Chăm sóc trẻ sau khi tiêm phòng

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Nguyễn Hải Hà - Trưởng Đơn nguyên vắc xin – Khoa Ngoại trú Nhi, Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Sau khi tiêm chủng, trẻ có thể gặp phải một số vấn đề như sốt, sưng đỏ vị trí tiêm, quấy khóc,... Cha mẹ cần biết cách theo dõi, phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường và cách chăm sóc trẻ sau khi trẻ được tiêm chủng để trẻ luôn luôn khỏe mạnh và được kịp thời can thiệp nếu có dấu hiệu bất thường.

1. Các phản ứng của trẻ sau tiêm chủng

  • Sốt

Sốt là phản ứng thường gặp ở trẻ sau khi tiêm chủng. Đa số trẻ sốt thường nhẹ, có thể tự khỏi và thường ít khi kéo dài quá 2 ngày. Tuy nhiên, khi trẻ bị sốt, mẹ cần kiểm tra nhiệt độ của trẻ 2 - 3 giờ/lần hoặc 15-30 phút/lần nếu trẻ bắt đầu sốt trên 380C. Nếu trẻ sốt trên 38,50C cần cho bé dùng thuốc hạ sốt (đường uống hoặc đặt hậu môn); còn nhiệt độ ở dưới 380C, mẹ chỉ cần theo dõi và chườm ấm cho trẻ (có thể chườm bằng nước có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể 1-20C) hoặc dán trán bằng miếng dán hạ sốt.

  • Phản ứng tại vị trí tiêm

Một số trường hợp sau khi tiêm chủng, tại vị trí tiêm có thể bị sưng, đỏ, đau hoặc cứng vị trí tiêm. Hiện tượng này cũng thường tự khỏi sau vài ngày, không cần điều trị gì. Tuyệt đối không được đắp bất cứ gì vào vị trí tiêm ví dụ như chanh, khoai tây...hoặc chườm bằng đá, chườm nước nóng. Nếu trẻ sưng đau vị trí tiêm, quấy khóc nhiều, có thể sử dụng paracetamol với liều hạ sốt cũng có thể giảm đau cho trẻ.

Trong số ít trường hợp có thể xuất hiện bầm tím tại vị trí tiêm, đặc biệt khi trẻ có bệnh lí về máu hoặc giảm tiểu cầu. Với trẻ bị thiếu yếu tố đông máu hoặc giảm tiểu cầu quá mức có thể truyền các yếu tố đông máu hoặc truyền tiểu cầu trước khi tiêm chủng.

Trẻ sốt
Những phản ứng như sốt nhẹ trong 24 giờ hay đau sưng tại chỗ tiêm cũng không cần xử trí gì

Với mũi tiêm vắc-xin BCG phòng lao sau 2 tuần đến 2 tháng hoặc lâu hơn, vị trí tiêm xuất hiện đỏ da và hình thành mụn mủ, mụn mủ vỡ ra tạo thành sẹo lao cũng là hiện tượng bình thường. Chúng ta cũng không cần phải điều trị gì.

  • Phát ban đỏ hoặc ban mụn nước trên da

Sau khi tiêm vắc-xin phòng sởi, sởi –quai bị- rubella có thể phát ban giả sởi trên da sau tiêm 5-12 ngày. Tiêm vắc-xin phòng thủy đậu sau 3-4 tuần cũng có một số ít trường hợp nổi vài mụn nước trên da như ban mụn nước của thủy đậu. Tuy nhiên, các ban này số lượng rất ít (không nhiều như bị nhiễm bệnh thực sự) và thường biến mất sau 1 - 2 ngày.

  • Rối loạn tiêu hóa nhẹ:

Một số rất ít trẻ sau khi sử dụng vắc-xin phòng tiêu chảy do rotavirus cũng có thể có triệu chứng rối loan tiêu hóa như đi ngoài nhiều lần hơn, có thể 5-6 lần/ ngày và phân cũng loãng nước hơn. Tuy nhiên, phản ứng này thường tự hết sau 1-2 ngày, không cần phải sử dụng thuốc hay men tiêu hóa.

  • Triệu chứng giả cúm:

Một số trường hợp sau khi tiêm vắc-xin phòng cúm xuất hiện hắt hơi, chảy nước mũi trong, đau đầu, đau cơ nhẹ...Đây là triệu chứng gải cúm sau khi tiêm vắc-xin. Triệu chứng này cũng tự khỏi sau 1-2 ngày sau tiêm. Gia đình có thể sử dụng nước muối sinh lí để xịt hút mũi cho trẻ nếu trẻ xuất tiết dịch mũi nhiều.

Khi trẻ sốt, sưng đau ở vị trí tiêm hoặc có một vài phản ứng phụ thông thường sau tiêm vắc-xin, cơ thể trẻ cũng có thể khó chịu hơn nên trẻ có thể quấy khóc nhiều hơn, ăn uống kém hơn ngày thường. Do đó, bố mẹ không phải lo lắng quá mức. Tuy nhiên, vẫn có những phản ứng vượt quá mức thông thường hoặc là dấu hiệu sớm của phản ứng phản vệ. Chính vì vậy, sau khi tiêm xong, trẻ phải được theo dõi sát sao tại cơ sở tiêm chủng 30 phút, sau đó gia đình cần tiếp tục theo dõi bé tối thiểu 24 – 48 giờ sau tiêm để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường này.

2. Các phản ứng nặng sau tiêm chủng

Các phản ứng này thường rất hiếm khi xảy ra, nếu có phải điều trị tại các cơ sở y tế để đảm bảo an toàn cho trẻ. Một số phản ứng nặng sau tiêm chủng bao gồm:

  • Phản vệ
  • Phản ứng quá mẫn cấp tính: Thường xảy ra trong vòng 2 giờ sau khi tiêm chủng với 1 hay kết hợp nhiều triệu chứng như thở khò khè, ngắt quãng do co thắt khí phế quản và thanh quản, phù nề thanh quản; phát ban, phù nề ở mặt, hoặc phù nề toàn thân, cần dùng các thuốc kháng histamin, phòng ngừa bội nhiễm, đảm bảo nhu cầu dịch và dinh dưỡng. Trường hợp phản ứng nặng cần cho thở ô xy và xử trí như phản vệ.
  • Sốt cao liên tục (>38,50C) cần uống nhiều nước hoặc đảm bảo nhu cầu dịch và dinh dưỡng. Dùng thuốc hạ sốt như Paracetamol, Ibuprofen.
  • Khóc thét không nguôi, dai dẳng trên 3 giờ kèm theo la hét. Thường dịu đi sau 1 ngày hoặc thời điểm đó có thể dùng thuốc giảm đau.
  • Co giật: Thường là những cơn co giật toàn thân không kèm theo dấu hiệu và triệu chứng tại chỗ, có thể có sốt hoặc không. Cần được điều trị hỗ trợ hô hấp như thông thoáng đường thở, hút đờm rãi, thở ô xy. Dùng thuốc chống co giật như Diazepam và/hoặc thuốc chống co giật khác theo đúng phác đồ xử trí co giật.
  • Áp xe: Tại chỗ tiêm sờ thấy mềm hoặc có dò dịch, có thể là áp xe vô khuẩn hoặc nhiễm khuẩn. Điều trị bằng chích rạch và dẫn lưu, dùng kháng sinh nếu nguyên nhân do nhiễm khuẩn.
  • Nhiễm khuẩn huyết: Bệnh thường khởi phát cấp tính, có tính chất toàn thân, trầm trọng. Biến chứng thường gặp và nguy hiểm là sốc nhiễm trùng. Cần điều trị sốc nếu có theo phác đồ điều trị sốc, kháng sinh và điều trị các biến chứng.

3. Cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau khi tiêm chủng

Theo dõi tối thiểu 30 phút tại cơ sở tiêm chủng sau khi tiêm vắc-xin:

Mọi trường hợp tiêm chủng cần được theo dõi tối thiểu 30 phút tại cơ sở tiêm chủng. Nếu phát hiện các biểu hiện bất thường như tinh thần không tỉnh táo, quấy khóc liên tục, li bì, thở nhanh hay ngắt quãng, thở khò khè, nôn trớ, da mẩn đỏ,... cần báo ngay cho nhân viên y tế để kịp thời xử lí tránh trường hợp trẻ có phản ứng phản vệ sau tiêm.

Theo dõi tại nhà: Trẻ em cần tiếp tục được theo dõi và chăm sóc sau tiêm chủng ít nhất trong 24 - 48 giờ sau khi tiêm, các dấu hiệu cần quan sát bao gồm:

  • Toàn trạng, nhiệt độ, tinh thần
  • Tình trạng ăn, ngủ
  • Dấu hiệu về nhịp thở
  • Có phát ban hay không ?
  • Các biểu hiện tại chỗ tiêm (sưng, đỏ...)

Cách chăm sóc trẻ sau khi tiêm chủng

  • Cho trẻ ăn/bú đủ bữa, đủ số lượng, đúng tư thế; hạn chế cho ăn nằm, cho trẻ bú mẹ hoặc uống nước nhiều hơn (nếu trẻ lớn), có thể cho thức ăn lỏng dễ tiêu hóa ở trẻ đã ăn dặm...
  • Mặc quần áo cho trẻ đủ ấm vào mùa đông và thoáng mát vào mùa hè.
  • Kiểm tra thường xuyên trẻ, đặc biệt là ban đêm.
  • Dùng thuốc cho trẻ theo chỉ định của bác sĩ (nếu có)
  • Nếu trẻ sốt: Cặp nhiệt độ, nới lỏng quần áo, chườm ấm (chườm bằng nước có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể 1-20C), dùng hạ sốt theo đơn (có thể dùng thuốc hạ sốt thông thường như paracetamol, ibuprofen với liều theo cân nặng khi trẻ sốt trên 38,50C hoặc trẻ đau, quấy khóc nhiều.
  • Không đắp bất kỳ chất gì vào vị trí tiêm (lá cây, chanh, khoai tây...) vì có thể gây nhiễm trùng vết tiêm.
  • Khi bế trẻ, tránh tì đè vào vết tiêm

Dấu hiệu cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất:

  • Sốt trên 39°C, dùng thuốc hạ sốt không đỡ
  • Co giật hay mệt lả, lừ đừ, gọi hỏi không đáp ứng.
  • Tím tái, khó thở (thở nhanh, thở ngắt quãng, thở khò khè, ậm ạch, có rút lõm lồng ngực...)
  • Trẻ quấy khóc, khóc thét kéo dài trên 3 giờ.
  • Trẻ nổi mày đay, chân tay lạnh, nổi vân tím
  • Trẻ bú kém, bỏ bú hoặc có các phản ứng thông thường kéo dài trên 1 ngày.
  • Vị trí tiêm sưng, cứng, đau và hạn chế vận động, có quầng đỏ kích thước lớn lan rộng
Thuốc
Không dùng aspirin, không dùng thêm các thuốc ho và hạ sốt khác

4. Điểm nổi bật khi tiêm chủng tại Vinmec

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cung cấp dịch vụ tiêm chủng với nhiều loại vắc-xin đa dạng cho các đối tượng khác nhau, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai. Điểm nổi bật khi Quý khách hàng lựa chọn tiêm vắc-xin tại Vinmec bao gồm:

  • Trẻ sẽ được các bác sĩ chuyên khoa nhi - vắc-xin thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc-xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt và an toàn nhất cho trẻ.
  • Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng nhi giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm chủng.
  • 100% trẻ tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.
  • Được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại Hệ thống y tế Vinmec và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp - ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.
  • Phòng tiêm chủng thoáng mát, có khu chơi, giúp trẻ có cảm giác thoải mái như đang dạo chơi và có tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.
  • Vắc-xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt để đảm bảo chất lượng.
  • Bố mẹ sẽ nhận tin nhắn nhắc lịch trước ngày tiêm và thông tin tiêm chủng của bé sẽ được đồng bộ với hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia.

Bên cạnh đó Vinmec hiện đang cung cấp Chương trình tiêm chủng trọn gói với nhiều loại vắc-xin đa dạng cho các đối tượng khác nhau, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

443.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan