Xét nghiệm miễn dịch trong tiêm chủng: Khi nào cần thiết?

Tiêm phòng vắc-xin là biện pháp hữu hiệu nhất nhằm tạo nên hệ miễn dịch bền vững cho trẻ trước một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, giúp trẻ phát triển tốt về cả thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên trong một số trường hợp phụ huynh quên lịch tiêm chủng của trẻ hoặc mũi tiêm vắc-xin không sinh ra đáp ứng miễn dịch cần thiết thì sẽ cần đến xét nghiệm miễn dịch trong tiêm chủng để xử lý những vấn đề trên.

1. Xét nghiệm miễn dịch là gì?

Xét nghiệm miễn dịch là phương pháp phân tích sinh học có tính chọn lọc cao giúp đo lường sự hiện diện hoặc hàm lượng một chất cần phân tích thông qua việc sử dụng kháng thể hoặc một kháng nguyên.

Nói một cách đơn giản, khi cơ thể bị nhiễm các tác nhân gây bệnh được gọi chung là kháng nguyên thì sẽ đồng thời sản sinh ra kháng thể tương ứng chống lại các kháng nguyên đó. Xét nghiệm miễn dịch được thực hiện bằng cách sử dụng kháng thể nhân tạo để tiếp xúc với kháng nguyên cần kiểm tra. Khi quan sát phản ứng giữa kháng thể và kháng nguyên ta sẽ có thể biết được cơ thể có nhiễm mầm bệnh đó hay không.

2. Khi nào cần xét nghiệm miễn dịch trong tiêm chủng?

Xét nghiệm miễn dịch trong tiêm chủng được chỉ định thường nhằm đánh giá tình trạng miễn dịch của cơ thể. Một số trường hợp cần đến xét nghiệm này gồm có:

2.1. Phụ huynh quên lịch tiêm chủng của trẻ

Thực tế có nhiều trường hợp phụ huynh đưa trẻ đi tiêm chủng nhưng không nhớ tiền sử tiêm chủng. Theo nguyên tắc thì lịch sử tiêm chủng phải được kiểm chứng dựa trên hồ sơ sổ sách hoặc phiếu tiêm chủng nên nếu không có những bằng chứng này thì phải xem trẻ có nguy cơ cảm thụ với bệnh và cần phải tiêm vắc-xin theo lịch. Xét nghiệm miễn dịch lúc này có thể được sử dụng để xác định tình trạng miễn dịch nhằm quyết định cho việc tiêm vắc-xin đối với các vắc-xin sởi rubella, viêm gan Auốn ván nhưng thường không đủ nhạy để phát hiện miễn dịch do vắc-xin.

Lịch tiêm vắc-xin
Một số trường hợp quên lịch tiêm chủng của trẻ cần được xét nghiệm miễn dịch trước tiêm

Tuy nhiên đối với vắc-xin viêm gan B ở thời điểm 1-2 tháng sau liều tiêm cuối cùng có thể sử dụng xét nghiệm miễn dịch anti HBs để kiểm tra sự an toàn của cơ thể trước sức tấn công của virus viêm gan B. Xét nghiệm anti-HBs có khả năng kiểm tra miễn dịch của cơ thể đối với virus viêm gan B. Nếu trẻ đã được tiêm ngừa vắc-xin viêm gan B thì cơ thể sẽ tạo ra kháng thể viêm gan B chống lại virus và cho kết quả dương tính đối với anti-HBs. Các chỉ số định lượng Anti-HBs tương ứng với tình trạng miễn dịch như sau:

  • Anti-HBs từ 0-10 UI/ml: khả năng bảo vệ cơ thể khỏi virus rất thấp, cần tiêm vắc-xin viêm gan B để tạo ra kháng thể mạnh hơn
  • Anti-HBs từ 10-100 UI/ml: cơ thể đã có kháng thể nhưng yếu và cần tiêm nhắc lại 1 mũi để tăng cường kháng thể
  • Anti-HBs từ 100-1000 UI/ml: lượng kháng thể trong cơ thể rất lớn và miễn nhiễm với virus viêm gan B

2.2. Mũi tiêm không sinh ra kháng thể đáp ứng miễn dịch

Nguyên lý hoạt động của vắc-xin là đưa vào cơ thể kháng nguyên có nguồn gốc từ vi sinh vật gây bệnh hoặc vi sinh vật có cấu trúc kháng nguyên giống với vi sinh vật gây bệnh đã được bào chế đảm bảo độ an toàn cần thiết, làm cho cơ thể tự tạo ra tình trạng miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh đó. Từ đó, các dòng tế bào miễn dịch đặc hiệu có thể ghi nhớ các yếu tố gây bệnh này.

Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp sau tiêm vắc-xin đều sinh ra đáp ứng miễn dịch cho cơ thể.Ví dụ như các mũi tiêm viêm gan A và B có tới khoảng 10% người tiêm chủng khỏe mạnh đáp ứng chậm và kém. Vì vậy để các mũi tiêm đạt hiệu quả, trước khi tiêm bổ sung các bác sĩ khuyến cáo nên xét nghiệm kháng thể để đảm bảo hiệu quả của mũi tiêm trước đó. Trong trường hợp hàm lượng kháng thể quá thấp, nên tiêm lại từ mũi 1 để đảm bảo cơ thể đáp ứng miễn dịch.

Xét nghiệm axit nucleic (Nucleic Acid Test - NAT)
Xét nghiệm miễn dịch trước tiêm chủng giúp quá trình tiêm chủng đem lại kết quả cao

Xét nghiệm miễn dịch là phương pháp phân tích sinh học có tính chọn lọc cao giúp đo lường sự hiện diện hoặc hàm lượng một chất cần phân tích thông qua việc sử dụng kháng thể hoặc một kháng nguyên. Xét nghiệm này rất có ích để kiểm tra tình trạng miễn dịch của cơ thể để có hướng xử trí và tiêm phòng kịp thời, tránh được tình trạng lây nhiễm bệnh. Ngoài ra, việc lựa chọn cơ sở xét nghiệm, tiêm chủng cũng cần được lưu ý nhằm giúp trẻ tiếp cận với nguồn vắc-xin đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả miễn dịch với nhiều căn bệnh.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

6.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan

Xin mời bạn chọn tỉnh thành: