Chẩn đoán và lựa chọn điều trị đa u tủy

Đa u tủy xương là một bệnh tăng sinh ác tính của tương bào ở tủy xương và một số cơ quan khác, là loại ung thư khiến bệnh nhân toàn thân suy sụp, đau và gãy xương, rối loạn tâm thần, chảy máu...

1. Đa u tủy xương là bệnh gì?

Đa u tuỷ xương
Đa u tuỷ xương còn gọi là u tương bào hay bệnh u tủy

Đa u tủy là bệnh ung thư của tương bào trong tủy xương. Bệnh còn được gọi là u tương bào hay bệnh u tủy.

Tương bào là tế bào được tìm thấy trong tủy xương và có vai trò tạo miễn dịch để bảo vệ cơ thể chống lại virus và vi trùng. Trong bệnh đa u tủy, chỉ 1 tế bào tương bào (tế bào u tủy) bất thường nhân đôi một cách nhanh chóng, phá vỡ hệ thống miễn dịch và thay thế tế bào tủy bình thường.Bệnh có thể xuất hiện ở nhiều nơi trên cơ thể, điều này giải thích tại sao bệnh được gọi là bệnh đa u tủy.

Bệnh được chia làm 5 giai đoạn:

  • Gamma globulin đơn dòng chưa xác định
  • Đa u tủy giai đoạn tiềm tàng nguy cơ thấp
  • Đa u tủy giai đoạn tiềm tàng nguy cơ cao
  • Đa u tủy giai đoạn hoạt động sớm hay đa u tủy giai đoạn tiềm tàng nguy cơ rất cao
  • Đa u tủy giai đoạn hoạt động hay còn gọi tắt là đa u tủy

2. Những nguyên nhân gây bệnh và yếu tố nguy cơ

Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được rõ nhưng có vài yếu tố nguy cơ. Yếu tố nguy cơ là bất cứ điều gì làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Đa u tủy có thể là sự kết hợp của vài yếu tố nguy cơ. Bao gồm:

  • Tuổi: Đa u tủy thường gặp ở người già
  • Giới: Bệnh thường gặp ở nam hơn nữ
  • Chủng tộc: Bệnh thường gặp ở người da đen hơn da trắng và châu Á
  • Tiếp xúc với hóa chất: Xăng, dầu, benzene, pesticides, dioxins, nước sơn, cao su và thuốc nhuộm tóc.
  • Nghề nghiệp: Nông dân, thợ mộc hay thợ thuộc da, thợ làm tóc, thợ sơn, thợ trang trí
  • Tiếp xúc với virus, tia xạ
  • Tiền sử gia đình

3. Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh

Bệnh ảnh hưởng đến các bệnh nhân khác nhau theo một cách khác nhau. Triệu chứng của bệnh nhân tùy thuộc vào mức độ bệnh ngay lúc chẩn đoán.Bệnh có thể ảnh hưởng đến xương, tế bào máu và thận.

3.1 Biểu hiện lâm sàng

  • Đau xương : Vị trí thường gặp là ở vùng cột sống, chậu hông, lồng ngực, đau tăng khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi
  • Gãy xương tự nhiên
  • U xương: thường thấy ở các vị trí như xương sọ, xương đòn, xương ức, xương bả vai, cột sống... ít thấy ở các xương chân tay.
  • Biểu hiện bên ngoài xương như tổn thương thận, thiếu máu, giảm tiểu cầu, tăng calci máu, dễ bị nhiễm trùng do giảm sản xuất kháng thể, và khi bị nhiễm trùng thì cần thời gian lâu hơn để phục hồi...
  • Bầm tím, mệt mỏi,...

3.2 Chẩn đoán bệnh đa u tủy

Chẩn đoán đa u tủy xương thường khó do nhiều triệu chứng mơ hồ. Vài bệnh nhân không có triệu chứng và nghi ngờ bệnh sau xét nghiệm máu thường quy. Bệnh nhân có nghi ngờ mắc bệnh được chuyển đến bác sĩ huyết học để làm các xét nghiệm chẩn đoán.

  • Bệnh sử
  • Khám lâm sàng
  • Xét nghiệm máu đầy đủ
  • Xét nghiệm chức năng thận
  • Nồng độ Canxi
  • Xét nghiệm nồng độ protein bất thường
  • Thu thập nước tiểu 24h tìm protein bất thường
  • Chụp X-quang hệ xương
  • Tủy đồ và sinh thiết tủy ( Xét nghiệm lấy 1 mẫu xương và xem dưới kính hiển vi tìm tương bào bất thường).

4. Điều trị bệnh đa u tủy

Đa u tuỷ xương
Mặc dù không có phương pháp chữa khỏi bệnh đa u tủy nhưng bệnh có thể điều trị và kiểm soát được

4.1 Mục tiêu điều trị bệnh u tủy

  • Kiểm soát được bệnh
  • Cải thiện thời gian sống của bệnh nhân
  • Điều trị triệu chứng
  • Cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân

4.2 Lựa chọn điều trị

Điều trị đa u tủy xương tùy thuộc từng bệnh nhân và có thể bao gồm:

  • Theo dõi sát những nơi bệnh chưa biểu hiện, chưa gây ra bất kỳ biến chứng nào
  • Truyền dịch để bảo vệ thận
  • Giảm đau
  • Kháng sinh
  • Truyền máu
  • Tiêm thuốc để cải thiện số lượng tế bào máu
  • Hóa trị
  • Truyền hóa chất
  • Steroids
  • Các thuốc điều hòa miễn dịch (tác động lên các tế bào của hệ miễn dịch, vd Thalidomide và Lenalidomide)
  • Bortezomib (thuốc kháng ung thư thế hệ mới tác dụng lên các proteasome)
  • Ghép tế bào gốc tạo máu
  • Bisphosphonates (thuốc làm giảm thiểu các bệnh đau xương)
  • Xạ trị
  • Lọc thận cho các bệnh nhân có tổn thương thận kéo dài

Mặc dù đã được điều trị ổn định, bệnh vẫn luôn có nguy cơ tái phát trở lại nên việc theo dõi sau điều trị là rất quan trọng. Người bệnh cần được kiểm tra thường xuyên để phát hiện sớm các dấu hiệu tái phát bệnh. Việc theo dõi bao gồm: khám lâm sàng, xét nghiệm máu, tủy đồ và chụp Xquang.

Hiện nay, bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đang là cơ sở y tế đi đầu trong lĩnh vực phát hiện các bệnh lý liên quan đến ung thư và trong đó bệnh đa u tủy xương có thể điều trị được bằng điều trị đặc hiệu bằng ghép tế bào gốc điều trị đa u tủy xương. Ghép tế bào gốc tạo máu là phương pháp điều trị triệt để nhất, cơ hội giúp bệnh nhân mắc bệnh về máu ác tính, trong đó có bệnh đa u tủy xương để bệnh nhân có thể lui bệnh và có cuộc sống bình thường.

Mọi thắc mắc về sàng lọc ung thư cũng như điều trị bệnh đa u tủy tại Vinmec hãy đến trực tiếp tại bệnh viện hoặc liên hệ TẠI ĐÂY để được giải đáp.

XEM THÊM:

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

7.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan