Tiên lượng điều trị trong ung thư bàng quang

Giống như các loại ung thư khác, ung thư bàng quang cũng trải qua nhiều giai đoạn, tiến triển từ nhẹ đến nặng. Việc xác định bệnh đang ở giai đoạn nào có ý nghĩa rất quan trọng trong việc điều trị và đưa ra tiên lượng điều trị cho bệnh ung thư bàng quang.

1. Ung thư bàng quang có nguy hiểm không?

Theo thống kê, hiện nay ung thư bàng quang chiếm khoảng 3% trên tổng các loại ung thư. Bệnh này xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng độ tuổi thường gặp nhất là từ 50-60.

Ung thư bàng quang là bệnh lý rất nguy hiểm, nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, thậm chí có thể lấy đi sinh mạng người bệnh bất cứ lúc nào.

Một số hậu quả do ung thư bàng quang gây có thể kể tới gồm:

  • Ung thư bàng quang dẫn tới hiện tượng xơ bàng quang, làm cho dung lượng bàng quang nhỏ đi và thậm chí là gây trào ngược ống tiết niệu. Khả năng cao còn gây ra hiện tượng viêm thận và phù thận, sau một khoảng thời gian sẽ gây hỏng thận hoặc nhiễm độc nước tiểu;
  • Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân ung thư bàng quang sẽ có các triệu chứng như đi tiểu nhiều, tiểu gấp, có cảm giác đau khi đi tiểu;
  • Khi khối u bị lở loét kết hợp với tình trạng viêm, bàng quang sẽ co thắt khiến bệnh nhân có các triệu chứng ớn lạnh, sốt...;
  • Nếu khối u bàng quang xâm lấn rộng và sâu, hoặc co lại người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn, bí bách.
  • Trường hợp khối u ở vị trí bàng quang sẽ có triệu chứng tắc đường tiết niệu, tiểu bí. Nếu khối u xâm lấn miệng đường tiết niệu sẽ phát sinh ứ nước ở đài thận và có viêm nhiễm lên trên, có thể gây ra hiện tượng nhiễm trùng máu;
  • Đặc biệt, ung thư bàng quang có thể gây nên bệnh lao. Những bệnh nhân ung thư bàng quang có tiền sử lao sau khi điều trị chống virus thì vẫn có triệu chứng tiết niệu hoặc nước tiểu khác thường.

2. Ung thư bàng quang có chữa được không?

Bệnh ung thư bàng quang là loại ung thư khá nguy hiểm, tuy nhiên nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì tỷ lệ điều trị thành công là rất cao.

Khả năng điều trị thành công bệnh ung thư bàng quang còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến là khả năng phát hiện sớm bệnh, mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe của người bệnh như thế nào.

tien-luong-dieu-tri-trong-ung-thu-bang-quang-1
Ung thư bàng quang

3. Tiên lượng điều trị trong ung thư bàng quang

Ung thư bàng quang phát triển qua nhiều giai đoạn, nếu như ở giai đoạn 1 và giai đoạn 2 thì việc điều trị sẽ rất dễ dàng, vì thế người bệnh có thể sống được rất lâu.

Nhưng khi ung thư bàng quang đã ở giai đoạn 3 tức là khối u bắt đầu xâm lấn ra bên ngoài bề mặt bàng quang và các mô xung quanh bề mặt, các bác sĩ sẽ phải làm các xét nghiệm để phẫu thuật kết với phương pháp xạ trị và hóa trị nhằm loại bỏ bàng quang và hạch bạch huyết, tỉ lệ sống ở giai đoạn này chỉ khoảng 40%.

Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn 4 thì tỉ lệ sống chỉ khoảng 20% bởi lúc này bệnh đã di căn đến xương phổi, gan. Bác sĩ chỉ làm đủ mọi phương pháp để kéo dài sự sống cho người bệnh trong khoảng thời gian ngắn, lúc này chất lượng cuộc sống của người bệnh cũng rất kém

Trên thực tế ung thư bàng quang sống được bao lâu phụ thuộc vào việc bệnh ở giai đoạn nào và thể trạng người bệnh ra sao, việc điều trị được tiến hành như thế nào.

4. Phác đồ điều trị ung thư bàng quang

Các phương pháp điều trị bệnh ung thư bàng quang bao gồm:

4.1 Phẫu thuật

Một trong những loại phẫu thuật sau đây có thể được thực hiện:

  • Phẫu thuật nội soi (TUR):

Phẫu thuật được thực hiện qua nội soi bàng quang (một ống mỏng được đưa vào bàng quang thông qua niệu đạo). Một công cụ có một vòng dây nhỏ ở đầu được sử dụng để loại bỏ ung thư hoặc đốt cháy khối u bằng điện năng lượng cao;

  • Cắt bàng quang toàn bộ:

