Tiêm phòng cúm giúp giảm nguy cơ đột quỵ ở người cao tuổi

Ngoài những yếu tố nguy cơ thường gặp của đột quỵ, hàng loạt nghiên cứu gần đây đã cho công bố cho thấy mắc cúm sẽ tăng nguy cơ đột quỵ. Do đó, tiêm phòng cúm đang ngày càng được xem xét là một biện pháp giúp giảm biến cố đột quỵ ở người cao tuổi.

1. Gánh nặng bệnh tật của đột quỵ

Đột quỵ là một trong các biến cố nặng nề của nhóm bệnh lý tim mạch, làm suy giảm đáng kể chất lượng cuộc sống của người bệnh cũng như gia tăng biến cố tử vong trong vài tháng đến vài năm kế tiếp.

Đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới và cũng có thể dẫn đến những di chứng tàn tật về lâu dài. Thống kê cho thấy, có khoảng 5 triệu người sống sót sau đột quỵ vẫn còn sống trên toàn thế giới. Trong 30 năm qua, mặc dù tỷ lệ đột quỵ nếu được điều chỉnh theo tuổi đã giảm hẳn, tốc độ của sự già hóa dân số lại ngày càng cho thấy số lượng bệnh nhân đột quỵ ở người cao tuổi sẽ không ngừng tăng lên trong những thập kỷ tiếp theo.

Việc chủ động phòng tránh nguy cơ đột quỵ ngay từ sớm, đặc biệt trên người cao tuổi là vô cùng cần thiết. Cụ thể là cần tích cực tầm soát, xác định và thay đổi các yếu tố nguy cơ quen thuộc của nhóm bệnh lý tim mạch nói chung như tăng huyết áp, hút thuốc, đái tháo đường và rối loạn cholesterol máu.

2. Mối quan hệ giữa mắc cúm và đột quỵ cấp

Bên cạnh các yếu tố nguy cơ đột quỵ thông thường kể trên, các bằng chứng hiện tại đã phát hiện thêm các yếu tố nguy cơ khác trong khi trước đây tưởng chừng không có mối liên quan. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh là yếu tố nhiễm trùng.

Dưới một góc nhìn tổng quát của chuyên khoa bệnh lý mạch máu não, đột quỵ thiếu máu cục bộ chiếm 80-90% trong tất cả các trường hợp đột quỵ ở người cao tuổi. Hầu hết các cơ chế gây bệnh của nhiễm trùng có liên quan chặt chẽ hơn với đột quỵ do thiếu máu cục bộ so với đột quỵ do xuất huyết, vì các đợt viêm thúc đẩy xơ vữa động mạch, vỡ mảng bám và huyết khối, dẫn đến đột quỵ do thiếu máu cục bộ.

Bệnh tim mạch bao gồm cả đột quỵ có khuynh hướng phổ biến hơn vào mùa đông. Thời điểm này cũng “vô tình” trùng khớp với sự bùng phát của dịch dịch cúm trong năm. Cơ chế của mối liên quan này một phần có thể được giải thích bằng sự thay đổi theo mùa của các quá trình chuyển hóa bên trong cơ thể hoặc do các phản ứng căng thẳng, đáp ứng với các stress sinh lý do mắc cúm, thậm chí sẽ còn nặng nề hơn nếu cúm dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.

Một số lượng rất lớn các bằng chứng đã cho thấy rằng chính cúm là tác nhân gây ra các biến cố tim mạch cấp tính cũng như tỷ lệ tử vong do tim mạch hay có liên quan đến sự nhiễm trùng do tác nhân này. Một nghiên cứu gần đây đã cho thấy nhiễm cúm có liên quan đáng kể với đột quỵ và cả nhồi máu cơ tim cấp.

Đột quỵ
Bệnh cúm có liên quan đến đột quỵ cấp

Ngoài ra, các nhà khoa học đã đưa ra thêm các cơ chế có thể giải thích mối liên quan giữa tiêm phòng cúm và nguy cơ đột quỵ. Chưa có nhiều bằng chứng có tính thuyết phục cao về giả thiết các loại tác nhân truyền nhiễm đều làm tăng tỷ lệ đột quỵ, ngoại trừ bệnh cúm. Phản ứng viêm toàn thân do bệnh cúm gây ra sẽ dễ làm vỡ các mảng bám vốn đã dễ bị tổn thương thông qua thông qua thay đổi nồng độ protein và cytokine, làm tăng tổn thương nội mô do mất khả năng giãn mạch, là hệ quả của các rối loạn chuyển hóa. Đồng thời, chính các phản ứng bất lợi này sẽ tăng cường khuynh hướng tạo lập huyết khối thông qua con đường kích hoạt các yếu tố đông máu – vốn dĩ thường diễn ra song song với con đường sinh hóa đáp ứng viêm toàn thân.

Mặt khác, quá trình phản ứng miễn dịch đối với chính vắc-xin cũng có thể là một cơ chế giải thích cho việc tiêm chủng làm giảm nguy cơ mắc các biến cố tim mạch, bao gồm cả nguy cơ đột quỵ. Các kháng thể được hệ miễn dịch tạo ra sau tiêm vắc-xin sẽ kích hoạt thụ thể bradykinin-2, làm tăng sản xuất oxit nitric và giúp cho giãn mạch. Từ đó, hệ quả cuối cùng là có thể dẫn đến ổn định mảng xơ vữa động mạch.

3. Vai trò của tiêm phòng cúm trong giảm thiểu nguy cơ đột quỵ

Chính vì những kết luận có được từ các nghiên cứu trên thực tiễn, giới chuyên môn đang ngày càng quan tâm đến việc sử dụng vắc-xin phòng cúm để phòng ngừa nguy cơ đột quỵ. Trên các thực nghiệm trong mô hình chuột bạch, tiêm vắc-xin cúm cho thấy có khả năng làm giảm kích thước các mảng xơ vữa động mạch, tăng độ ổn định của mảng bám và giảm dấu hiệu viêm nhiễm. Từ đó, lòng mạch thông thoáng hơn, có khả năng duy trì ổn định lượng máu tưới các cơ quan, bảo vệ cơ thể chống nhồi máu não lẫn nhồi máu cơ tim cấp tính.

Một nghiên cứu được thiết kế tốt khác đã cho thấy hiệu quả phòng ngừa đột quỵ của vắc-xin chống cúm sẽ ít hiệu quả hơn trên người khỏe mạnh. Thay vào đó, một phân tích tổng hợp gần đây đã chứng minh giá trị nổi bật của việc tiêm phòng cúm được nhìn thấy ở những bệnh nhân có nguy cơ bệnh tim mạch do xơ vữa là cao nhất.

4. Cách thực hiện tiêm phòng cúm trong giảm thiểu nguy cơ đột quỵ

Hiện nay, hầu hết các quốc gia phát triển trên thế giới đều khuyến cáo tiêm phòng cúm hàng năm cho người cao tuổi và/hoặc những người mắc các bệnh lý tim mạch mạn tính. Đây là nhóm đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh cúm rất cao và khi nhiễm có nhiều khả năng dẫn đến biến chứng cúm nghiêm trọng.

Ngoài ra, tiêm phòng cúm còn được xem là một phương pháp phòng ngừa cúm hiệu quả đối với người lớn tuổi và thông qua đó còn gián tiếp bảo vệ hệ thống tim mạch. Kết quả của các nghiên cứu từ giới chuyên môn đang từng bước nhấn mạnh thêm cho các khuyến nghị hiện tại về tiêm phòng bệnh cúm cần phải thực hiện định kỳ hàng năm với lợi ích hỗ tương trong phòng ngừa nguy cơ đột quỵ. Vì lý do liều vắc-xin cần vài ngày đến vài tuần mới phát huy trọn vẹn tác dụng bảo vệ cơ thể, thời điểm tiêm phòng cần tiến hành trước khi dịch cúm mùa bùng phát, thường vào mùa thu – đông.

Để đáp ứng nhu cầu tiêm phòng cúm an toàn và hiệu quả, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có cung cấp dịch vụ tiêm vắc-xin cúm với các loại vắc-xin bao gồm:

  • Vắc-xin Vaxigrip 0.25ml của công ty Sanofi được sản xuất tại Pháp
  • Vắc-xin Vaxigrip 0.25ml của công ty Sanofi được sản xuất tại Pháp
  • Vắc-xin Influvac 0.5ml của công ty Abbott được sản xuất tại Hà Lan
Influvac
Vắc-xin Influvac

Khách hàng lựa chọn tiêm vắc-xin tại Bệnh viện Vinmec sẽ được hưởng những lợi ích sau:

  • Khách hàng sẽ được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc-xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế Thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt nhất và an toàn nhất.
  • Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng nhi giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý khách hàng và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm chủng.
  • 100% khách hàng tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.
  • Được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại Hệ thống y tế Vinmec và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp - ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.
  • Vắc-xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt nhất để đảm bảo chất lượng.
  • Đối với khách hàng là trẻ em thì bố mẹ sẽ nhận tin nhắn nhắc lịch trước ngày tiêm và thông tin tiêm chủng của bé sẽ được đồng bộ với hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

16.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan