Tự kiểm tra nguy cơ hen phế quản bằng bảng câu hỏi sau

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Trần Thị Diễm Trang - Bác sĩ Nội hô hấp - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Hen PQ là tình trạng viêm mạn tính đường thở gây tắc nghẽn, hạn chế luồng khí đường thở, làm xuất hiện các dấu hiệu khò khè, khó thở, nặng ngực và ho tái diễn nhiều lần, thường xảy ra ban đêm và sáng sớm, có thể hồi phục tự nhiên hoặc do dùng thuốc.

1. Ai có khả năng bị bệnh hen phế quản?

Khác với các bệnh nhiễm trùng hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi hay lao có thể lây từ người này sang người khác, hen phế quản - hay còn gọi là bệnh hen suyễn không phải là bệnh lây nhiễm. Do vậy những người tiếp xúc với bệnh nhân hen phế quản không có nguy cơ mắc bệnh này.

Về nguyên nhân, nhiều nghiên cứu nhận thấy một vài loại gen trong cơ thể người có khả năng làm cho người đó có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn. Có 2 nhóm người có nguy cơ bị hen suyễn:

  • Hen ngoại sinh: Nếu một đứa trẻ sinh ra trong một gia đình có ba và mẹ không bị hen phế quản thì nguy cơ bị bệnh suyễn của đứa trẻ đó rất thấp (khoảng 10%), nguy cơ đó sẽ tăng lên 25% nếu có một trong 2 người ba hoặc mẹ bị hen phế quản và tăng lên 50% nếu cả ba lẫn mẹ bị hen phế quản. Nhóm này khởi phát bệnh từ khi còn trẻ (hen sớm), thường kèm với eczema hoặc viêm mũi dị ứng, có tiền sử gia đình bị hen
  • Hen nội sinh là những trường hợp hen không do dị ứng thường khởi phát triệu chứng muộn trên 30 tuổi, không có tiền sử gia đình bị hen, triệu chứng dai dẳng, hít phải một số chất gây dị ứng trong không khí hay tiếp xúc với các bệnh truyền nhiễm.

2. Bảng câu hỏi tầm soát hen phế quản

1 Có bao giờ bạn bị khò khè trong lồng ngực, thức giấc giữa đêm và ho bất cứ lúc nào trong 1 năm vừa qua hay không? Không
2 Có bao giờ bạn bị thức giấc vì cảm giác nặng ngực bất kỳ lúc nào trong 1 năm vừa qua không? Không
3 Có bao giờ bạn bị khó thở sau hoạt động gắng sức hay vận động thể lực không? Không
4 Có bao giờ bạn bị khó thở cả ngày khi mà ông/bà nghỉ ngơi không? Không
5 Nếu bạn có câu trả lời “Có” bất kỳ câu hỏi nào trên đây, các triệu chứng của bạn có ít đi hay biến mất trong những ngày nghỉ làm việc hay trong kỳ nghỉ? Không
6 Có những cơn khò khè hoặc thở rít hay những đợt khò khè hoặc thở rít này tái đi tái lại hay không? Không
7 Bạn có vấn đề về hô hấp vào mùa nhất định nào đó trong năm không? Không
8 Bạn có bị ho, khò khè hay nặng ngực khi hít phải chất kích thích trong không khí? Không
9 Bạn có những đợt cảm lạnh “ nhập vào phổi” hoặc phải điều trị hơn mười ngày mới khỏi Không
10 Khi có những triệu chứng hô hấp, bạn có cải thiện với điều trị hen thích hợp? Không

Nếu bạn trả lời "Có" từ 2 câu trở lên, bạn hãy đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

3. Một số bài kiểm tra giúp hỗ trợ chẩn đoán hen suyễn

Có rất nhiều bài kiểm tra giúp hỗ trợ chẩn đoán, sàng lọc hen phế quản. Một số bài kiểm tra còn được dùng để kiểm soát tình trạng khi bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh.

Những bài kiểm tra này cho thấy tình trạng khí quản đang hẹp hay bị viêm, và xem phổi phản ứng với thuốc thế nào.

3.1. Hô hấp ký

Đây là bài kiểm tra hơi thở hay “chức năng phổi”, một trong những bài kiểm tra sàng lọc hen phế quản phổ biến đối với bệnh nhân hen phế quản.

Hô hấp ký đo lường lượng khí mà bạn hít vào thở ra. Bằng cách so sánh kết quả từ bài kiểm tra với thông số chuẩn, bác sĩ sẽ xác định lượng khí mà bạn hít thở liệu có thấp hơn lượng cần thiết so với chiều cao và cân nặng hay không.

Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra khí quản xem chúng có phản ứng với thuốc giãn khí quản không. Nếu kết quả là có thì bạn có khả năng mắc bệnh hen phế quản.

Đo chức năng hô hấp là gì
Kiểm tra hơi thở bằng hô hấp ký

3.2. Kiểm tra hen phế quản từ dị ứng

Nếu các triệu chứng hen phế quản xuất phát từ các chất dị ứng như bụi, mạt, lông thú hay thực phẩm thì bạn sẽ phải thực hiện kiểm tra này. Bài khám hen phế quản này giúp tìm nguyên nhân gây dị ứng của bệnh nhân và có thể kiểm soát bệnh tốt hơn sau này.

