Vì sao phải trì hoãn việc tiêm vắc xin não mô cầu ở trẻ mất chức năng lách?

Tiêm vắc-xin não mô cầu là biện pháp hữu hiệu để chủ động phòng ngừa bệnh viêm não mô cầu do vi khuẩn Neisseria meningitidis gây ra. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể phải trì hoãn việc tiêm vắc-xin, ví dụ như ở trẻ bị mất chức năng lách.

1. Lý do cần tiêm vắc-xin não mô cầu

Viêm não mô cầu là bệnh do vi khuẩn Neisseria meningitidis gây ra. Vi khuẩn Neisseria meningitidis được phân thành 13 typ huyết thanh. Các chủng não mô cầu hay gặp nhất là A, B, C, W và Y. Loại vi khuẩn này thường trú trên bề mặt niêm mạc vùng hầu họng của bệnh nhân, lây truyền qua việc tiếp xúc với các hạt chất tiết đường hô hấp của người bệnh.

Bệnh viêm não mô cầu có thể diễn biến trầm trọng với tỷ lệ tử vong khoảng 10 - 15%. Những người được điều trị khỏi cũng có nguy cơ gặp phải các di chứng về sau như mất chi, mất khả năng nghe, khuyết tật về thần kinh,... Vì vậy, cần chủ động phòng ngừa bệnh viêm não mô cầu bằng cách tiêm vắc-xin não mô cầu.

Tại Việt Nam đang lưu hành 2 loại vắc-xin não mô cầu là vắc-xin Meningococcal BC (có khả năng tạo miễn dịch chống lại các chủng vi khuẩn não mô cầu B và C) và vắc-xin cộng hợp não mô cầu Menactra (chứa kháng nguyên của các typ huyết thanh nhóm A, C, W và Y giúp bảo vệ cơ thể trước các chủng não mô cầu này). Vắc-xin Menactra được chỉ định tiêm cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên và người lớn đến 55 tuổi. Vắc-xin Mengoc BC được chỉ định tiêm cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn đến 45 tuổi.

Mengoc BC 0,5ml (Cuba)
Vắc-xin Mengoc BC giúp tăng khả năng chống các vi khuẩn não mô cầu B và C

2. Tại sao phải hoãn việc tiêm vắc-xin não mô cầu ở trẻ mất chức năng lách?

Các chuyên gia y tế khuyến cáo: Nên trì hoãn việc tiêm vắc-xin phòng ngừa não mô cầu ở trẻ mất chức năng lách hoặc trẻ phẫu thuật lách cho tới khi hoàn tất các liều tiêm vắc-xin cộng hợp phế cầu. Nếu không thực hiện đúng khuyến cáo, có thể dẫn tới hậu quả sau:

  • Trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh não mô cầu;
  • Trẻ có nguy cơ cao mắc các bệnh xâm lấn do phế cầu khuẩn: Viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa, nhiễm trùng huyết,...

Nguyên nhân vì dữ liệu nghiên cứu cho thấy vắc-xin Menactra có thể ảnh hưởng tới đáp ứng miễn dịch của vắc-xin Prevenar 13 nếu thực hiện tiêm 2 loại vắc-xin này quá gần nhau. Do vậy, để đảm bảo đáp ứng miễn dịch của cơ thể trước các bệnh do vi khuẩn phế cầu và vi khuẩn não mô cầu, nên tiêm vắc-xin Menactra cách ít nhất 4 tuần sau khi hoàn tất loạt tiêm vắc-xin Prevenar 13 phù hợp theo tuổi.

Khi nào nên tiêm nhắc lại vắc - xin viêm gan B?
Tiêm Menactra cách ít nhất 4 tuần sau mũi Prevenar 13 để tránh gây ảnh hưởng
Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan