Triệu chứng cảnh báo hen phế quản nghề nghiệp

Bệnh hen phế quản nghề nghiệp là bệnh lý xảy ra do tác động ảnh hưởng của các loại dị nguyên thuộc nguồn gốc động vật, thực vật hay hóa chất với người tiếp xúc trong quá trình lao động gây nên các rối loạn bệnh lý đặc trưng.

1. Bệnh hen phế quản nghề nghiệp

Bệnh hen phế quản nghề nghiệp gây mất khả năng lao động nghiệm trọng cho người mắc bệnh và đang có xu hướng ngày càng gia tăng ở nước ta. Một số công việc có nguy cơ mắc hen phế quản nghề nghiệp cao như chăn nuôi súc vật, lâm nghiệp, thợ in, sản xuất giấy, công việc sử dụng chất tẩy rửa, tiếp xúc với phức hợp platin, với toluen diisocyanat, sản xuất bột ngũ cốc, dầu thực vật, mỹ phẩm, thuộc da, mạ kim loại, chế biến cà phê, dược phẩm, nhân viên y tế, công nghiệp điện, điện tử, phun sơn, chất dẻo...

2. Nguyên nhân gây bệnh hen phế quản nghề nghiệp

Có hai nhóm nguyên nhân chính gây nên bệnh này, đó là:

Các tác nhân có trọng lượng phân tử cao như:

  • Sản phẩm của động vật, côn trùng: gặp ở công nhân làm ở labo, chăn nuôi.
  • Các động vật ở labo: chuột, thỏ, cừu.
  • Chim bồ câu, gà, côn trùng nuôi: gặp ở công nhân làm ở labo, chăn nuôi.
  • Thực vật: hạt cà phê, chè.
  • Enzym sinh học (trypsin, papain): công nghiệp xà phòng, thuốc.
  • Nhựa, cao su: nhân viên y tế, sản xuất đồ chơi.
  • Gốm thực vật: sản xuất gốm, thợ in.
  • Khác: chế biến thuỷ sản (tôm, cua).

Các tác nhân trọng lượng phân tử thấp:

  • Diisocyanate: nhà máy sản xuất nhựa, sơn.
  • Anhydrit: nhà máy sản xuất nhựa.
  • Bụi gỗ: chế biến gỗ.
  • Kim loại (nickel, platinum): công nghệ kim loại nặng.
  • Thuốc (penixicllin, cephalosporin, salbutamol, tetraxicllin): công nghiệp hóa, dược.
  • Khác: formalin, hexachlorophere (sử dụng ở bệnh viện).

Yếu tố nguy cơ như:

  • Người bệnh thường xuyên tiếp xúc với dị nguyên.
  • Hút thuốc lá.
  • Tạng Atopy...

Hen phế quản nghề nghiệp được phân thành hen nghề nghiệp có thời kỳ tiềm tàng và hen nghề nghiệp không có thời kỳ tiềm tàng gồm hen do yếu tố kích thích và hội chứng rối loạn phản ứng đường thở.

Hen suyễn
Bệnh hen phế quản nghề nghiệp do yếu tố kích thích gây nên

3. Triệu chứng bệnh hen phế quản nghề nghiệp

Đối với hen phế quản nghề nghiệp khởi phát tiềm tàng là loại gặp ở hầu hết các bệnh nhân do tác nhân trọng lượng phân tử thấp và cao. Triệu chứng sẽ xuất hiện sau khi người bệnh tiếp xúc với dị nguyên vài tuần đến vài tháng, đồng thời người bệnh cũng xuất hiện các triệu chứng và nhạy cảm ở nồng độ thấp với các tác nhân nơi làm việc, tăng đáp ứng phế quản. Người bệnh hen phế quản nghề nghiệp khởi phát tức thì ít gặp hơn, các triệu chứng xuất hiện sau vài giờ tiếp xúc với tác nhân. Các tác nhân chính gây bệnh có thể kể đến như khí, khói gây ra biểu hiện viêm mũi, viêm da dị ứng...

Người bệnh có thể dễ dàng nhận ra tình trạng hen phế quản nghề nghiệp là khó thở khò khè, ran rít, ran ngáy xuất hiện khi lao động, những ngày nghỉ khó thở nhẹ hơn và nặng lên trong những ngày lao động tiếp theo.. Bên cạnh đó người bệnh bị viêm mũi, viêm họng có đờm kèm theo. Cơn hen phát ngay trong vài phút sau khi tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên. Bệnh cũng giảm các triệu chứng sau vài giờ ngừng tiếp xúc.

Một số trường hợp người bệnh lên cơn co thắt dữ dội, suy hô hấp cấp và thậm chí là tử vong. Người bệnh có dấu hiệu thở nặng nhọc, hoảng hốt, vã mồ hôi lạnh, co kéo hô hấp. Đặc trưng biểu hiệu của hen phế quản nghề nghiệp là tiếng cò cư, thở khò khè. Người bệnh thường ho nhiều, có đờm trắng, dính đặc kèm theo sốt cao, ho khạc ra đờm vàng nếu tình trạng nặng và có nhiễm bội khuẩn.

Có triệu chứng kể trên của bệnh hen phế quản nghề nghiệp, người bệnh cần đi khám ngay và có định hướng điều trị theo chỉ định của bác sĩ để tránh kéo dài gây biến chứng nguy hiểm.

Bệnh Hen phế quản nếu không được chẩn đoán và kiểm soát chặt chẽ sẽ gây ra nhiều hậu quả nặng nề như những cơn khó thở cấp tính và ác tính, thậm chí là tử vong. Hiện tại, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có Gói tầm soát bệnh hen phế quản của Vinmec giúp khách hàng:

  • Tầm soát phát hiện bệnh sớm để kịp thời kiểm soát và điều trị bệnh
  • Thực hiện khám lâm sàng, hỏi tiền sử bệnh, đo chức năng hô hấp, khám tai mũi họng và sàng lọc hen phế quản.

Nếu có triệu chứng bất thường, bạn nên được thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa.

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hen phế quản

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

290 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan