bệnh và Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Và Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Đức Hiền - Bác sĩ Ngoại Tim mạch - Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Bệnh tim thiếu máu cơ tim cục bộ hay được gọi bệnh động mạch vành, bệnh mạch vành tim là một tình trạng gây ra do động mạch vành bị hẹp làm hạn chế cung cấp máu, oxy và các chất dinh dưỡng cho tim. Trong đó bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính còn gọi là đau thắt ngực ổn định hoặc bệnh động mạch vành ổn định. Đây là bệnh lý thường gặp nhất ở các nước phát triển và có xu hướng gia tăng rất mạnh ở các nước đang phát triển với gánh nặng bệnh tật và chi phí chăm sóc rất lớn.

1. Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính

Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính
Đau thắt ngực ổn định là sự ổn định của mảng xơ vữa động mạch vành

Đau thắt ngực ổn định là đau ngực khi gắng sức, cơn đau ngắn, đỡ khi nghỉ hoặc dùng nitrates. Đau thắt ngực ổn định là sự ổn định của mảng xơ vữa động mạch vành. Trong quá trình phát triển của mảng xơ vữa, một số trường hợp có thể có những lúc có biến cố cấp tính (do nứt mảng xơ vữa) gây hẹp hoặc tắc lòng mạch một cách nhanh chóng thì gọi là Hội chứng vành cấp (acute coronary syndrom) bao gồm:

  • Đau thắt ngực không ổn định
  • Nhồi máu cơ tim ST chênh lên và
  • Nhồi máu cơ tim ST không chênh

Ngược lại một bệnh nhân có Hội chứng vành cấp được điều trị ổn định thì lại coi là bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính hay đau thắt ngực ổn định.

2. Dấu hiệu nhận biết cơn đau thắt ngực ổn định

  • Vị trí: Thường ở sau xương ức và là một vùng (chứ không phải một điểm), đau có thể lan lên cổ, vai, tay, hàm, thượng vị, sau lưng. Hay gặp hơn đó là hướng lan lên vai trái rồi lan xuống mặt trong tay trái, có khi xuống tận các ngón tay út, áp út.
  • Hoàn cảnh xuất hiện: Thường xuất hiện khi gắng sức, xúc cảm mạnh, gặp lạnh, sau bữa ăn nhiều hoặc hút thuốc lá. Một số trường hợp cơn đau thắt ngực có thể xuất hiện về đêm, khi thay đổi tư thế hoặc khi kèm cơn nhịp nhanh.
  • Tính chất: Hầu hết các bệnh nhân mô tả cơn đau thắt ngực như thắt lại, bó nghẹt, hoặc bị đè nặng trước ngực và đôi khi cảm giác buốt giá. Trong một số y văn đau thắt ngực mô tả như con voi giẫm lên ngực. Một số bệnh nhân có khó thở, mệt lả, đau đầu, buồn nôn, vã mồ hôi.
  • Cơn đau: Thường kéo dài vài phút (3 đến 5 phút), có thể dài hơn nhưng thường không quá 20 phút (nếu đau dài hơn và xuất hiện khi nghỉ cần nghĩ đến Cơn đau thắt ngực không ổn định hay nhồi máu cơ tim). Những cơn xảy ra do xúc cảm thường kéo dài hơn là đau do gắng sức. Những cơn đau mà chỉ kéo dài dưới 1 phút thì nên nghĩ đến nguyên nhân khác ngoài tim.

Một số trường hợp đau thắt ngực ổn định có thể không biểu hiện rõ cơn đau mà chỉ cảm giác tức nặng, khó chịu ở ngực, một số lại cảm giác cứng hàm khi gắng sức...ngược lại một số trường hợp lại có cơn giả đau thắt ngực (nhất là nữ giới). Một số cơn đau thắt ngực ổn định sẽ bị đau khi gắng sức nhưng sau đó sẽ đau dần mặc dù tiếp tục hoạt động thể lực như vậy. Một số lại đau thắt ngực khi gắng những lần đầu, sau đó đỡ đau khi hoạt động với cường độ tương tự.