Phẫu thuật cắt bỏ bàng quang và nạo vét hạch bạch huyết cùng các cơ quan lân cận có chứa ung thư. Phẫu thuật này có thể được thực hiện khi ung thư bàng quang xâm lấn vào thành cơ, hoặc khi ung thư bề mặt đã lan rộng gần hết bàng quang. Ở nam giới, các cơ quan gần đó cũng được loại bỏ là tuyến tiền liệt và túi tinh. Ở phụ nữ, tử cung, buồng trứng và một phần của âm đạo cũng được loại bỏ. Đôi khi, do tổn thương ung thư đã lan ra ngoài bàng quang và không thể loại bỏ hoàn toàn, phẫu thuật cắt bỏ bàng quang có thể được thực hiện chỉ để giảm các triệu chứng tiết niệu do ung thư gây ra. Khi bàng quang đã được cắt bỏ, các bác sĩ phẫu thuật sẽ tạo ra một cách khác để đưa nước tiểu ra khỏi cơ thể;

  • Cắt bàng quang bán phần:

Phẫu thuật cắt bỏ một phần bàng quang có thể được thực hiện cho những bệnh nhân có khối u có độ ác tính thấp đã xâm lấn vào thành bàng quang nhưng mới chỉ giới hạn ở một khu vực của bàng quang. Vì chỉ một phần của bàng quang được loại bỏ, bệnh nhân có thể đi tiểu bình thường sau phẫu thuật

  • Chuyển nước tiểu:

Phẫu thuật này nhằm tạo ra một cách mới để lưu trữ và đưa nước tiểu ra khỏi cơ thể.

Sau khi bác sĩ loại bỏ tất cả các bệnh ung thư có thể nhìn thấy tại thời điểm phẫu thuật, một số bệnh nhân có thể được hóa trị liệu sau phẫu thuật để tiêu diệt bất kỳ tế bào ung thư nào còn sót lại. Điều trị được đưa ra sau phẫu thuật để giảm nguy cơ ung thư sẽ quay trở lại, được gọi là liệu pháp bổ trợ.

4.2 Xạ trị

Xạ trị là phương pháp điều trị ung thư sử bằng việc sử dụng tia X năng lượng cao hoặc các loại phóng xạ khác để tiêu diệt tế bào ung thư hoặc giữ cho chúng không phát triển. Có hai loại xạ trị:

  • Xạ trị bên ngoài: Sử dụng máy bên ngoài cơ thể để chiếu bức xạ tới bệnh ung thư;
  • Xạ trị trong: Chất phóng xạ được niêm phong trong kim, hạt, dây điện hoặc ống thông được đặt trực tiếp vào hoặc gần phần tổn thương ung thư.

Cách thức xạ trị được chỉ định tùy thuộc vào giai đoạn ung thư. Liệu pháp xạ trị từ ngoài được sử dụng để điều trị ung thư bàng quang.

tien-luong-dieu-tri-trong-ung-thu-bang-quang-2
Xạ trị điều trị ung thư bàng quang

4.3 Hóa trị

Hóa trị là một phương pháp điều trị sử dụng thuốc để ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư, bằng cách tiêu diệt các tế bào hoặc bằng cách ngăn chặn chúng phân chia.

  • Khi hóa trị được thực hiện bằng đường uống hoặc tiêm vào tĩnh mạch, thuốc sẽ xâm nhập vào máu và có thể đến các tế bào ung thư trên toàn cơ thể (hóa trị liệu toàn thân);
  • Khi hóa trị được đưa trực tiếp vào dịch não tủy, một cơ quan hoặc khoang cơ thể như bụng, các loại thuốc chủ yếu ảnh hưởng đến các tế bào ung thư ở những khu vực đó (hóa trị liệu tại chỗ);
  • Đối với ung thư bàng quang, hóa trị liệu tại chỗ có thể đưa vào bàng quang thông qua một ống được đưa vào niệu đạo. Cách thức hóa trị sẽ tùy thuộc vào loại và giai đoạn ung thư được điều trị. Đa hóa trị là điều trị bằng cách sử dụng nhiều hơn một loại thuốc chống ung thư.

4.4 Liệu pháp miễn dịch

Liệu pháp miễn dịch là phương pháp điều trị sử dụng hệ thống miễn dịch của bệnh nhân để chống ung thư. Các chất được tạo ra bởi cơ thể hoặc được sản xuất trong phòng thí nghiệm được sử dụng để tăng cường, chỉ đạo hoặc khôi phục cơ thể phòng thủ tự nhiên chống lại ung thư. Loại điều trị ung thư này còn được gọi là liệu pháp sinh học hoặc trị liệu sinh học.

Có nhiều loại liệu pháp miễn dịch khác nhau:

  • Điều trị bằng cách ức chế điểm kiểm soát miễn dịch: Thuốc ức chế PD-1 là một loại trị liệu ức chế điểm kiểm soát miễn dịch được sử dụng trong điều trị ung thư bàng quang;
  • ENLARGE;
  • BCG (bacillus Calmette-Guérin): Ung thư bàng quang có thể được điều trị bằng liệu pháp miễn dịch gọi là BCG ( vi trùng lao song). BCG được hòa trong một dung dịch và đặt trực tiếp vào bàng quang bằng ống thông.

5. Điều trị bệnh ung thư bàng quang theo giai đoạn

Tùy theo mức độ xâm lấn và di căn, ung thư bàng quang được chia làm 5 giai đoạn. Mỗi giai đoạn sẽ có phác đồ điều trị phù hợp.

5.1 Giai đoạn 0 và I: Ung thư biểu mô nhú không xâm lấn và ung thư biểu mô tại chỗ

Điều trị giai đoạn 0, I có thể bao gồm:

  • Cắt bỏ u qua nội soi sau đó sẽ điều trị thêm;
  • Hóa trị (hoặc BCG) tại chỗ sau khi phẫu thuật;
  • Cắt bàng quang bán phần;
  • Cắt bàng quang toàn bộ.

5.2 Giai đoạn II và III: Ung thư bàng quang

Điều trị ung thư bàng quang giai đoạn II và III có thể bao gồm:

  • Cắt bàng quang bán phần;
  • Hóa trị kết hợp sau đó là cắt bàng quang triệt để. Một sự chuyển hướng nước tiểu có thể được thực hiện;
  • Xạ trị ngoài có hoặc không có hóa trị;
  • Cắt bàng quang bán phần có hoặc không có hóa trị;
  • Cắt bỏ u qua nội soi .

5.3 Ung thư bàng quang giai đoạn IV

Điều trị ung thư bàng quang giai đoạn IV chưa lan sang các bộ phận khác của cơ thể có thể bao gồm những điều sau đây:

  • Hóa trị;
  • Cắt bàng quang bán phần hoặc theo sau bằng hóa trị;
  • Xạ trị ngoài có hoặc không có hóa trị;
  • Cắt bỏ bàng quang như một liệu pháp giảm nhẹ để giảm triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Điều trị ung thư bàng quang giai đoạn IV đã lan sang các bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như phổi, xương hoặc gan, có thể bao gồm những điều sau đây:

  • Hóa trị có hoặc không điều trị tại chỗ (phẫu thuật hoặc xạ trị);
  • Liệu pháp miễn dịch (liệu pháp ức chế điểm kiểm soát miễn dịch);
  • Liệu pháp xạ trị bên ngoài để giảm nhẹ triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống;
  • Chuyển nước tiểu: Phẫu thuật để tạo ra một cách mới cho cơ thể đưa nước tiểu ra khỏi cơ thể;

Điều trị ung thư bàng quang tái phát phụ thuộc vào điều trị trước đó và nơi ung thư đã tái phát. Điều trị ung thư bàng quang tái phát có thể bao gồm:

  • Hóa trị kết hợp;
  • Liệu pháp miễn dịch (liệu pháp ức chế điểm kiểm soát miễn dịch);
  • Phẫu thuật cho các khối u bề mặt hoặc cục bộ. Phẫu thuật có thể được theo sau bằng liệu pháp sinh học và/hoặc hóa trị;
  • Liệu pháp xạ trị như liệu pháp giảm nhẹ để giảm triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

11.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Gemcitabine trong điều trị ung thư bàng quang
    Gemcitabine trong điều trị ung thư bàng quang

    Hiện nay, Bộ Y tế đã cho phép sử dụng Gemcitabine, một loại hóa chất mới điều trị ung thư bàng quang. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, hóa chất này đang có tác dụng tốt đối với ung ...

    Đọc thêm
  • Tác dụng của thuốc Broccoli
    Tác dụng của thuốc Broccoli

    Broccoli là một loài thực vật có tên khoa học là Brassica oleracea var. Botrytis và có tên tiếng Việt là bông cải xanh. Các chiết xuất từ mầm bông cải xanh được điều chế làm thuốc và được gọi ...

    Đọc thêm
  • Bệnh nhân tiểu đường thường xuyên bị tiểu buốt là bị bệnh gì?
    Tắc nghẽn đường tiểu dưới, nguyên nhân do đâu?

    Chào bác sĩ, chồng em bị tắc ống dẫn nước tiểu, nhiều đêm phải ngồi đi tiểu, có khi muốn đi mà không đi được, bí tiểu. Em hỏi đây có thể là triệu chứng bệnh thận không ạ?

    Đọc thêm
  • Santabin
    Công dụng thuốc Santabin

    Thuốc Santabin được chỉ định trong điều trị bệnh ung thư vú, tuyến tụy, bàng quang... Tuy nhiên, trong quá trình điều trị thuốc Santabin có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, trước ...

    Đọc thêm
  • carbosin-5-9.png
    Công dụng thuốc Carbosin

    Carbosin thuộc nhóm thuốc chống ung thư và tăng cường hệ thống miễn dịch. Thuốc Carbosin sử dụng theo đường tiêm truyền tĩnh mạch. Để nắm rõ liều lượng dùng thuốc nhằm hạn chế tác dụng phụ, bệnh nhân hãy ...

    Đọc thêm