Bẻ khớp có gây ra bệnh thoái hóa khớp không là vấn đề cần quan tâm và hiểu rõ. Đây là thói quen phổ biến của nhiều người và tiềm ẩn nhiều ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe khớp. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu những nghiên cứu liên quan đến tác động của việc bẻ khớp đối với sức khỏe khớp và những điều cần lưu ý để bảo vệ khớp khỏi các bệnh lý thoái hóa.
Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ thuộc khoa Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.
1. Bẻ khớp có gây ra bệnh thoái hóa khớp không?
Hiện tại, chưa có bằng chứng khoa học nào khẳng định rằng bẻ khớp gây ra bệnh thoái hóa khớp. Tiếng "rắc" khi bẻ khớp thường xuất phát từ hiện tượng khí nitơ hòa tan trong dịch khớp thoát ra khi áp suất thay đổi đột ngột và không gây nguy hại nếu thực hiện đúng cách. Đôi khi, âm thanh này cũng có thể do gân hoặc mô mềm thay đổi vị trí, đặc biệt ở người lớn tuổi.
Tuy nhiên, nếu bẻ khớp quá thường xuyên hoặc lặp lại trong thời gian dài, có thể làm tăng nguy cơ tổn thương gân, dây chằng và mô mềm xung quanh khớp. Đặc biệt, nếu bẻ khớp gây đau, đây có thể là dấu hiệu bất thường và nên đi khám bác sĩ để kiểm tra cấu trúc khớp.

Mặc dù bẻ khớp không trực tiếp gây thoái hóa khớp, việc duy trì thói quen này lâu dài có thể ảnh hưởng đến chức năng khớp khi về già. Để bảo vệ sức khỏe xương khớp, nên hạn chế bẻ khớp quá mức và ưu tiên duy trì lối sống lành mạnh, kết hợp vận động hợp lý.
2. Các tác hại khác của việc bẻ khớp
Ngoài vấn đề bẻ khớp có gây ra bệnh thoái hóa khớp không, người có thói quen bẻ khớp còn cần lưu ý các tác hại sau:
- Viêm khớp.
- Trật khớp ngón tay.
- Bong gân, giãn dây chằng khớp ngón tay.
- Hao mòn bề mặt khớp.
- Gai xương mọc gây đau nhức, viêm sưng và ảnh hưởng đến các mô xung quanh. Tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn khi người bệnh lớn tuổi và các khớp đang thoái hóa.

3. Những lưu ý khi bẻ khớp
Khi thực hiện bẻ khớp cần chú ý một số vấn đề sau:
- Không bẻ khớp ngón tay thường xuyên, chỉ thực hiện khi cần thiết và đúng phương pháp khi ngón tay mỏi.
- Cử động khớp ngón tay nhẹ nhàng để giảm nhức mỏi, tăng lưu thông máu và ngăn ngừa dính khớp.
- Không bẻ khớp ngón tay để nghe tiếng rắc rắc vì âm thanh này có thể là do xương khớp chạm vào vật thể, ảnh hưởng đến hình dạng ngón tay và sụn khớp.
4. Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu sau khi bẻ khớp ngón tay gặp phải các dấu hiệu như sưng, đau hoặc thấy khớp bị thay đổi hình dạng, hãy đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị kịp thời. Những triệu chứng này có thể là dấu hiệu của các vấn đề về khớp cần được can thiệp sớm để tránh những biến chứng nghiêm trọng.

Tóm lại, bẻ khớp không trực tiếp gây bệnh thoái hóa khớp nhưng nếu thực hiện quá thường xuyên và không đúng cách, có thể làm gia tăng nguy cơ tổn thương khớp và thúc đẩy quá trình thoái hóa. Để bảo vệ sức khỏe khớp, cần tránh thói quen này và chú ý duy trì các thói quen lành mạnh và thăm khám bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường. Việc chăm sóc khớp từ sớm sẽ giúp ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến thoái hóa khớp trong tương lai.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.