Trẻ bị bệnh suy giáp bẩm sinh có phát triển bình thường không?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Hoàn - Trưởng Khoa Ngoại trú Nhi, Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

PGS.TS, Thầy thuốc Nhân Dân Nguyễn Thị Hoàn là tác giả của Chương trình sàng lọc sơ sinh tại Bệnh viện Vinmec Times City

Tuyến giáp là tuyến có hình dạng con bướm nằm ở phía trước cổ. Sử dụng iot từ thức ăn đưa vào trong cơ thể hàng ngày để tổng hợp ra một loại hormone gọi là T4 (thyroxine). Suy giáp bẩm sinh là một bệnh lý xảy ra do tuyến giáp không sản xuất đủ hormon (nội tiết tố) đáp ứng các nhu cầu cần thiết của cơ thể.

1. Bệnh suy giáp bẩm sinh nguy hiểm như thế nào?

  • Bệnh suy giáp bẩm sinh (SGBS) là tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ hocmon giáp cần thiết cho sự phát triển của não và sinh trưởng của cơ thể. Tỷ lệ mắc bệnh chung trên thế giới là 1/4000 trẻ sơ sinh sống sau đẻ.
  • Tuyến giáp là tuyến nội tiết, kích thước rất nhỏ có hình cánh bướm ở phía trước cổ, có chức năng hấp thu iot từ nguồn thực phẩm ăn vào và tổng hợp nên hormon giáp.
  • Hormon giáp đóng vai trò quan trọng đối với chức năng sống và sự phát triển trí tuệ, thể chất bình thường ở trẻ em. Vì thế, nếu thiếu hocmon giáp, trẻ không lớn được, não không phát triển, trẻ thành người lùn và thiểu năng trí tuệ.
  • Khi được phát hiện và điều trị trong vòng 2 tuần sau sinh bằng thuốc nội tiết, trẻ sẽ phát triển hoàn toàn bình thường.
  • Tỷ lệ mắc bệnh chung trên thế giới là 1/4000 trẻ sơ sinh sống sau đẻ.
Trẻ bị bệnh suy giáp bẩm sinh
Đặc điểm trẻ bị suy giáp bẩm sinh: Mũi tẹt, gẫy, lỗ mũi hếch, mặt tròn, môi và lưỡi dày, thoát vị rốn

2. Phát hiện bệnh suy giáp bẩm sinh bằng cách nào?

  • Khám bệnh: Bác sĩ khó phát hiện sớm qua thăm khám thông thường, bởi vì các triệu chứng sớm của bệnh không xuất hiện ngay sau đẻ mà thường biểu hiện muộn hơn ở lứa tuổi bú mẹ hoặc tuổi học đường. Vì vậy, nếu phát hiện khi có triệu chứng thì bệnh thường bị muộn và điều trị ít kết quả. Khi đó trẻ đã bị thiểu năng trí tuệ và dị dạng cơ thể, trẻ sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.
  • Xét nghiệm sàng lọc sau sinh: Lấy máu gót chân hoặc máu ven vào ngày thứ 1-3 sau sinh để làm xét nghiệm TSH . Nếu nồng độ TSH tăng cao > 20 mcg/ ml , bệnh viện sẽ thông báo ngay cho gia đình đưa cháu đến khám lại để xác định bệnh SGBS.

3. Trẻ bị bệnh suy giáp bẩm sinh được điều trị như thế nào?

  • Liệu pháp thay thế tuyến giáp bị hỏng bằng cách uống thuốc hocmon giáp tổng hợp với liều lượng do bác sĩ nội tiết nhi chỉ định.
  • Thuốc có sẵn trên thị trường, không mùi vị và dễ uống.
  • Trẻ uống thuốc suốt đời và kiểm tra sức khỏe định kỳ theo hẹn của BS nội tiết nhi

Khoa nhi tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải. Với trang thiết bị hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh. Cùng với đó là sự tận tâm từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn với các bệnh nhi, giúp việc thăm khám không còn là nỗi trăn trở của các bậc cha mẹ.

Để đăng ký cho trẻ thăm khám tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý khách hàng có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc hoặc đăng ký trực tuyến trên website để được phục vụ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

24.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan