Công dụng thuốc Imlygic

Thuốc Imlygic được sử dụng phân hủy tế bào ung thư. Trong quá trình sử dụng thuốc bạn có thể cảm thấy mệt mỏi hoặc đau nhức. Những tác dụng phụ do thuốc Imlygic đôi khi gây nguy hiểm đến sức khỏe của bệnh nhân. Sau đây là một số thông tin về thuốc Imlygic mà bạn có thể tham khảo.

1. Công dụng thuốc Imlygic

Thuốc Imlygic có thành phần chính là Talimogene Laherparepvec. Đây là một loại vi rút gây ra biến đổi gen. Theo như phân tích của các nhà khoa học, vi rút này chính là một phiên bản suy yếu của vi rút Herpes Simplex loại 1. Chúng được xác định là một trong những nguyên nhân gây ra mụn rộp.

Khi sử dụng thuốc Imlygic, protein GM-CSF được tái tạo bên trong khối u sinh ra khả năng miễn dịch. Khả năng miễn dịch đó sẽ gây ra sự phân hủy đối với các tế bào ung thư. Vì vậy các nghiên cứu hướng đến sử dụng thuốc Imlygic để cải thiện u hay tế bào ung thư trong cơ thể.

2. Hướng dẫn sử dụng thuốc Imlygic

Thuốc Imlygic được tiêm qua tĩnh mạch vào thẳng khối u đang hình thành trong tĩnh mạch. Xác định được vị trí khối u trước khi tiêm để đảm bảo tác dụng. Ngoài khối u có thể nhìn hay cảm nhận được thì y học có phương pháp siêu âm để hỗ trợ tiêm thuốc Imlygic trực tiếp đến tĩnh mạch nối liền khối u. Liều lượng thuốc cần sử dụng phụ thuộc và bệnh nhân nên không xác định cụ thể được là bao nhiêu.

3. Những lưu ý khi sử dụng thuốc Imlygic

Thuốc Imlygic chống chỉ định cho đối tượng phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. Với người mắc phải hội chứng suy giảm miễn dịch không nên sử dụng thuốc Imlygic. Một số trường hợp suy giảm hệ miễn dịch chống chỉ định sử dụng thuốc Imlygic:

Tại vết tiêm thuốc, bạn nên để khô sau khi dùng cồn vệ sinh sạch. Một số vị trí có thể được tiêm thuốc gây tê giúp kim dễ dàng đưa tới khối u và bơm thuốc vào trực tiếp. Không nhất thiết chỉ tiêm lượng thuốc trong một lần, bạn có thể chia liều dùng cho mỗi lần ra và tiêm xung quanh khối u trong lần đó thay vì chỉ tiêm vào một chỗ. Phương pháp tiêm nhiều điểm xung quanh khối u sẽ giúp cho công dụng thuốc lan tỏa đều đi khắp cơ thể.

Khi rút kim ra áp lực cơ thể và môi trường sẽ có sự chênh lệch không hề nhỏ. Vì thế sau khi tiêm cần dùng bông hay băng gạc bịt kín miệng vết thương để cơ thể từ từ thích nghi trong khoảng 30 giây. Sau đó vết tiêm có thể được băng lại để bạn tránh chạm vào hay khó chịu.

Sau khi tiêm cần băng kín vùng tiêm, tránh cho khu vực này tiếp xúc với nước ít nhất một tuần. Nếu miệng vết thương rỉ máu hay có dịch chảy ra cần lưu ý theo dõi chăm sóc cụ thể. Bạn nên tránh tác động vật lý lên miệng vết thương, mỗi lần thay băng hãy chú ý vệ sinh tay thật sạch để tránh nhiễm trùng.

4. Phản ứng phụ của thuốc Imlygic

  • Mệt mỏi: Đây là tác dụng phụ phổ biến và cũng xuất hiện khi dùng thuốc Imlygic. Đối với bệnh nhân ung thư, cảm giác này sẽ nghiêm trọng hơn nên người bệnh cần lưu ý nghỉ ngơi nhiều để cân bằng cuộc sống. Một số trường hợp bác sĩ sẽ khuyên người bệnh xây dựng thời gian biểu nghỉ ngơi phù hợp sao cho đảm bảo các hoạt động mà không làm cơ thể bị tiêu hao năng lượng quá nhiều.
  • Đau nhức như cảm cúm: Dấu hiệu đau, sốt cao, lạnh... có thể là biểu hiện của tác dụng phụ sau khi dùng thuốc Imlygic. Trong 3 tháng đầu tiên phản ứng phụ này được các bác sĩ ghi nhận là khá phổ biến. Do vậy có thể sử dụng thuốc giảm triệu chứng nhức mỏi.
  • Biến chứng kèm cơn đau xung quanh vị trí tiêm: Sau khi tiêm bác sĩ thường nhắc nhở người bệnh giữ gìn vệ sinh vùng tiêm. Nếu vô tình chạm hay tác động vết tiêm có thể gây khó chịu. Một số trường hợp vì tay chưa vệ sinh kỹ chạm vào vết tiêm có thể gây ra nhiễm trùng sưng tấy.
  • Nhiễm Herpes: Thuốc Imlygic có chứa vi rút herpes nên có thể dẫn đến nhiễm trùng herpes. Các triệu chứng phổ biến để nhận biết bạn có đang nhiễm trùng Herpes là đau nhức, bỏng rát, phồng rộp ở miệng, tai, bộ phận sinh dục; chảy dịch từ mắt; giảm thị lực; giảm khả năng vận động chân tay; buồn ngủ; rối loạn thần trí.
  • Nôn mửa: Thuốc Imlygic khiến bệnh nhân nôn mửa liên tục, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thêm thuốc chống nôn để kiểm soát. Ngoài ra bạn nên hỏi bác sĩ những thực phẩm cần hạn chế để tránh tác động đến dạ dày gây nôn mửa.
  • Ảnh hưởng chức năng sinh sản: Thuốc Imlygic có khả năng gây ra dị tật thai nhi hay giảm khả năng có con ở cả nam lẫn nữ. Bạn nên tránh dùng thuốc Imlygic khi đang có dự định sinh con hoặc có kế hoạch mang thai.

5. Tương tác thuốc Imlygic

  • Tránh dùng Acyclovir vì thuốc này có thể ảnh hưởng đến công dụng của thuốc Imlygic.
  • Tránh tiếp xúc tay trực tiếp với thuốc Imlygic vì chúng có thể khiến bạn mắc Herpes.
  • Người chăm sóc bệnh nhân nên chú ý đi găng tay và đảm bảo luôn vệ sinh sạch sẽ nơi người bệnh thường sử dụng.

Bài viết trên đây cung cấp thông tin Imlygic là thuốc gì. Bạn có thể tìm hiểu thêm một số thông tin cụ thể về thuốc bằng cách tham khảo ý kiến bác sĩ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: oncolink.org

98 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan