Cách nào bấm huyệt chữa bí tiểu?

Bấm huyệt chữa bí tiểu là biện pháp được sử dụng nhiều và hiệu quả trong Y Học Cổ Truyền. Đây là một biện pháp rẻ, không cần nhiều trang thiết bị, không xâm lấn cơ thể nên tạo cảm giác thoải mái hơn cho người bệnh trong quá trình điều trị.

1. Bí tiểu là bệnh gì? Nguyên nhân do đâu?

Bí tiểu là hiện tượng bàng quang căng đầy nước tiểu nhưng không tiểu được. Đi tiểu là một phản xạ tự nhiên nhờ sự co bóp mạnh của bàng quang kết hợp với giãn nở của cổ bàng quang dưới sự chi phối của hệ thần kinh trung ương, cùng với việc không có bất cứ dị vật nào cản trở sự lưu thông của đường tiểu.

Có nhiều nguyên nhân gây bí tiểu, trong đó chủ yếu là do sự mất liên hệ giữa bàng quang với hệ thần kinh thực vật khiến bàng quang co bóp không đủ mạnh để kích thích tiểu tiện, thường xảy ra sau chấn thương cột sống, chấn thương xương chậu, viêm bàng quang, xơ cứng cổ bàng quang, túi thừa bàng quang, v.v.

Ngoài ra, bí tiểu còn xảy ra do sỏi bàng quang di chuyển đến lỗ thông bàng quang-niệu đạo khiến nước tiểu không ra ngoài được. Nó cũng có thể xảy ra do đường niệu đạo bị bít tắc gặp trong các bệnh lý như viêm niệu đạo mãn tính, chít hẹp niệu đạo do lậu hoặc chlamydia, xơ cứng niệu đạo do chấn thương gây dập, vỡ niệu đạo.

Ở nam giới, bí tiểu còn có thể xảy ra do các bệnh về tuyến tiền liệt gây chèn ép vào cổ bàng quang như viêm tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt, u lành hoặc u ác tính tuyến tiền liệt. Ở nữ giới, một số bệnh lý phụ khoa có thể gây chèn ép bàng quang như u xơ tử cung, u nang buồng trứng, hoặc các yếu tố khiến phải nhịn tiểu kéo dài như ngồi họp lâu, đi tàu xe kéo dài.

Bí tiểu cấp nếu không được thông tiểu kịp thời có thể gây vỡ bàng quang
Người mắc bí tiểu có thể tham khảo cách bấm huyệt chữa bí tiểu

2. Bí tiểu gây hậu quả gì?

Bí tiểu kéo dài có thể gây khó chịu, căng tức bàng quang, nếu không được thông tiểu có thể gây viêm bàng quang, thậm chí vỡ bàng quang do ứ đọng nước tiểu quá lâu. Có nhiều phương pháp điều trị khác nhau, trong Tây y chủ yếu đặt thông tiểu, tuy nhiên, nếu đặt trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ viêm đường tiết niệu cần phải điều trị bằng thuốc kháng sinh gây mệt mỏi và tốn kém.

Theo Y Học Cổ Truyền, bí tiểu có thể điều trị bằng xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu, v.v, với ưu điểm không xâm lấn, tạo tâm lý thoải mái hơn cho người bệnh trong quá trình điều trị. Các biện pháp này có thể được sử dụng hiệu quả trong điều trị bí tiểu sau sinh, bí tiểu sau phẫu thuật, bí tiểu ở bệnh nhân liệt sau tai biến, đột quỵ, chấn thương sọ não, cột sống, vùng tiểu khung, bí tiểu do ung thư, v.v. Điều trị bí tiểu theo Y Học Cổ Truyền đòi hỏi thời gian và phương pháp điều trị chuẩn xác, do đó, người bệnh phải kiên trì tuân thủ phác đồ và các yêu cầu của bác sĩ.

Xem ngay: Các điểm bấm huyệt và điều trị bằng xoa bóp

3. Cách bấm huyệt chữa bí tiểu


Bấm huyệt chữa bí tiểu được sử dụng với tất cả mọi đối tượng với mọi lứa tuổi bị bí tiểu, ngoại trừ người có vết thương hở tại vùng bụng. Thủ thuật được thực hiện bởi các bác sĩ, kỹ thuật viên Y Học Cổ Truyền có chuyên môn. Các dụng cụ được sử dụng trong bấm huyệt thông tiểu gồm giường, gối, ga trải, bột talc và cồn sát trùng. Người bệnh được đặt tư thế nằm ngửa và tiến hành bấm huyệt theo các bước sau:

  • Bước 1: Xoa, xát, miết, day, bóp, nhào vùng bụng để giúp thư giãn các cơ
  • Bước 2: Bấm các huyệt trung giản, hạ quản, đại hoành, thiên khu, quang nguyên, khí hải, quy lai
  • Bước 3: Day các huyệt đản trung, túc tam lý, tam âm giao, thái khê, dương lăng tuyền
Bấm huyệt chữa bí tiểu bằng huyệt đản trung và một số huyệt đạo khác
Bấm huyệt chữa bí tiểu bằng huyệt đản trung và một số huyệt đạo khác

Thời gian cho mỗi lần bấm huyệt kéo dài 30 phút, mỗi ngày thực hiện một lần, mỗi liệu trình kéo dài từ 5 - 10 ngày. Người bệnh sẽ được theo dõi trong suốt trong và sau quá trình bấm huyệt thông tiểu, nếu có các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi, mạch nhanh, da nhợt nhạt thì cần dừng bấm huyệt, lau mồ hôi, ủ ấm, uống nước chè đường nóng và nằm nghỉ ngơi tại chỗ kết hợp theo dõi mạch và huyết áp.

Với sản phụ bị bí tiểu sau sinh có thể sử dụng cách này trước khi dùng trị liệu bằng bấm huyệt: Xoa làm nóng toàn bụng, đặc biệt là bụng dưới; đặt hai bàn tay chồng lên nhau xoa bụng dưới theo chiều kim đồng hồ 50 vòng với lực vừa phải; dùng ngón tay cái miết dọc đường trục giữa từ rốn đến điểm giữa bờ trên xương mu trong 30 lần.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

12.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan