Hướng dẫn xử trí, sơ cứu cho người bị nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim thường xảy ra khi mảng xơ vữa bị nứt vỡ, hình thành cục huyết khối gây bít tắc mạch vành hoàn toàn. Cơn nhồi máu cơ tim xảy ra đột ngột, khó biết trước và dễ gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, việc xử trí nhồi máu cơ tim là vô cùng quan trọng nhằm giúp người bệnh vượt qua cơn nguy kịch trước mắt.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CK II Nguyễn Quốc Việt - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

1. Dấu hiệu nhận biết cơn nhồi máu cơ tim cấp

Theo một nghiên cứu ở Đại học Arkansas - Hoa Kỳ thực hiện: 95% số người sống sót sau nhồi máu cơ tim đã có những dấu hiệu cảnh báo trước đó vài tuần, thậm chí là vài tháng nhưng lại chủ quan, bỏ mặc hoặc có thể do chính bản thân người bệnh cũng không biết rõ dấu hiệu của một cơn nhồi máu cơ tim sắp xảy đến. Dưới đây là một số các dấu hiệu cảnh báo cần chuẩn bị xử trí nhồi máu cơ tim:

Đau thắt ngực:

Đây là dấu hiệu nguy hiểm, một số người sẽ có cảm giác giống như có vật nặng đè lên ngực hoặc có bàn tay của ai đó bóp chặt lấy tim, trong khi một số khác lại cảm thấy đau nhói, bỏng rát như kim châm... Cơn đau sẽ xuất hiện ở giữa ngực hoặc bên ngực trái, có thể lan lên cổ, hàm, vai, cánh tay trái hoặc cả hai tay trong khoảng một vài phút rồi biến mất và quay trở lại.

Mệt mỏi:

100% người bệnh cảm thấy mệt mỏi lặp đi lặp lại nhiều lần mà trước đây chưa từng bị trong khoảng vài ngày trước khi cơn nhồi máu cơ tim xuất hiện.

Khó thở khi gắng sức:

Khó thở, lúc đầu là xảy ra khi có gắng sức, sau đó là cả khi nghỉ ngơi, có thể xảy ra trước hoặc cùng lúc với cơn đau thắt ngực.

Buồn nôn, nôn mửa, khó tiêu, ợ nóng:

Các triệu chứng này thường xuất hiện ở bệnh nhân nữ nhiều hơn bệnh nhân nam.Các dấu hiệu khác

  • Chóng mặt, choáng váng
  • Cảm giác muốn đi đại tiện
  • Toát mồ hôi lạnh
  • Vã mồ hôi
  • Lo lắng quá mức...
Hướng dẫn xử trí, sơ cứu cho người bị nhồi máu cơ tim
Buồn nôn là một trong các dấu hiệu nhận biết cơn nhồi máu cơ tim cấp

Trước mức độ nguy hiểm của cơn nhồi máu cơ tim, người bệnh khi gặp phải biểu hiện đau thắt ngực cần phải được nhanh chóng đưa người bệnh tới bệnh viện để được hỗ trợ điều trị khẩn cấp. Tuy nhiên, trong lúc đợi xe cấp cứu, gia đình của bệnh nhân nên có cách sơ cứu nhồi máu cơ tim tạm thời để người bệnh vượt qua cơn nguy cấp và bảo toàn được tính mạng.

2. Hướng cấp cứu, xử trí nhồi máu cơ tim tại nhà

Trong nhồi máu cơ tim, thời gian là yếu tố quan trọng nhất quyết định sinh mạng của người bệnh. Thời điểm để xử trí nhồi máu cơ tim hiệu quả nhất là trong vòng hai giờ kể từ khi cơn đau thắt ngực xảy ra. Dưới đây là cách sơ cứu nhồi máu cơ tim đơn giản mà ai cũng nên biết:

2.1 Đối với bản thân người bệnh

  • Phải dừng ngay mọi công việc đang làm, ngồi nghỉ ngơi hoặc nằm theo tư thế nửa nằm nửa ngồi (co đầu gối, nằm nghiêng 75 độ so với mặt đất).
  • Buông lỏng phần vai và hai cánh tay, nhắm mặt lại và hít thở nhẹ nhàng bằng mũi, không cố hít sâu, không nín hơi để tránh bị căng thẳng và tim bị mệt.
  • Cởi bớt áo khoác ngoài, nới rộng khăn quàng cổ, cà vạt (nếu có).
  • Uống một liều thuốc trị đau thắt ngực theo đơn của bác sĩ. Trong trường hợp có sẵn thuốc mang theo bên người, nên dùng ngay viên ngậm dưới lưỡi Nitroglycerin hoặc xịt dưới lưỡi 2 lần Nitroglycerin dạng xịt trong khi chờ đợi xe cấp cứu. Nếu sau 5 phút mà cơn đau ngực vẫn chưa đỡ có thể dùng thêm một liều nữa.
  • Nếu bệnh nhân được bác sĩ cho uống aspirin (một loại thuốc chống kết tập tiểu cầu), người bệnh có thể nhai luôn một viên Aspirin hoặc uống dạng sủi để phòng cục máu đông và nhanh chóng đưa đến bác sĩ để được điều trị ngay, không nên để quá 15 phút.
  • Nhờ người gọi xe cấp cứu hoặc nhờ họ đưa bạn đến bệnh viện gần nhất.

2.2 Đối với người thân của bệnh nhân

  • Khi quan sát thấy người bệnh còn tỉnh, hãy để người bệnh nằm ở tư thế nửa nằm nửa ngồi ở nơi thoáng đãng, trấn an nhẹ nhàng, tránh nói to hay hỏi quá nhiều vì điều này có thể làm cho người bệnh cảm thấy căng thẳng.
  • Nếu người bệnh được bác sĩ cho uống aspirin hoặc nitroglycerin... trong đơn thuốc hàng ngày hoặc thuốc cấp cứu đã chỉ định trước, hãy cho họ dùng thuốc theo hướng dẫn.

Nếu người bệnh đã bất tỉnh, có thể thực hiện theo 2 cách sau:

Ép tim ngoài lồng ngực:

Để người bệnh nằm lên một mặt phẳng cứng, quỳ gối phía bên trái của người bệnh. Sau đó chồng 2 bàn tay lên và đặt trước tim (khoảng giữa 2 núm vú - khoang liên sườn 4 – 5 bên trái, ngay trên xương ức), dùng toàn lực ép mạnh và sâu xuống 1/3 lồng ngực rồi nới lỏng tay. Lặp lại động tác này liên tục 60 lần/phút để tăng co bóp tim.

Hướng dẫn xử trí, sơ cứu cho người bị nhồi máu cơ tim
Ép tim ngoài lồng ngực cho bệnh nhân

Hô hấp nhân tạo:

Đặt người bệnh nằm ở nơi thoáng đãng, nới rộng quần áo, kiểm tra dị vật trong miệng, rồi kê cao cổ để đầu hơi ngửa ra phía sau. Sau đó bịt mũi người bệnh rồi dùng miệng của mình lấy hơi và thổi vào miệng người bệnh nhiều lần.

Tuy nhiên, có một điều quan trọng cần lưu ý là bạn chỉ thực hiện các kỹ thuật sơ cứu và xử trí nhồi máu cơ tim này nếu đã nắm rõ kỹ thuật và đã được huấn luyện thực hành các kỹ thuật này.

Với những khu vực gần bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec có thể chuyển ngay bệnh nhân tới bệnh viện Vinmec, bệnh viện luôn chuẩn bị đầy đủ nhân lực để đối phó trong trường hợp ngộ độc thực phẩm, ngăn chặn ngộ độc tiếp diễn.

  • Khoa Hồi sức Cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hoạt động 24/24 vào tất cả các ngày trong tuần, kể cả thứ 7 và Chủ nhật cũng như các ngày lễ trong năm.Với các trang thiết bị Chẩn đoán hình ảnh và Xét nghiệm hiện đại, đặc biệt là các xe cấp cứu chuyên dụng hạng nặng với đầy đủ các máy móc hỗ trợ cho bệnh nhân nặng đi đường xa trong lĩnh vực cận lâm sàng cũng như trong vận chuyển các bệnh nhân nặng theo yêu cầu.
  • Đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng cấp cứu tại Khoa Cấp cứu – Hồi sức Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec được đào tạo chuyên sâu, bài bản, có thể tiếp nhận và xử lý khẩn cấp các trường hợp bệnh nhân, đồng thời luôn có sự phối hợp với tất cả các chuyên khoa của Bệnh viện một cách bài bản và nhanh chóng.
  • Tại Khoa Cấp cứu – Hồi sức Vinmec, người bệnh sẽ được khám, chẩn đoán, nhanh chóng, chính xác và được điều trị theo mức độ ưu tiên cấp cứu đến khi qua khỏi tình trạng nguy kịch.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

61.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan