Các vắc-xin nào có chứa thành phần ngừa bệnh bạch hầu?

Bạch hầu là một bệnh lý truyền nhiễm đã có vắc-xin phòng ngừa. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, dịch bệnh bạch hầu đang có xu hướng bùng phát trở lại và diễn biến phức tạp. Việc tiêm ngừa vắc-xin được đưa lên hàng đầu, vậy vắc-xin bạch hầu ho gà uốn ván tiêm mấy mũi và có những loại nào?

1. Vắc-xin bạch hầu là mũi tiêm cơ bản

Vắc-xin bạch hầu là một trong những mũi vắc-xin cơ bản, được triển khai rộng rãi trong chương trình tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam từ hơn 30 năm qua. Vắc-xin bạch hầu hay vắc-xin bạch hầu uốn ván ho gà khá an toàn và cho hiệu quả cao trong phòng bệnh.

Nhờ vào việc triển khai tiêm phòng vắc-xin mà dịch bệnh bạch hầu đã được khống chế. Tỷ lệ người dân mắc bệnh bạch hầu đã giảm 410 lần, vắc-xin bạch hầu uốn ván ho gà đã cứu sống hàng trăm nghìn trẻ em.

Hầu hết ổ dịch bạch hầu thường xảy ra ở các khu vực nông thôn vùng sâu, vùng xa, những nơi có tỷ lệ tiêm chủng vắc-xin khá thấp. Tuy nhiên, ai ai cũng có thể mắc bệnh nếu chưa tiêm ngừa vắc-xin phòng bệnh và tiếp xúc không an toàn với mầm bệnh.

Song song với việc tiêm nhắc vắc-xin, để phòng chống dịch bạch hầu hiệu quả cần phát hiện sớm và quản lý bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh nếu có dấu hiệu ho, xuất hiện giả mạc hai bên hoặc xuất huyết giả mạc ở mặt sau vùng hầu họng.

Cần chẩn đoán, điều trị kịp thời để hạn chế biến chứng và tử vong. Những trường hợp có tiếp xúc với người bệnh bạch hầu cần được cách ly và uống kháng sinh dự phòng.

Đừng quên tiêm chủng những mũi vắc-xin quan trọng khi bé 10 tuần tuổi
Vắc-xin bạch hầu là mũi tiêm cơ bản được áp dụng rộng rãi trong chương trình tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam

2. Miễn dịch của vắc-xin bạch hầu ho gà uốn ván tồn tại bao lâu?

Miễn dịch do vắc-xin có thành phần bạch hầu sinh ra chỉ tồn tại trong cơ thể người ở một thời gian nhất định và miễn dịch này sẽ có xu hướng giảm dần theo thời gian. Khi một đứa trẻ lớn dần lên, lượng kháng thể trong cơ thể của trẻ sẽ giảm dần và tồn tại ở mức rất thấp, hoặc thậm chí không tồn tại và không thể bảo vệ trẻ trước tác nhân gây bệnh bạch hầu.

Vì vậy, theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới - WHO, các quốc gia trên toàn cầu nên triển khai thực hiện lịch tiêm ngừa đầy đủ 6 liều vắc-xin có chứa thành phần bạch hầu cho mỗi người trưởng thành.

Nên sử dụng vắc-xin bạch hầu uốn ván giảm liều thay thế cho việc tiêm vắc-xin uốn ván hoặc vắc-xin bạch hầu đơn lẻ để phòng ngừa đồng thời các bệnh truyền nhiễm này.

3. Vắc-xin bạch hầu ho gà uốn ván tiêm mấy mũi?

Có thể thấy, tất cả mọi người không có hoặc không còn miễn dịch đối với bệnh bạch hầu đều có nguy cơ mắc bệnh. Do đó, các bậc cha mẹ đang con nhỏ cần lưu ý cần đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch tiêm:

  • 3 mũi vắc-xin có chứa thành phần bạch vào hầu lúc trẻ đủ 2,3,4 tháng tuổi.
  • Mũi 4 được tiêm khi trẻ đủ 18 tháng tuổi và tiếp tục duy trì tham gia tiêm chủng bổ sung theo thông báo của từng địa phương.

Tổ chức Y tế thế giới - WHO khuyến cáo nên tiêm đủ 5 mũi vắc-xin có bạch hầu để đảm bảo hiệu quả miễn dịch, Một số quốc gia khuyến cáo công dân nên tiêm 6 mũi, cứ 10 năm lại tiêm nhắc lại 1 mũi để phòng bệnh hiệu quả.

Việc tiêm nhắc ở trẻ hoặc người lớn là rất quan trọng, giúp khống chế tốt được bệnh bạch hầu trong thời gian tới. Cụ thể, vắc-xin bạch hầu ho gà uốn ván tiêm mấy mũi như sau:

  • Trẻ < 1 tuổi: 3 mũi đầu lúc 2,3,4 tháng tuổi
  • Mũi 4: 18 - 24 tháng tuổi
  • Mũi 5: 7 tuổi
  • Mũi 6: 9 - 15 tuổi, trước khi bước vào độ tuổi sinh đẻ.
Tiêm chủng 2 mũi cho trẻ độ tuổi tiêm chủng, mũi 1 từ 9 – 12 tháng tuổi, mũi 2 từ 18 – 24 tháng
Trẻ cần tiêm vắc-xin bạch hầu ho gà uốn ván theo đúng liều quy định

4. Các vắc-xin có chứa thành phần bạch hầu

Hiện nay có rất nhiều loại vắc-xin ra đời nhằm phục vụ cho nhiều lứa tuổi khác nhau như: trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người trưởng thành... vắc-xin phòng bệnh bạch hầu thông thường sẽ được phối hợp dưới dạng 3 trong 1, 5 trong 1 hoặc vắc-xin 6 trong 1... bắt đầu tiêm từ khi trẻ 6 tuần tuổi hoặc tiêm theo lịch tiêm chủng của Bộ Y tế. Các mũi vắc-xin bạch hầu đang áp dụng hiện nay:

4.1 Vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng

  • Vắc-xin 5 trong 1: Gồm có các bệnh bạch hầu ho gà uốn ván, Hib và viêm gan B; được tiêm ở độ tuổi 2, 3, 4 tháng tuổi
  • Vắc-xin bạch hầu uốn ván ho gà: tiêm ở độ tuổi 16-18 tháng tuổi.
  • Vắc-xin bạch hầu uốn ván sử dụng cho người trưởng thành có nguy cơ mắc bệnh cao: tiêm ngừa khi có dịch bệnh bùng phát, không tiêm phổ cập rộng rãi.

4.2 Vắc-xin dịch vụ

  • Vắc-xin 6 trong 1: Gồm có các bệnh bạch hầu ho gà uốn ván, bại liệt, Hib, viêm gan B, tiêm ở độ tuổi 2, 3, 4 tháng tuổi và 16-18 tháng tuổi.
  • Vắc-xin 5 trong 1 dịch vụ: Gồm có các bệnh bạch hầu ho gà uốn ván, Hib, bại liệt, tiêm ở độ tuổi 2, 3, 4 tháng tuổi và 16-18 tháng tuổi.
  • Vắc-xin 4 trong 1: Gồm có các bệnh bạch hầu ho gà uốn ván và bại liệt, tiêm ở độ tuổi 4-6 tuổi.
  • Vắc-xin bạch hầu ho gà uốn ván dịch vụ: Tiêm cho trẻ trên 4 tuổi và người lớn.

Tiêm vắc-xin bạch hầu cho người lớn được thực hiện với 1 mũi vắc-xin tổng hợp theo chu kỳ 10 năm, bắt đầu từ mũi tiêm chủng cuối cùng trong độ tuổi 14-16 tuổi. Nếu trường hợp không nhớ lần cuối cùng tiêm khi nào thì tiêm ngay 2 mũi cách nhau 30 ngày, sau đó tiêm nhắc lại với mũi thứ 3 sau 6 - 9 tháng sau mũi 2.

Có thể thấy phương pháp phòng bệnh bạch hầu hiệu quả nhất là tiêm vắc-xin. Vắc-xin phòng bệnh bạch hầu có mặt trong tất cả các loại vắc-xin kết hợp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

299 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan