Các rủi ro liên quan đến sinh thiết vú

Sinh thiết vú được sử dụng rộng rãi trong chẩn đoán các vấn đề liên quan tới vú, đặc biệt là ung thư vú. Sinh thiết vú là cách tốt để đánh giá khối u ở vú hoặc một phần của vú có phải là ung thư hay không. Tuy nhiên, phương pháp này cũng mang lại những rủi ro nhất định. Vì vậy lựa chọn phương pháp sinh thiết đóng vai trò rất quan trọng.

1. Sinh thiết vú là gì?

Sinh thiết vú là một thủ thuật lấy mô tế bào vú, sau đó gửi đến phòng thí nghiệm và được kiểm tra dưới kính hiển vi nhằm tìm ra ung thư vú. Đây được xem là phương pháp tối ưu nhất giúp đánh giá khối u ở vú hoặc một phần của vú liệu có phải là ung thư hay không.

Thông qua sinh thiết vú, bác sĩ sẽ xác định được khối u ở vú là u ác tính (ung thư) hay lành tính (không bị ung thư).

2. Các phương pháp sinh thiết vú

Có nhiều cách khác nhau để lấy mẫu mô tế bào vú, bao gồm:

2.1 Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (FNA)

Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (FNA): Sử dụng một cây kim nhỏ chọc vào khối u và lấy ra một mẫu tế bào vú hoặc một ít chất dịch để kiểm tra xem khối u đó là u nang chứa chất lỏng hay khối u dạng rắn.

Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (FNA)
3 loại sinh thiết vú cơ bản hiện nay

2.2 Sinh thiết lõi kim (CNB)

Sinh thiết lõi kim (CNB) thủ thuật được thực hiện bằng cách dùng một cây kim có lõi rỗng để lấy những mẫu mô xét nghiệm, mỗi một mẫu sẽ có kích thước bằng hạt gạo.

2.3 Sinh thiết nhờ chân không

Sinh thiết nhờ chân không được thực hiện bằng việc sử dụng một đầu dò có máy hút nhẹ để lấy ra một mẫu tế bào ở mô vú. Phương pháp này sẽ để lại một vết sẹo nhỏ.

2.4 Sinh thiết qua mổ hở

Sinh thiết qua mổ hở là phương pháp loại bỏ một phần hoặc toàn bộ khối u thông qua một đường rạch nhỏ trên da. Các mô sau đó sẽ được nghiên cứu dưới kính hiển vi. Đây là bước đầu tiên để xét nghiệm khối u trong trường hợp phương pháp sinh thiết bằng kim không cung cấp đủ lượng thông tin để chẩn đoán.

2.5 Sinh thiết kim lấy lõi theo chỉ dẫn của ảnh chụp MRI

Bệnh nhân sẽ được đặt trong tư thế nằm sấp và để ngực vào trong một chỗ lõm trên bàn. Máy chụp MRI sẽ cung cấp các hình ảnh cho bác sĩ để xác định được khối u. Bác sĩ sẽ thực hiện một vết mổ nhỏ và lấy mẫu xét nghiệm bằng một cây kim lấy lõi.

2.6 Sinh thiết lập thể

Loại sinh thiết này sử dụng hình ảnh chụp quang tuyến vú để xác định vị trí của các khu vực đáng ngờ trong vú. Những hình ảnh này giúp hướng dẫn chuyên gia trích xuất một mẫu nhỏ của mô, sau đó đưa đi thử nghiệm để tìm kiếm các tế bào ung thư trong phòng thí nghiệm.

2.7 Sinh thiết vú bằng kim có hút chân không hỗ trợ dưới định vị Stereotactic

Kỹ thuật này sử dụng kim sinh thiết có kích thước lớn từ 12 G trở lên, kết hợp với lực hút chân không nên giúp lấy được nhiều bệnh phẩm hơn, từ đó khả năng thành công cao hơn. Bên cạnh đó, kỹ thuật này cũng ít xâm lấn hơn so với phương pháp sinh thiết mở: Vị trí rạch da không cần khâu phục hồi, không cần chăm sóc đặc biệt, người bệnh có thể trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường ngay ngày hôm sau. Ngoài ra, việc đặt marker đánh dấu vị trí can thiệp được tiến hành ngay trong thủ thuật giúp việc quản lý tổn thương sau khi có kết quả xét nghiệm được thuận lợi hơn.

3. Các trường hợp được chỉ định sinh thiết vú

Sinh thiết vú thường được khuyến cáo cho những trường hợp phát triển các triệu chứng của ung thư vú hoặc phát hiện những bất thường trong các xét nghiệm sàng lọc; chẩn đoán hình ảnh ví dụ như siêu âm vú, chụp quang tuyến vú, MRI vú.

Chỉ định sinh thiết vú
Sinh thiết vú là phương pháp tối ưu nhất giúp chẩn đoán ung thư vú

3.1 Các trường hợp phát triển triệu chứng ung thư vú:

  • Một khối u vú
  • Lúm đồng tiền trên ngực
  • Mô vú dày
  • Thay đổi núm vú
  • Núm vú tiết ra chất dịch
  • Phát ban hoặc có vết loét trên vú
  • Mở rộng tĩnh mạch trên vú
  • Vú bị thay đổi kích thước, hình dạng và trọng lượng
  • Xuất hiện hạch to ở nách

3.2 Các phát hiện bất thường trên các xét nghiệm hình ảnh

  • Xuất hiện các nốt vôi hóa nhỏ trên chụp quang tuyến vú
  • Thấy xuất hiện một cục rắn trên siêu âm vú
  • Một khối có viền không đều trên MRI vú

4. Các rủi ro liên quan đến sinh thiết vú

Thủ thuật sinh thiết vú là tương đối đơn giản, tuy nhiên nó không an toàn tuyệt đối mà tiềm ẩn một vài rủi ro nhất định cho bệnh nhân. Một số nguy cơ có thể xảy ra, bao gồm:

  • Thay đổi hình dạng vú, điều này sẽ phụ thuộc vào kích thước phần mô bị loại bỏ
  • Bầm tím và sưng vú
  • Nhiễm trùng hoặc chảy máu tại vị trí sinh thiết
  • Chỗ tiêm bị nhức
  • Có thể phải thực hiện phẫu thuật bổ sung hoặc các điều trị khác, tùy thuộc vào kết quả sinh thiết

Nếu có những biểu hiện bất thường, kèm theo những triệu chứng như: Sốt, vị trí lấy sinh thiết chuyển màu đỏ, hoặc chỗ lấy sinh thiết tiết dịch... Bạn cần phải thông báo ngay cho bác sĩ nếu bạn gặp phải các vấn đề trên.

Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho người bệnh cũng như chất lượng dịch vụ chữa bệnh đạt hiệu quả cao việc lựa chọn địa chỉ chữa bệnh là đóng vai trò rất quan trọng.

Khám bệnh ung bướu
Tầm soát ung thư vú tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với 4 công nghệ hiện đại nhất

Hiện nay, Bệnh viện Đa Khoa Quốc tế Vinmec là một trong rất ít bệnh viện trên cả nước áp dụng kỹ thuật sinh thiết vú bằng kim có hút chân không hỗ trợ dưới định vị Stereotactic giúp lấy bệnh phẩm chính xác, mẫu bệnh phẩm lớn hơn so với sinh thiết lõi nên tăng khả năng chẩn đoán sớm ung thư vú. Bệnh viện Vinmec được trang bị hệ thống sinh thiết định vị đồng bộ, đảm bảo chất lượng chuyên môn ở mức cao, chẩn đoán sớm bệnh ung thư vú từ khi chưa có triệu chứng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

5.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan