Có thể mắc cúm ngay cả khi đã tiêm vắc-xin cúm?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Trần Thanh Phước - Bác sĩ Nhi - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Tiêm phòng cúm là một biện pháp phòng ngừa giúp nhiều người tránh được một số chủng virus cúm và các biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp bị cúm sau khi tiêm phòng cúm, vậy tại sao lại xảy ra hiện tượng này?

1. Tiêm phòng cúm có bị cúm không?

Câu trả lời là có. Những người đã tiêm vắc-xin ngừa virus cúm vẫn bị cúm sau khi tiêm phòng cúm vì những lý do dưới đây:

1.1. Vắc xin chưa đủ thời gian tác động

Thông thường vắc-xin cúm phải mất khoảng hai tuần để phát triển khả năng miễn dịch với cúm sau khi được tiêm. Nếu bạn mắc phải bệnh cúm trong vòng hai tuần sau khi tiêm, điều này có lẽ do bạn đã tiếp xúc với virus ngay trước hoặc ngay sau khi bạn được tiêm phòng.

Nhiều người cho rằng việc tiêm vắc-xin cúm đã khiến họ bị cúm. Tuy nhiên, vắc xin được sản xuất và sử dụng ​​từ virus đã chết hoặc bất hoạt nhằm kích thích cơ thể tạo kháng thể, do đó không thể khiến bạn mắc bệnh cúm.

Bạn có thể mắc phải nhiều căn bệnh có triệu chứng giống như bệnh cúm. Việc tiêm phòng cúm không thể giúp bạn bảo vệ chống lại một số bệnh như: Cảm lạnh, viêm phế quản, viêm mũi họng...

Dù đã tiêm vắc xin cúm, nhưng bạn vẫn có khả năng mắc bệnh vào một lúc nào đó trong mùa cúm với một số bệnh khác có thể nhầm lẫn với bệnh cúm. Chỉ vì bạn đã tiêm phòng cúm, điều đó không có nghĩa là bạn sẽ không bị bệnh gì cả. Bạn có thể mắc một căn bệnh tương tự do một loại virus khác.

1.2. Chủng cúm mắc phải không có trong vắc-xin

Việc tiêm phòng cúm nhằm giúp tăng khả năng bảo vệ chống lại chủng cúm cụ thể mà các nhà nghiên cứu tin rằng có thể chống lại các bệnh xảy ra ở các mùa trong năm. Có rất nhiều loại virus cúm khác nhau lưu hành hàng năm và một loại vắc-xin cúm chỉ có thể ngừa được ba hoặc bốn loại virus cúm phổ biến nhất mà thôi. Do đó, người đã tiêm vắc-xin vẫn có thể mắc bệnh cúm do các loại virus khác mà không được vắc-xin bảo vệ.

1.3 Cơ thể không đáp ứng đủ với vắc-xin

Trong một số trường hợp ít gặp, bạn vẫn có thể bị cúm sau khi tiêm phòng cúm do cơ thể đáp ứng miễn dịch không đủ. Mặc dù vậy, khả năng bị biến chứng nghiêm trọng xảy ra khá thấp nếu bạn đã tiêm phòng. Điều này thường xảy ra ở 2 nhóm có hệ thống miễn dịch không ổn định, đó là người lớn tuổi và trẻ em. Việc tiêm phòng cúm có khả năng hoạt động theo những cách hơi khác nhau đối với hai nhóm này.

Tuy nhiên, nghiên cứu đã chỉ ra rằng phần lớn những người được tiêm phòng cúm có các triệu chứng ít nghiêm trọng hơn đáng kể khi bị bệnh hơn so với những người không được tiêm chủng.

1.4. Một số người già và những người mắc một số bệnh mãn tính có thể bị suy giảm miễn dịch sau khi tiêm vắc-xin

Vắc-xin tuy không thực sự mang lại hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa cúm ở lứa tuổi này, thế nhưng trong số những người lớn tuổi không mắc bệnh mãn tính và không sống trong viện dưỡng lão, mũi tiêm này có hiệu quả từ 40 - 70% trong việc ngăn ngừa các tình trạng liên quan đến cúm.

Tiêm phòng cúm không phải là một công cụ hoàn hảo, nhưng nó là cách tốt nhất để bảo vệ chống lại nhiễm cúm và nếu đã tiêm vắc-xin mà vẫn mắc bệnh cúm thì sẽ giảm mức độ nặng của bệnh, giảm nguy cơ mắc các biến chứng do bệnh cúm gây ra, điều này đúng cho cả các trường hợp trẻ nhỏ và người lớn tuổi.

Vaxigrip vacxin cúm
Tiêm phòng cúm không phải là một công cụ hoàn hảo, nhưng nó là cách tốt nhất để bảo vệ chống lại nhiễm cúm

2. Vắc-xin phòng cúm có tác dụng trong bao lâu?

Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (U.S. CDC) khuyến cáo người dân nên tiêm vắc-xin cúm hằng năm vì hai lý do như sau:

  • Thứ nhất, hiệu lực kháng thể được sản xuất sau khi tiêm vắc-xin sẽ giảm dần theo thời gian, do đó người dân cần tiêm nhắc lại vắc-xin cúm hàng năm nhằm kích thích cơ thể tiếp tục sản xuất kháng thể để bảo vệ cơ thể.
  • Thứ hai, do virus cúm thay đổi liên tục nên buộc các nhà nghiên cứu cũng cần cập nhập loại vắc-xin cúm từ mùa này sang mùa khác để bảo vệ chống lại virus mà nghiên cứu cho thấy có thể xảy ra phổ biến trong mùa cúm sắp tới. Để bảo vệ cơ thể, tốt nhất tất cả người dân từ 6 tháng tuổi trở lên nên tiêm cúm hàng năm.

3. Tiêm phòng vắc-xin cúm tại Việt Nam

Dựa trên cơ sở khuyến cáo của Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (U.S. CDC), bệnh viện Vinmec đã triển khai tiêm vắc - xin phòng bệnh cúm tại toàn hệ thống bệnh viện trên cả nước cho tất cả khách hàng từ 6 tháng tuổi trở lên. Vắc-xin cúm sử dụng tại Vinmec là loại vắc-xin được sản xuất tại Pháp, Hà Lan.

Tiêm vacxin phòng tránh bệnh đậu mùa
Tiêm phòng vắc-xin cúm tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Quý khách hàng lựa chọn tiêm vắc-xin tại Vinmec sẽ hoàn toàn yên tâm về chất lượng vắc-xin cũng như quy trình thực hiện, bởi:

  • Quý Khách được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, sàng lọc trước tiêm, tư vấn về vắc-xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc sau tiêm.
  • 100% khách hàng tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.
  • Được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại Hệ thống y tế Vinmec và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp - ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.
  • Vắc-xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt nhất để đảm bảo chất lượng.

Để bảo vệ sức khoẻ toàn diện, phòng ngừa cúm và tăng sức đề kháng, tiêm vắc xin là một phương pháp chủ động được ưu tiên hàng đầu.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện đang cung cấp Chương trình tiêm chủng trọn gói với nhiều loại vắc-xin đa dạng cho các đối tượng khác nhau, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai.
Riêng trong tháng 12/2019, Vinmec miễn phí tiêm Vắc-xin Viêm gan B sơ sinh (tiêm ngay sau khi sinh) cho bé khi đăng kí Gói tiêm chủng trọn gói dành cho trẻ từ 0-1 tuổi hoặc từ 0-2 tuổi.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Cdc.gov

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

36.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan