Virus gây dịch tả lợn sống ở nhiệt độ bao nhiêu?

Bệnh tả lợn cổ điển gây ra bởi loại virus có sức đề kháng cao, thuộc họ Flaviviridiae, có thể tồn tại trong chuồng lợn chăn nuôi ở nhiệt độ khoảng 37 độ C. Nguyên nhân bùng phát bệnh là do vấn đề vệ sinh chuồng trại không được đảm bảo, không tiến hành khử độc, tiêu trùng định kỳ để loại bỏ vi khuẩn, virus gây bệnh.

1. Virus gây bệnh tả lợn tồn tại ở mức nhiệt nào?

Bệnh tả lợn cổ điển gây ra bởi loại virus có sức đề kháng cao, thuộc họ Flaviviridiae, có thể tồn tại trong chuồng lợn chăn nuôi ở nhiệt độ khoảng 37 độ C. Nguyên nhân bùng phát bệnh là do vấn đề vệ sinh chuồng trại không được đảm bảo, không tiến hành khử độc, tiêu trùng định kỳ để loại bỏ vi khuẩn, virus gây bệnh. Virus gây bệnh tả lợn khi xuất hiện trong chuồng trại chăn nuôi sẽ bị tiêu diệt ở mức nhiệt độ 60oC trong vòng một tiếng. Lợn bị nhiễm bệnh sẽ biểu hiện những triệu chứng bệnh tả lợn rất rõ rệt và cũng dễ phân biệt với các loại bệnh khác.

Dịch tả lợn được xếp vào loại bệnh nguy hiểm bởi nguyên nhân gây bệnh xuất phát từ virus, với cơ chế lây lan nhanh chóng và qua nhiều đường truyền khác nhau. Dịch tả lợn có khả năng lây qua đường tiêu hóa khi ăn uống, qua đường hô hấp, qua các vùng da có vết thương trầy xước, qua tinh dịch của lợn nhiễm bệnh. Virus gây bệnh tả lợn có thể đi ra ngoài cơ thể của con nhiễm bệnh qua đường phân, nước tiểu, nước bọt, và vì thế nên khả năng lây lan cho các con khác trong đàn là rất cao. Dịch tả lợn có khả năng truyền nhiễm từ lợn mẹ sang lợn con. Triệu chứng của bệnh tả lợn khác nhau theo từng thể bệnh.

Khi virus dịch tả lợn tấn công vào đàn lợn trong khu vực chăn nuôi, lợn sẽ phát bệnh, mức tiến triển bệnh rất nhanh, thời gian ủ bệnh lại rất ngắn chỉ từ 5 - 7 ngày, vì vậy tả lợn dễ phát triển thành dịch, khó kiểm soát hơn. Tỷ lệ tử vong ở lợn nhiễm tả rơi vào khoảng 80% - 100% khi đã mắc. Bệnh tả lợn dẫn đến tổn thất kinh tế nặng nề, ảnh hưởng đến các hộ gia đình chăn nuôi.

dịch tả lợn châu phi
Bệnh tả lợn gây tổn thất kinh tế nặng nề

2. Triệu chứng bệnh tả lợn theo từng cấp độ

2.1. Thể siêu cấp tính ở lợn

Triệu chứng bệnh tả lợn ở thể siêu cấp tính là lợn có biểu hiện sốt cao đến hơn 40 độ C. Lợn bỏ ăn, cử động lờ đờ, ủ rũ. Ở các phần da mỏng như vùng mang tai, bẹn, bụng xuất hiện nhiều nốt lạ màu đỏ và sẽ chuyển dần sang màu tím chỉ sau từ vài giờ hoặc vài ngày.

Bệnh tả lợn thể siêu cấp tính thường gặp nhiều ở lợn con, khởi phát một cách đột ngột, tỷ lệ chết khá cao, tiến triển chỉ sau 1 đến 2 ngày nhưng chưa có bất kỳ biểu hiện triệu chứng bệnh rõ ràng.

2.2. Bệnh dịch tả lợn thể cấp tính

Đối với thể cấp tính, triệu chứng tả lợn phát triển tùy theo tình trạng bệnh từ 8 - 15 ngày. Đa phần số lợn chết do gầy đi và kiệt sức. Biểu hiện có thể thấy đầu tiên đó là lợn sốt cao trên 40 độ C. Lợn trở nên mệt mỏi, nằm đè lên nhau, di chuyển chậm chạp hẳn. Biểu hiện sốt kéo dài kể từ khi lợn khởi phát bệnh đến khi chết.

Bên cạnh đó, lợn bị tiêu chảy sau vài ngày bị táo bón, giai đoạn tiêu chảy này có thể kèm theo máu tươi, phân lỏng, có màu vàng và mùi tanh. Triệu chứng bệnh tả lợn ở thể cấp tính bao gồm dấu hiệu nôn mửa, khó thở, chảy nước mũi, khi diễn tiến bệnh nặng, lợn chỉ có thể nằm thở. Mắt lợn chuyển đỏ do niêm mạc mắt bị viêm nặng. Ngoài ra, các vùng niêm mạc ở miệng, mõm, chân răng và lưỡi xuất hiện các vết lõm màu vàng hoặc xám. Những vùng da mỏng cũng xuất hiện các nốt đỏ chuyển tím tương tự như ở thể siêu cấp tính.

Đối với trường hợp nặng hơn, lợn bị liệt 2 chân sau, có biểu hiện rối loạn thần kinh, đi đứng loạng choạng, kèm theo co giật, đầu vẹo. Ở lợn nái đang có chửa, nguy cơ dễ bị sảy thai trong giai đoạn đầu mang thai, hoặc thai bị chết lưu khi ở giai đoạn giữa, hoặc khả năng lợn nái sinh non, lợn con sinh ra vô cùng yếu ớt và thường chết yểu sớm do bệnh tật.

2.3. Triệu chứng bệnh tả lợn mãn tính

Bệnh tả lợn thể mãn tính thường gặp ở lợn từ 2 - 3 tháng tuổi, phát triển từ cấp tính lên mãn tính. Đối với thể mãn tính, lợn đi ngoài không bình thường, lúc đi táo bón, lúc lại tiêu chảy. Lợn thường xuyên bị ho và khó thở. Các vùng da mỏng trên cơ thể bị tróc da thành từng mảng, xuất hiện nhiều nốt đỏ trên da và chuyển dần sang tím. Giai đoạn này bệnh tiến triển trong thời gian dài, dai dẳng từ 1 - 2 tháng khiến lợn trở nên gầy guộc và chết cho kiệt sức.

Bệnh tả lợn mãn tính thường gây thiệt hại lớn đến kinh tế chăn nuôi do bà con thường có tâm lý cố gắng chữa trị cho đàn lợn, tốn kém nhiều thức ăn và thuốc điều trị. Trong khi đó, tỷ lệ lợn chết ở tất cả các thể bệnh đều cao như nhau, cách kiểm soát bệnh dịch tả cũng khó khăn hơn nhiều so với các loại bệnh khác trên lợn.

3. Phòng bệnh tả lợn hiệu quả

Vệ sinh chuồng trại để phòng chống dịch tả lợn Châu Phi
Vệ sinh chuồng trại để phòng dịch tả lợn

Để phòng ngừa lợn chuồng mắc bệnh tả lợn, cần tuân thủ những nguyên tắc sau đây:

  • Tăng cường vệ sinh chuồng trại cả bên trong lẫn bên ngoài, ở mọi nơi từ lối đi vào trại, nơi cân xe, cả khu vực xung quanh khu chăn nuôi và khu xử lý lợn chết.
  • Cổng xuất và cổng nhập lợn phải có hố để tiến hành sát trùng, trang bị máy phun thuốc sát trùng, khay/hố sát trùng đều có ở mỗi đầu trại và được thay nước hàng ngày.
  • Đối với phương tiện ra vào trại thường xuyên như xe tải chở lợn, xe chuyển cám, xe 2 bánh,... cần phải được phun xịt sát trùng chống bệnh tả lợn thật kỹ trước khi cho vào khu chăn nuôi.
  • Hạn chế để nhân viên ra khỏi trại khi không thật sự cần thiết. Hạn chế tối đa cả người vào trại, khi vào phải qua một khu sát trùng, tắm xà phòng và cách ly ít nhất 24 giờ mới được xuống trại.
  • Có biện pháp chăm sóc đàn lợn chu đáo, phòng ngừa các bệnh nhiễm bằng vắc xin như: dịch tả, heo tai xanh (PRRS), bệnh lở mồm long móng, giả dại, nhiễm circovirus... Ngoài ra người chăn nuôi có thể bổ sung thêm vitamin C, vitamin nhóm B, Beta glucan để tăng cường khả năng đề kháng cho đàn lợn.
  • Quy trình nhập lợn cần phải đảm bảo nguồn gốc lợn rõ ràng, phải có khu riêng để cách ly lợn mới nhập, để tiện theo dõi tình trạng sức khỏe, tuân thủ theo đúng quy trình nhập lợn.
  • Giám sát tình hình sức khỏe của toàn đàn lợn hàng ngày, nếu phát hiện bệnh thì cần có giải pháp xử lý kịp thời.

Bệnh tả lợn là mối nguy cho ngành chăn nuôi. Người dân cần có biện pháp phòng tránh để có thể chủ động bảo vệ đàn lợn trước nguy cơ dịch bệnh nguy hiểm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

26K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Bệnh tả
    Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh tả

    Bệnh tả là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn gây ra. Bệnh có khả năng bùng phát thành dịch lớn, đặc biệt là ở những vùng có ý thức vệ sinh kém hoặc thói quen ăn uống tái sống, ...

    Đọc thêm
  • dịch tả lợn châu phi
    Dịch tả lợn Châu Phi đã lan ra 34 tỉnh thành

    Dịch tả lợn Châu Phi vẫn đang tiếp tục lan rộng ra trên toàn quốc một cách nhanh chóng. Cho đến hiện nay, dịch tả lợn Châu Phi đã lan ra 34 tỉnh thành trên cả nước, với số lượng ...

    Đọc thêm
  • Tiêu chảy ở trẻ có lây không
    Thắc mắc: Bệnh tả có phải là bệnh tiêu chảy?

    Bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc phải bệnh tả, đây là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính, Khác với tiêu chảy, bệnh tả có khả năng bùng phát thành đại dịch nếu không có biện pháp phòng ngừa ...

    Đọc thêm
  • Adazol
    Công dụng thuốc Adazol

    Adazol là một loại thuốc trị giun sán được kê đơn để điều trị nhiều loại giun ký sinh khác nhau như: bệnh giun đũa, bệnh giun chỉ hoặc bệnh giun đũa... Bên cạnh đó thuốc cũng được sử dụng ...

    Đọc thêm
  • Tanox
    Công dụng thuốc Tanox

    Thuốc Tanox có thành phần chính là Niclosamide, là thuốc điều trị nhiễm sán các loại. Nắm rõ các thông tin cơ bản của thuốc Tanox và sử dụng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ sẽ giúp bệnh nhân ...

    Đọc thêm