Có hai loại kiểm tra dị ứng mà bệnh nhân hen phế quản cần thực hiện: kiểm tra máu (hay “IgE cụ thể” hay kiểm tra “RAST”) và kiểm tra lấy da để tìm nguyên nhân gây dị ứng.

Bài kiểm tra máu sẽ cho thấy có bao nhiêu chất kháng thể IgE do hệ miễn dịch sản xuất trong máu nhằm phản ứng với chất dị ứng. Kết quả có thể đưa ra nhiều chất dị ứng mà bạn có thể không biết.

3.3. Đo lưu lượng đỉnh

Kiểm tra lưu lượng đỉnh (PEF) là kiểm tra chức năng phổi nhằm đo tốc độ hít thở của bạn. Bạn sẽ hít một hơi thật đầy, sau đó thổi hơi càng nhanh càng tốt vào một ống nhựa cầm tay gọi là máy đo lưu lượng đỉnh. Kết quả đo lường được gọi là lưu lượng đỉnh của bạn.

Lưu lượng đỉnh kế là thiết bị đơn giản, giá cả không đắt, dễ dàng mang theo người. Thiết bị này giúp xác định luồng khí từ phổi thổi ra qua miệng (đánh giá mức độ tắt nghẽn đường dẫn khí một cách đơn giản nhất).

Có 2 loại: lưu lượng đỉnh kế cơ học hoặc điện tử.

Bác sĩ sẽ dùng máy đo lưu lượng đỉnh để quan sát xem khí quản của bạn mở thế nào, họ thường dùng phương pháp này khi bạn xuất hiện các triệu chứng hen suyễn lần đầu. Họ sẽ yêu cầu bạn ghi lại lưu lượng đỉnh trong khoảng 2–4 tuần để chẩn đoán hen suyễn thật chính xác.

Lưu lượng đỉnh thể hiện chỉ số hoạt động của phổi. Con số sẽ tùy thuộc vào độ tuổi, cân nặng và giới tính của bạn.

Sau khi khám hen phế quản, nếu không may mắc căn bệnh, bạn cũng đừng quá lo lắng. Hãy đến cơ sở y tế chuyên khoa tốt để có thể được chẩn đoán và điều trị thích hợp.

Sàng lọc hen phế quản bằng đo lưu lượng định thở ra
Kiểm tra lưu lượng đỉnh (PEF) là kiểm tra chức năng phổi nhằm đo tốc độ hít thở của bạn

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City hiện có Gói tầm soát hen phế quản giúp tầm soát phát hiện bệnh sớm để kịp thời kiểm soát, điều trị bệnh và thực hiện khám lâm sàng, hỏi tiền sử bệnh, đo chức năng hô hấp, khám tai mũi họng, sàng lọc hen phế quản.

Khi đăng ký gói tầm soát hen phế quản, khách hàng sẽ được:

  • 01 lần khám có đặt hẹn trước với bác sĩ chuyên khoa Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng
  • 01 lần thực hiện các xét nghiệm tầm soát:
    • Đo chức năng hô hấp
    • Đo FeNo
    • Nội soi tai mũi họng
    • Xét nghiệm dị nguyên

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Tim
    Hẹp van động mạch chủ xảy ra trong tình huống nào?

    Hẹp van động mạch chủ là bệnh van tim nguy hiểm, có tỷ lệ mắc khá cao, đặc biệt là ở những người lớn tuổi. Vậy nguyên nhân gây hẹp van động mạch chủ là gì? Điều trị bệnh như ...

    Đọc thêm
  • thuốc aerofor 100mg
    Công dụng thuốc Aerofor 100

    Thuốc Aerofor 100 được sử dụng điều trị bệnh hen với thành phần chính là hoạt chất Budesonide và Formoterol fumarate. Bài viết dưới đây chia sẻ về những thông tin cách dùng thuốc, liều dùng và công dụng của ...

    Đọc thêm
  • Stadasone 4
    Công dụng thuốc Stadasone 4

    Thuốc Stadasone 4 với hoạt chất chính là Methylprednisolon, có tác dụng chống viêm hoặc ức chế miễn dịch để điều trị một số bệnh nguyên nhân do dị ứng, viêm, ung thư, huyết học và tự miễn. Bài viết ...

    Đọc thêm
  • budecassa hfa
    Công dụng thuốc Budecassa HFA

    Thuốc Budecassa HFA được sản xuất dưới dạng xịt để sử dụng trong điều trị một số bệnh đường hô hấp. Vậy Budecassa HFA là thuốc gì và cần sử dụng như thế nào cho đúng cách?

    Đọc thêm
  • Trẻ 10 ngày tuổi thở khò khè nguyên nhân là gì?
    Trẻ 10 ngày tuổi thở khò khè nguyên nhân là gì?

    Bé nhà em được hơn 10 ngày tuổi, có hiện tượng thở khò khè mắc đờm trong cổ họng. Vậy bác sĩ cho em hỏi trẻ 10 ngày tuổi thở khò khè nguyên nhân là gì? Điều trị như thế ...

    Đọc thêm