Đau thắt ngực có thể có nhiều nguyên nhân gây ra và do đó cần tìm xác định khả năng đau thắt ngực do bệnh động mạch vành. Cơn đau thắt ngực do bệnh động mạch vành được đánh giá như sau:

  • Đau thắt ngực điển hình kiểu Động mạch vành bao gồm 3 yếu tố: Đau thắt chẹn sau xương ức với tính chất và thời gian điển hình. Xuất hiện khi gắng sức hoặc xúc cảm. Đỡ đau khi nghỉ hoặc dùng nitrates.
  • Đau thắt ngực ít điển hình: Chỉ gồm 2 yếu tố trên.
  • Không phải đau thắt ngực/đau thắt ngực không điển hình: Chỉ gồm 1 hoặc không có yếu tố nào nói trên.

3. Chẩn đoán bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính

Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính
Đo nhịp tim đánh giá thiếu máu cục bộ mạn tính

Chẩn đoán đòi hỏi khai thác kỹ tiền sử bệnh tật, khám lâm sàng, đo huyết áp, đánh giá mức độ cholesterol, nghe mô tả triệu chứng của người bệnh, thực hiện các xét nghiệm:

4. Mục tiêu điều trị bệnh tim thiếu máu cục bộ

  • Làm giảm tình trạng thiếu máu cơ tim và triệu chứng => Nâng cao chất lượng cuộc sống
  • Ngăn ngừa tử vong và Hội chứng vành cấp => Cải thiện tiên lượng bệnh
  • Quan trọng nhất là kiểm soát các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được
  • Thay đổi lối sống
  • Bỏ thuốc lá, hạn chế uống rượu
  • Tập thể dục hàng ngày (ít nhất 4 ngày/tuần), mỗi ngày 30 đến 60 phút, mức độ tập tùy theo khả năng gắng sức của mỗi cơ thể
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: tránh các chất béo no, nhiều cholesterol như mỡ động vật, phủ tạng động vật, trứng, sữa, bơ, sữa béo, hạn chế ăn mặn... khuyến khích chế độ ăn nhiều cá, rau quả
  • Khám phát hiện và điều trị tốt các bệnh, rối loạn khác: Đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, béo phì
  • Nếu bạn thừa cân, béo phì cần lời khuyên của các bác sĩ để có kế hoạch giảm cân
  • Uống thuốc điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ
  • Tránh các bữa ăn quá no
  • Luôn biết cách nghỉ ngơi thích hợp tránh stress, giữ thăng bằng và điều độ trong cuộc sống
  • Một số thuốc thường được sử dụng trong điều trị cơn đau thắt ngực ổn định: Nitroglycerin, Chẹn thụ thể beta giao cảm, Chẹn kênh calci, Aspirin, Statin, ức chế men chuyển.

Khi đã điều trị tối ưu mà bệnh nhân vẫn còn triệu chứng đau ngực có thể tiến hành chụp động mạch vành đánh giá mức độ hẹp tắc để tiến hành nong bóng, đặt stent làm thông thoáng hệ thống mạch cấp máu cho tim, hoặc phẫu thuật bắc cầu nối chủ vành.

Bệnh nhân có thể lựa chọn thực hiện kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính động mạch vành, tim không dùng thuốc beta block đang được áp dụng tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để sớm phát hiện bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính. Lựa chọn thực hiện kỹ thuật này mang lại cho bệnh nhân nhiều lợi ích như:

Được chẩn đoán bằng máy móc hiện đại:

  • Máy CT scanner 640 lát Aquilion One (Vision Edition) cho tốc độ chụp nhanh và được tích hợp công nghệ giảm liều tia AIDR 3D mới nhất hiện nay, giảm 75% liều tia lên bệnh nhân;
  • Máy có khả năng tổng hợp 320/640 lát cắt trong một vòng quay với tốc độ lên tới 0.275*s/0.35s;
  • Hệ thống sử dụng Detector thu nhận có bề rộng 160mm với 320 hàng Detector cho phép chụp tim, não,... trong một vòng quay;
  • iStation giúp hiển thị tín hiệu điện tim, hướng dẫn thở trên Gantry;
  • SureExposure 3D liên tục điều chỉnh dòng chụp trong suốt quá trình quét xoắn ốc theo ba trục không gian X, Y và Z theo hình dáng cơ thể bệnh nhân, giảm liều tia xạ đến thấp nhất có thể;
  • Hướng dẫn bệnh nhân bằng giọng nói và hệ thống (Voice link);
  • Boost3DTM cho phép giảm thiểu liều chiếu cho những vùng có độ hấp thụ tia X cao như vùng vai để thu nhận ảnh với độ chính xác cao;
  • Xử lý ảnh màu 3D (tái tạo bề mặt, tái tạo thể tích, MPR, MPR cong, MIP, Cine)

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

20.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan