Tìm hiểu các huyệt trên bàn tay

Bàn tay là nơi tụ hội một nửa số đường kinh mạch chính của cơ thể, nhờ vậy đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa âm dương, khí huyết toàn thân. Cũng bởi vậy mà bàn tay được coi là trái tim thứ hai của con người. Thường xuyên tác động, xoa nóng các huyệt đạo trên bàn tay, 10 đầu ngón tay sẽ giúp lưu thông khí huyết của cơ thể, tăng cường sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật. Hãy cùng Vinmec điểm qua các huyệt trên bàn tay quan trọng nhất.

1. Huyệt Lao cung

  • Tên khác: Quật Quỷ, Bách Bộ Dạ Hành, Trường Cung Xuân Dực, Trung Chưởng, Lộ Quỷ.
  • Vị trí và cách tìm huyệt: nằm ở trên đường vân nằm ngang trong lòng bàn tay. Khi nắm bàn tay lại, điểm đầu ngón tay giữa sẽ tiếp xúc với lòng bàn tay, đây chính là vị trí huyệt Lao Cung.
  • Tác dụng: Day ấn huyệt Lao Cung giúp chữa chứng hôi miệng, ra mồ hôi tay, loét miệng, viêm xoang, khô miệng, nấc cụt, nôn mửa, động kinh...

2. Huyệt Thiếu phủ

  • Tên khác: Đoài Cốt
  • Vị trí và cách tìm huyệt: Huyệt Thiếu Phủ nằm ở lòng bàn tay, ngay giữa khe xương bàn tay 4 và 5. Khi nắm bàn tay lại, huyệt nằm ở đầu khe ngón tay út.
  • Tác dụng: Tác động vào huyệt Thiếu Phủ giúp điều trị chứng đau đầu, đau ngực, bệnh tim mạch, tiểu dầm, bí tiểu...

3. Huyệt Tam Nhãn

  • Vị trí và cách tìm huyệt: nằm trên đốt ngón tay thứ 3 của ngón đeo nhẫn, phía trong lòng bàn tay.
  • Tác dụng: Đây là vị trí kết nối mật thiết với hệ tiêu hóa, giúp điều trị các bệnh đường ruột và dạ dày, ví dụ như: đau dạ dày, đầy bụng khó tiêu, táo bón. Thậm chí phụ nữ bị đau bụng kinh, khó chịu vùng bụng và đáy chậu thì tác động vào huyệt Tam Nhãn sẽ giúp lưu thông khí huyết, làm trẻ hóa làn da và các bộ phận khác trên cơ thể.
các huyệt trên bàn tay
Huyệt Tam Nhãn là một trong các huyệt trên bàn tay

4. Huyệt Ngư Tế

  • Tên khác: Tế Ngư
  • Vị trí: huyệt Ngư Tế nằm ngay trên phần mô ngón tay cái. Gấp ngón tay trỏ vào lòng bàn tay, đầu ngón tay trỏ chạm vào vị trí nào ở mô ngón tay cái thì đó là huyệt Ngư Tế.
  • Tác dụng: Huyệt Ngư Tế có tác dụng trị chứng đau đầu, đau ngực, ho ra máu, sưng đau yết hầu, lao phổi, khàn giọng không ra tiếng...

5. Huyệt Hợp Cốc

  • Tên gọi khác: Hổ Khẩu
  • Vị trí: Nằm ở mu bàn tay, ngay tại khe đốt bàn tay ngón cái và ngón trỏ.
  • Cách lấy huyệt: Khép ngón cái và ngón trỏ vào nhau. Huyệt Hợp Cốc nằm ở điểm cao nhất của phần cơ giữa ngón cái và ngón trỏ.
  • Tác dụng: Huyệt Hợp Cốc có tác dụng chữa trị các bệnh lý vùng mặt và đầu (liệt mặt, đau đầu, khô miệng, ù tai, đau răng hàm trên,...), giúp điều hòa hoạt động đường ruột và dạ dày; tác động huyệt Hợp Cốc thường xuyên giúp duy trì sắc đẹp, sự trẻ trung.

6. Huyệt Bát Tà

  • Vị trí: Là 8 huyệt nằm ở chỗ tận cùng các nếp gấp của 2 ngón bàn tay (phía mu tay). Mỗi bàn có 4 huyệt, hai bên tay có tổng 8 huyệt nên gọi là “Bát Tà”.
  • Cách tìm huyệt: Cách tìm huyệt Bát Tà chính xác nhất là để úp bàn tay hoặc nắm tay lại. huyệt này nằm ở kẽ 5 ngón tay, trên đường tiếp giáp của da gan tay và mu tay, ngang với khe khớp xương bàn tay với ngón tay.
  • Tác dụng: Tác động vào huyệt Bát Tà giúp trị các chứng tê tay, run tay, liệt ngón tay do trúng phong, đau khớp cổ tay, tay nhiễm phong hàn.
các huyệt trên bàn tay
Huyệt Bát Tà là một trong các huyệt trên bàn tay

7. Huyệt Thập Tuyên

  • Vị trí và cách tìm huyệt: Huyệt Thập Tuyên là 10 huyệt khác nhau nằm ở chính giữa 10 đầu ngón tay.
  • Tác dụng: Tác động vào huyệt Thập Tuyên giúp trị các chứng bệnh như sốt cao, hôn mê, co giật, say nắng, tê đầu ngón tay. Ngoài ra huyệt này còn có công dụng chữa chứng động kinh, sơ cứu bệnh nhân tai biến...

8. Huyệt Thần Môn

  • Tên gọi khác: Đoài Lệ, Đoài Xung, Trung Đô, Duệ Trung
  • Vị trí: Nằm trên bờ trong cổ tay, trên đường lằn chỉ cổ tay. Huyệt Thần Môn nằm ở chỗ lõm về phía ngoài gân cơ trụ trước, phía ngoài bờ trên xương trụ.
  • Cách tìm huyệt: Gập bàn tay về phía cẳng tay để đường lằn chỉ cổ tay hiện rõ. Giao điểm của giữa ngón 4 và 5, với đường lằn chỉ cổ tay chính là vị trí huyệt Thần Môn.
  • Tác dụng: Huyệt Thần Môn giúp chữa đau nhức khớp khuỷu, đau cổ tay, đau vai gáy, đau nửa đầu, chứng mất ngủ, tim đập nhanh, cảm cúm, sốt cao.

9. Huyệt Thái Uyên

  • Vị trí: nằm ở dưới lòng bàn tay, dưới lằn ngăn cổ tay. Huyệt nằm ở chỗ lõm sâu gần động mạch cổ tay.
  • Tác dụng: Huyệt Thái Uyên có tác dụng chữa ho, viêm họng, viêm phế quản, hen suyễn, ho ra máu, sưng đau yết hầu, đau nhức cổ tay - cánh tay...

Phía trên là một số các huyệt lòng bàn taycác huyệt trên bàn tay quan trọng. Thường xuyên xoa bóp, day bấm các huyệt ở tay sẽ giúp lưu thông khí huyết, tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa bệnh tật. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp ích cho quý độc giả trong quá trình tự chăm sóc sức khỏe tại nhà.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

42.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan