Tìm hiểu kỹ thuật sinh thiết da

Sinh thiết da được xem là một phương pháp thiết yếu trong việc chẩn đoán bệnh của khoa da liễu. Nó quan trọng bởi nhờ vào kỹ thuật này mà bác sĩ có thể xác định chính xác các căn bệnh về da, đặc biệt là ung thư da, từ đó đưa ra được phương pháp chữa trị phù hợp và hiệu quả nhất cho người bệnh.

1. Sinh thiết da là gì?

Sinh thiết da là một thủ thuật tương đối đơn giản, được áp dụng phổ biến trong việc chẩn đoán các rối loạn về da, đặc biệt là ung thư da. Phương pháp này được thực hiện bằng cách lấy một mẫu da có kích thước từ 2-5mm để đem đi xét nghiệm mô bệnh học. Thông qua sinh thiết da giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác hoặc loại trừ một số bệnh về da và các bệnh lý khác.

2. Các loại sinh thiết da thường dùng

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh cũng như những khu vực tổn thương nghi ngờ mà mỗi bệnh nhân sẽ có một phương pháp sinh thiết da khác nhau. Thủ thuật này thường có 3 loại chính, bao gồm:

2.1 Sinh thiết bấm

Đây là phương pháp thường được sử dụng nhất trong chẩn đoán các bệnh về da. Bác sĩ sẽ dùng một cây kim có dạng bút nhỏ, với kích thước khoảng 2-4mm, sau đó bấm lấy một mẫu sinh thiết trên da, kết thúc quá trình sinh thiết bằng một mũi khâu. Tuy nhiên nếu vết sinh thiết rất nhỏ thì có thể không cần khâu mà vết thương vẫn tự lành được.

2.2 Sinh thiết cạo

Phương pháp này được thực hiện bằng cách sử dụng một bộ công cụ giống như dao cạo để loại bỏ một phần nhỏ các lớp trên cùng của da, hoặc lớp biểu bì và một phần lớp hạ bì. Thủ thuật này không yêu cầu phải khâu da.

2.3 Sinh thiết cắt

Sinh thiết cắt sử dụng dao phẫu thuật để loại bỏ toàn bộ hoặc một khu vực bất thường của da, bao gồm cả một phần của làn da bình thường và thông qua các lớp mỡ của da. Phương pháp này phải yêu cầu khâu kín chỗ cắt trên da.

Vai trò của sinh thiết trong chẩn đoán ung thư da
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà sẽ có một phương pháp sinh thiết da khác nhau

3. Các trường hợp cần thực hiện sinh thiết da

Sinh thiết da là cần thiết để chẩn đoán và điều trị cho các tình trạng về da, bao gồm:

  • Viêm da dày sừng
  • Viêm da, vảy nến và các vấn đề viêm da khác
  • Bọng nước Pemphigoid hay các rối loạn phồng rộp da
  • Các bệnh ung thư da, gồm ung thư biểu mô tế bào vảy và u ác tính, ung thư biểu mô tế bào đáy.
  • Nhiễm trùng da
  • Nốt ruồi tăng trưởng bất thường
  • Mụn cóc

4. Quy trình thực hiện sinh thiết da

4.1 Chuẩn bị sinh thiết da

Trước khi thực hiện sinh thiết da, bệnh nhân nên nói rõ cho bác sĩ nếu:

  • Đã được chẩn đoán mắc tình trạng rối loạn chảy máu
  • Đã từng bị chảy máu nhiều sau khi thực hiện các thủ thuật y tế khác
  • Đã hoặc đang sử dụng các loại thuốc làm loãng máu như aspirin, thuốc có chứa warfarin (Coumadin) hoặc heparin; các loại thuốc ức chế hệ miễn dịch như thuốc tiểu đường được sử dụng sau khi cấy ghép nội tạng.

Tùy thuộc vào vị trí của sinh thiết da, bạn có thể được yêu cầu thay quần áo bằng áo choàng của bệnh viện. Sau đó, y tá sẽ làm sạch vùng da chuẩn bị sinh thiết. Khu vực sinh thiết có thể được đánh dấu bằng một dấu hiệu phẫu thuật hoặc dùng bút để đánh dấu.

Tiếp theo, bác sĩ sẽ gây tê cục bộ để làm tê vị trí lấy sinh thiết. Bạn có thể cảm thấy nóng trong da khoảng vài giây sau khi được tiêm thuốc gây tê.

4.2 Trong khi thực hiện sinh thiết da

Quá trình sinh thiết da thường mất khoảng 15 phút. Mỗi loại sinh thiết da sẽ được thực hiện theo các cách khác nhau:

  • Đối với sinh thiết cạo: Bác sĩ sẽ sử dụng một lưỡi dao cạo để cắt mô. Độ sâu của vết rạch sẽ dựa trên loại sinh thiết được thực hiện và khu vực được sinh thiết. Sau khi sinh thiết có thể gây chảy máu.
  • Đối với sinh thiết bấm và sinh thiết cắt bỏ: Bác sĩ sẽ dùng công cụ chuyên dụng để cắt lớp trên cùng của lớp mỡ dưới da, sau đó kết thúc bằng thao tác khâu đóng vết thương. Để bảo vệ vết thương và ngăn ngừa chảy máu, bệnh nhân sẽ được băng vết thương lại sau khi sinh thiết.

4.3 Kết quả sinh thiết da

Sau khi hoàn tất các thủ tục sinh thiết da, mẫu da sẽ được gửi tới phòng thí nghiệm để kiểm tra. Kết quả có thể mất vài ngày hoặc vài tuần, tùy thuộc vào mức độ phức tạp của loại sinh thiết.

Kết quả sinh thiết
Sinh thiết da giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác hoặc loại trừ một số bệnh về da và các bệnh lý khác

5. Chăm sóc cho vết thương nhanh lành

Một số cách để chăm sóc cho vết thương nhanh lành bao gồm:

  • Vệ sinh tay sạch sẽ với nước rửa tay trước khi chạm vào chỗ lấy sinh thiết để tránh bị nhiễm trùng do vi khuẩn từ tay xâm nhập vào
  • Vệ sinh nơi sinh thiết bằng nước và xà phòng. Trong trường hợp sinh thiết trên da đầu, bạn có thể sử dụng dầu gội đầu để vệ sinh sạch sẽ vết thương.
  • Nên dùng nước ấm rửa lại để loại bỏ hoàn toàn lượng xà phòng còn Sót lại và tránh làm kích ứng vùng da nhạy cảm. Sau đó thấm khô bằng khăn sạch.
  • Thay băng sạch sẽ để bảo vệ vết thương, giúp vết thương nhanh lành.

6. Rủi ro khi thực hiện sinh thiết da

Nhìn chung, sinh thiết da là một thủ thuật khá an toàn, và không gây nguy hiểm tới tính mạng. Tuy nhiên, một số trường hợp vẫn xảy ra các biến chứng như:

  • Chảy máu nhiều và không có dấu hiệu dừng lại
  • Bị bầm tím khu vực sinh thiết
  • Để lại sẹo rõ rệt
  • Bị nhiễm trùng
  • Phản ứng dị ứng với thuốc kháng sinh

Để tìm hiểu kỹ hơn về các phương pháp sinh thiết da tại Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hotline các bệnh viện, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

XEM THÊM:

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

11.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • sinh thiết
    Điều gì sẽ xảy ra với sinh thiết?

    Sinh thiết là một phương pháp xét nghiệm giúp bác sĩ kiểm tra và phát hiện các vấn đề về sức khoẻ mà người bệnh đang mắc phải, chẳng hạn như nhiễm trùng, khối u hoặc ung thư. Hiện nay ...

    Đọc thêm
  • adenocarcinoma
    Adenocarcinoma là gì?

    Adenocarcinoma là từ ngữ chuyên môn xuất hiện phổ biến trong các bệnh án ung thư, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu chính xác ý nghĩa của thuật ngữ này. Để hiểu rõ hơn về Adenocarcinoma là gì, mời ...

    Đọc thêm
  • xơ cứng bì khu trú
    Xơ cứng bì khu trú thành từng mảng: Những điều cần biết

    Bệnh xơ cứng bì đặc trưng bởi sự tăng sinh và lắng đọng các chất tạo keo ở da, thành mạch máu và nhiều cơ quan khác trên cơ thể. Sự lắng đọng này gây hậu quả như dày cứng ...

    Đọc thêm
  • mechlorethamine
    Công dụng thuốc Mechlorethamine

    Mechlorethamine còn được biết đến với tên gọi phổ biến là Chlormethine, thuộc nhóm tác nhân alkyl hóa mù tạt nitơ. Mechlorethamine được sử dụng trong điều trị bệnh ung thư da, chống ung thư trong bệnh Hodgkin và u ...

    Đọc thêm
  • Odomzo
    Công dụng thuốc Odomzo

    Thuốc Odomzo có chứa hoạt chất sonidegib với hàm lượng 200mg được bào chế ở dạng viên nén. Thuốc được chỉ định trong điều trị ung thư biểu mô tế bào đáy. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc Odomzo có ...

    Đọc thêm