9 bệnh phổ biến do virus hoặc vi khuẩn gây nên

Bệnh do virus hoặc vi khuẩn gây ra có thể có các triệu chứng tương tự nhau và lây lan theo đường giống nhau. Vì vậy, cần phải biết chính xác nguyên nhân gây bệnh từ đó bác sĩ mới có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp để cải thiện tình trạng bệnh.

1. Bệnh do virus

1.1. Cảm lạnh

Cảm lạnh là nhiễm virus đường hô hấp trên và do nhiều loại virus gây nên.

Virus xâm nhập vào cơ thể qua miệng, mắt hoặc mũi. Và virus được lây lan qua những giọt nhỏ trong không khí khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Hoặc cũng có thể lây lan khi tiếp xúc với tay hay vị trí mà người bệnh đã từng chạm vào.

Triệu chứng sẽ xuất hiện từ 1-3 ngày sau khi tiếp xúc với virus bao gồm: chảy nước mũi, nghẹt mũi, viêm họng, ho, đau nhức cơ thể, sốt nhẹ.

Thuốc kháng sinh không có tác dụng chống virus cảm lạnh trừ khi người bệnh có nhiễm vi khuẩn. Chủ yếu sử dụng thuốc giảm đau acetaminophen (Tylenol) để hạ sốt, giảm đau. Sử dụng thuốc xịt thông mũi hoặc thuốc nhỏ mũi.

1.2. Viêm họng

Viêm họng là đau, trầy xước hoặc kích thích cổ họng khi nuốt.

Nguyên nhân do virus cảm lạnh và cúm gây ra. Ngoài ra, có thể do một số bệnh nhiễm trùng vi khuẩn streptococcus pyogenes gây viêm họng liên cầu khuẩn, hoặc có thể do dị ứng...

Dấu hiệu của bệnh bao gồm cảm giác đau, khó chịu ở cổ họng, khó nuốt, đau sưng hạch ở cổ và hàm, amidan đỏ, đôi khi có các mảng mủ trắng trên amidan. Ngoài ra còn có thêm một số triệu chứng như sốt, ho, sổ mũi, đau đầu, buồn nôn.

Viêm họng gây đau đầu ù tai
Viêm họng gây cảm giác khó chịu cho người bệnh

Bệnh có thể kéo dài 5-7 ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên, để giảm triệu chứng đau và sốt có thể dùng acetaminophen (Tylenol) hoặc các thuốc giảm đau khác. Trong trường hợp bị nhiễm khuẩn cần phải có kê đơn thuốc của bác sĩ sử dụng kháng sinh.

1.3. Bệnh cúm

Bệnh cúm là bệnh nhiễm vi khuẩn đường hô hấp trên như mũi, cổ họng và phổi.

Virus cúm lây truyền từ những giọt nước của người bị bệnh rơi vào trong không khí khi ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Hoặc có thể chạm tay trực tiếp vào vị trí nơi mà người bệnh đã từng chạm qua.

Cúm ban đầu có triệu chứng giống cảm lạnh như sổ mũi, hắt hơi, đau họng. Nhưng sau đó thì triệu chứng của nó sẽ điển hình hơn như sốt cao, đau cơ bắp, ho khan, mệt mỏi.

Điều trị cúm thông thường là nghỉ ngơi và uống nhiều nước. Tuy nhiên, trong trường hợp bị nhiễm trùng nặng hoặc có biến chứng thì cần gặp bác sĩ để khám và kê đơn thuốc kháng virus như oseltamivir (Tamiflu), zanamivir (Relenza), peramivir (Rapivab) hoặc baloxavir (Xofluza). Những loại thuốc này có thể rút ngắn thời gian bị bệnh.

2. Bệnh do vi khuẩn

2.1. Viêm họng do vi trùng Streptococcus

Bệnh viêm họng do vi trùng Streptococcus là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn có thể khiến cổ họng cảm thấy đau đớn và khó chịu. Bệnh này chiếm một phần nhỏ của bệnh viêm họng. Nếu không được điều trị, viêm họng do vi trùng Streptococcus có thể gây ra các biến chứng, chẳng hạn như viêm thận hoặc sốt thấp khớp. Sốt thấp khớp có thể dẫn đến đau khớp và viêm, một loại phát ban cụ thể hoặc tổn thương van tim.

Nguyên nhân của bệnh là vi khuẩn thuộc nhóm liên cầu khuẩn và chúng rất dễ lây lan. Chúng có thể lây lan qua các giọt nhỏ trong không khí khi người bị nhiễm trùng ho hoặc hắt hơi, hoặc thông qua thực phẩm hoặc đồ uống dùng chung. Hoặc cũng có thể nhiễm vi khuẩn từ tay nắm cửa hoặc bề mặt khác và chuyển chúng vào mũi, miệng hoặc mắt.

Bệnh ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là ở trẻ em. Triệu chứng viêm họng bao gồm: đau họng nhanh; nuốt đau; amidan đỏ và sưng, đôi khi có những mảng trắng hoặc vệt mủ; những đốm nhỏ màu đỏ trên khu vực phía sau vòm miệng (vòm miệng mềm hoặc cứng); các hạch bạch huyết sưng, sốt; đau đầu; phát ban; buồn nôn hoặc nôn.

Điều trị bệnh có thể sử dụng kháng sinh hoặc thuốc làm giảm triệu chứng. Tuy nhiên, hãy thận trọng khi dùng aspirin cho trẻ em hoặc thanh thiếu niên.

2.2. Ho gà

Ho gà là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp rất dễ lây lan. Bệnh biểu hiện bằng một cơn ho dữ dội và sau đó là một hơi thở gấp gáp nghe có "tiếng kêu". Tử vong liên quan đến ho gà rất hiếm nhưng thường xảy ra ở trẻ sơ sinh.

Nguyên nhân của bệnh ho gà là do một loại vi khuẩn có tên là Bordetella. Khi một người nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi, những giọt mầm nhỏ li ti bắn vào không khí và dễ dàng bị hít vào phổi của bất kỳ ai xảy ra ở gần đó.

Bệnh ho gà: Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách điều trị
Ho gà là bệnh do vi khuẩn gây ra

Khi nhiễm bệnh ho gà, phải mất khoảng 7 -10 ngày để các dấu hiệu và triệu chứng xuất hiện. Đôi khi thời gian có thể kéo dài hơn. Ban đầu chúng thường nhẹ và giống với cảm lạnh thông thường: sổ mũi; nghẹt mũi; mắt đỏ, chảy nước; sốt; ho. Sau một hoặc hai tuần, các dấu hiệu và triệu chứng xấu đi. Chất nhầy dày tích tụ bên trong đường thở, gây ra ho không kiểm soát được. Các cơn ho nặng và kéo dài có thể gây nôn. Gây mệt mỏi cực độ. Tuy nhiên, nhiều người không phát triển đặc trưng. Đôi khi, ho dai dẳng là dấu hiệu duy nhất cho thấy thanh thiếu niên hoặc người trưởng thành bị ho gà. Trẻ sơ sinh có thể không ho, thay vào đó, có thể phải vật lộn để thở, hoặc thậm chí có thể tạm thời ngừng thở.

Điều trị Thuốc kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn gây ho gà và giúp tăng tốc độ phục hồi. Thành viên gia đình tiếp xúc có thể được dùng kháng sinh phòng ngừa.

2.3. Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu là bệnh do vi khuẩn gây ra nhiễm trùng trong hệ thống tiết niệu: thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Hầu như bệnh nhiễm trùng liên quan đến đường tiết niệu dưới: bàng quang và niệu đạo. Phụ nữ có nguy có mắc nhiễm trùng tiết niệu cao hơn nam giới.

Nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập qua niệu đạo và nhân lên trong bàng quang. Nhiễm trùng bàng quang do vi khuẩn E.Coli gây bệnh, còn nhiễm trùng niệu đạo do vi khuẩn đường tiêu hóa lây lan từ hậu môn đến niệu đạo.

Triệu chứng nóng rát khi đi tiểu, nước tiểu màu đỏ, hồng, có mùi mạnh; đau vùng chậu (ở phụ nữ là trung tâm của xương chậu và xung quanh khu vực xương mu).

Điều trị bằng nhóm kháng sinh fluoroquinolones như ciprofloxacin (Cipro), levofloxacin (Levaquin).

3. Bệnh do vi khuẩn hay virus

3.1. Nhiễm trùng xoang

Nhiễm trùng xoang xảy ra khi không gian bên trong mũi và đầu bị sưng và viêm trong 3 tháng hoặc lâu hơn khi đã được điều trị. Hoặc có thể bị nhiễm dùng do phát triển polyp mũi hoặc sưng niêm mạc xoang.

Nguyên nhân do polyp mũi, vẹo vách ngăn mũi hoặc nhiễm trùng đường hô hấp.

Dấu hiệu bệnh chủ yếu là chất dịch đặc, nghẹt mũi gây khó thở, đau, sưng quanh mắt, má, mũi, trán. Giảm khứu giác và vị giác. Đau tai, viêm họng, hôi miệng...

Điều trị bệnh có thể sử dụng kháng sinh. Tuy nhiên, có thể sử dụng thuốc dạng xịt hoặc viên nén/ hoặc dịch tiêm corticosteroid. Hoặc có thể điều trị giảm mẫn cảm với aspirin.

Viêm xoang
Nhiễm trùng xoang

3.2. Nhiễm trùng tai giữa

Nhiễm trùng tai giữa là không gian chứa đầy không khí phía sau màng nhĩ chứa các xương màng rung nhỏ của tai.

Viêm tai giữa là do vi khuẩn hoặc virus ở tai giữa. Nhiễm trùng này thường là kết quả của một bệnh khác như cảm lạnh, cúm hoặc dị ứng gây ra nghẹt mũi, sưng họng, sưng mũi và ống tai.

Triệu chứng: ở trẻ thường đau tai khi nằm, khó ngủ, khóc nhiều, mất thăng bằng, sốt trên 38 độ C, đau đầu, ăn không ngon. Còn ở người lớn, thường có dấu hiệu đau tai, khó nghe, trong tai có chứa chất lỏng.

Điều trị nhiễm trùng tai không cần phải sử dụng kháng sinh. Quá trình điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi, mức độ nghiêm trọng của bệnh. Ban đầu có thể kiểm soát cơn đau bằng thuốc giảm đau như acetaminophen (Tylenol) hoặc ibuprofen (Advil, Motrin IB), hoặc có thể sử dụng thuốc gây tê.

3.3. Viêm phế quản

Viêm phế quản là viêm niêm mạc của ống phế quản, mang không khí đến và đi từ phổi. Viêm phế quản mãn tính có thể dẫn tới bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).

Bệnh cấp tính thường do virus gây ra. Điển hình là virus gây cảm lạnh và cúm. Nguyên nhân phổ biến nhất của viêm phế quản mãn tính là hút thuốc lá hoặc ô nhiễm không khí, bụi, khí độc.

Bệnh xuất hiện với triệu chứng ho, nhiều chất nhầy- có thể là có màu xám vàng hoặc xanh lục, đôi khi có những vệt máu, mệt mỏi, khó thở, sốt nhẹ, khó chịu ở ngực.

Điều trị viêm phế quản bằng kháng sinh không hiệu quả. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc như thuốc ho. Nếu dị ứng, hen suyễn hoặc COPD thì có thể dùng thuốc hít và thuốc giảm viêm. Ngoài ra, để phục hồi chức năng của phổi có thể thực hiện chương trình tập thở.

Tiêm vắc-xin đầy đủ và đúng lịch giúp trẻ em và người lớn tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa các bệnh nguy hiểm. Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, Hệ thống Y tế Vinmec đang triển khai Chương trình tiêm chủng trọn gói với nhiều sản phẩm đa dạng.

Tiêm chủng, tiêm phòng, tiêm vacxin tại vinmec
Trung tâm tiêm chủng vắc-xin tại Bệnh viện Vinmec

Những ưu điểm khi tiêm vắc-xin tại Vinmec bao gồm:

  • Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe.
  • Tư vấn về vắc-xin phòng bệnh, phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin.
  • 100% khách hàng tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.
  • Được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại Hệ thống y tế Vinmec và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp – ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.
  • Phòng tiêm chủng thoáng mát, sạch sẽ, yên tĩnh.
  • Vắc-xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt để đảm bảo chất lượng.
Tiêm chủng, tiêm phòng vinmec, bảo quản thuốc vacxin
Vắc-xin tại Vinmec được bảo quản theo tiêu chuẩn GSP với chất lượng tốt nhất

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Mayoclinic.org; Cdc.gov

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

95.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan