Ai cần tiêm vắc-xin thuỷ đậu?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Thị Diễm Thúy - Bác sĩ tư vấn vắc-xin - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Hầu hết các trường hợp thuỷ đậu tương đối nhẹ nhưng nó cũng có thể nghiêm trọng, thậm chí đe dọa đến tính mạng trong một tỷ lệ người rất nhỏ. Việc tiêm phòng thuỷ đậu là biện pháp phòng bệnh tối ưu nhất cho tất cả mọi người.

Trước khi vắc xin thuỷ đậu được cấp phép tại Hoa Kỳ vào năm 1995, đã có khoảng 100 trường hợp tử vong và hơn 11.000 ca nhập viện mỗi năm do bệnh thuỷ đậu. Bệnh có nguy cơ biến chứng nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng người bệnh, đặc biệt là trẻ sơ sinh, người cao tuổi và người có hệ miễn dịch kém.

Bất cứ ai cũng có thể phát triển các biến chứng nghiêm trọng và không có cách nào có thể dự đoán được. Vì vậy, việc chích ngừa đúng lịch là vô cùng quan trọng để phòng ngừa thủy đậu, cũng như hạn chế biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.

1. Đối tượng cần tiêm vắc-xin thuỷ đậu

1.1. Trẻ em từ 12 tháng tuổi dưới 13 tuổi

Liều duy nhất 0,5 ml. Trong trường hợp nguy cơ cao có thể cân nhắc liều nhắc lại.

1.2. Người từ 13 tuổi trở lên

Chưa tiêm lần nào: tiêm 2 liều cách nhau 4-8 tuần.

Nếu đã tiêm lúc trước 12 tuổi, nếu nguy cơ cao thì cân nhắc tiêm nhắc 1 mũi.

1.3. Người có hệ miễn dịch kém và không có miễn dịch với thuỷ đậu

Bệnh nhân có thể được khuyến cáo chích ngừa vắc xin thuỷ đậu sau khi họ nhận lời khuyên từ bác sĩ. Những người đó có thể là:

Người nhiễm HIV:

Trẻ trên 12 tháng tuổi nhiễm HIV với tỷ lệ tế bào lympho CD4+ ≥15%.

Người nhiễm HIV lớn hơn 8 tuổi có số lượng tế bào lympho CD4+ ≥200 tế bào/L.

Hiện nay vẫn đang thiếu dữ liệu về sử dụng vắc xin thuỷ đậu cho thanh thiếu niên và người lớn bị nhiễm HIV. Khả năng miễn dịch của nhóm này có thể thấp hơn so với nhóm trẻ từ 1-8 tuổi. Những lợi ích của việc chích ngừa thuỷ đậu có thể lớn hơn nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng do nhiễm thuỷ đậu. Do đó, tiêm chủng phòng thuỷ đậu cần được xem xét trong nhóm này.

HIV
Người nhiễm HIV nên tiêm vắc-xin thuỷ đậu

Nếu tiêm vắc xin cho người nhiễm HIV dẫn đến các bệnh thuộc lâm sàng, Acyclovir có thể sử dụng để giúp ngăn ngừa bệnh nặng. Những người nhiễm HIV đủ điều kiện tiêm chủng nên tiêm hai liều vắc xin thuỷ đậu đơn kháng nguyên và lịch tiêm thuỷ đậu sẽ cách nhau ít nhất 3 tháng. Trẻ em, thanh thiếu niên hoặc người lớn nhiễm không nên tiêm vắc xin thuỷ đậu kết hợp với sởi, quai bị, rubella.

Người có hệ miễn dịch kém, bao gồm:

  • Những người sử dụng steroid toàn thân trong một số điều kiện nhất định chẳng hạn như hen suyễn và những người đang sử dụng steroid <2mm/kg thể trọng hoặc tổng số <20mg/ngày của thuốc tiên dược hoặc tương đương và không bị suy giảm miễn dịch. Hiện vẫn còn đang thiếu dữ liệu về những người sử dụng thuốc hít, mũi hoặc thuốc bôi có thể được chích ngừa an toàn. Tuy nhiên, dựa trên kinh nghiệm lâm sàng những người này thường có dung nạp tốt vắc xin thuỷ đậu. Một số chuyên gia đề nghị giữ lại steroid trong 2-3 tuần sau khi tiêm phòng thuỷ đậu nếu điều đó có thể thực hiện một cách an toàn.
  • Những người nhận được liều cao steroid toàn thân (≥2mg/kg/ngày hoặc ≥20mg/ngày hoặc tương đương với thuốc này trong 2 tuần) nếu ngừng điều trị bằng steroid trong 1 tháng.
  • Những người với bệnh bạch cầu, ung thư hạch hoặc các khối u ác tính khác đã thuyên giảm và chưa được hoá trị liệu trong 3 tháng. Trẻ em mắc bệnh bạch cầu đã thuyên giảm và không có bằng chứng miễn dịch với bệnh thuỷ đậu chỉ nên được tiêm vắc xin thuỷ đậu với sự hướng dẫn của bác sĩ và tiếp cận với liệu pháp chống vi rút trong trường hợp xảy ra biến chứng.

Những người bị suy giảm miễn dịch ở mức độ nào đó không nên tiêm vắc xin thuỷ đậu kết hợp với sởi, quai bị và rubella.

1.4. Đối tượng khác

Vắc xin thuỷ đậu có vai trò đặc biệt quan trọng với:

  • Những người chăm sóc hoặc ở cùng với người có hệ miễn dịch kém.
  • Giáo viên.
  • Những người chăm sóc trẻ.
  • Người dân và nhân viên ở trung tâm điều dưỡng.
  • Sinh viên đại học.
  • Tù nhân và người quản ngục.
  • Quân nhân.
  • Phụ nữ chưa có thai nhưng đang trong độ tuổi sinh sản.
  • Thanh thiếu niên và người lớn sống cùng với trẻ.
  • Khách du lịch quốc tế.

2. Ai không cần tiêm vắc-xin thuỷ đậu?

  • Những người có bằng chứng về khả năng miễn dịch chống lại căn bệnh này.
  • Một người không nên tiêm vắc xin thuỷ đậu nếu họ đã từng bị dị ứng đe doạ tính mạng với liều vắc xin thuỷ đậu trước đó hoặc bất kỳ thành phần nào của vắc xin, bao gồm cả gelatin hoặc kháng sinh neomycin.
  • Những người bị bệnh vừa hoặc nặng vào thời điểm tiêm phòng, họ có thể dời dịch tiêm khi họ đã phục hồi về sức khỏe.
  • Phụ nữ có thai không được tiêm vắc xin thuỷ đậu. Họ nên chờ đến khi hoàn thành cuộc sinh nở. Phụ nữ không nên mang thai trong 3 tháng sau khi chích ngừa thuỷ đậu.
Thủy đậu có tiêm cùng mũi cúm được không
Phụ nữ có thai không nên tiêm vắc-xin thuỷ đậu

3. Nên tiêm vắc-xin thủy đậu ở đâu để đảm bảo an toàn?

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đang cung cấp dịch vụ tiêm vắc-xin thuỷ đậu Varivax 0,5ml do hãng MSD (Mỹ) sản xuất. Vắc-xin Varivax của MSD đã được Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế cấp phép lưu hành ngày 23/7/2019.

Khách hàng lựa chọn tiêm phòng tại Vinmec sẽ được hưởng những lợi ích như:

  • Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng nhi giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm chủng.
  • Vắc xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt để đảm bảo chất lượng.
  • Trẻ được thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc-xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế Thế giới.
  • 100% trẻ tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.
  • Được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại Hệ thống y tế Vinmec và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp phản ứng phản vệ, suy hô hấp - ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.
  • Phòng tiêm chủng thoáng mát, có khu vui chơi, giúp trẻ có cảm giác thoải mái và tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.
  • Bố mẹ sẽ nhận tin nhắn nhắc lịch trước ngày tiêm và thông tin tiêm chủng của bé sẽ được đồng bộ với hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: cdc.gov; webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

6.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan