Bệnh Crohn quanh hậu môn: Một số dấu hiệu và cách điều trị

Mục lục

Bệnh Crohn quanh hậu môn là một biến chứng nghiêm trọng của bệnh Crohn, gây ra những tổn thương như hẹp và rò ở khu vực hậu môn. Tình trạng này không chỉ làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn đe dọa sức khỏe lâu dài của người bệnh. Thông thường, việc điều trị đòi hỏi phải thực hiện các phương pháp chuyên sâu, kết hợp thuốc và thậm chí là phẫu thuật.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ thuộc khoa Tiêu hoá - Gan Mật - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

1. Bệnh crohn vùng quanh hậu môn là biến chứng nghiêm trọng

bệnh Crohn xuất hiện ở vị trí nào trên cơ thể, vùng da xung quanh hậu môn vẫn có thể bị ảnh hưởng. Tình trạng này gây ra những tổn thương cho khu vực quanh hậu môn như hẹp và rò. 
Hiện tượng hẹp xảy ra do các đợt bùng phát bệnh lặp đi lặp lại, dẫn đến hình thành mô sẹo. Mô sẹo này tích tụ ngày càng nhiều, khiến khu vực bị ảnh hưởng trở nên hẹp hơn. Khi điều này xảy ra gần hậu môn, người bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc xì hơi hoặc đi đại tiện.

Mặt khác, lỗ rò được hình thành khi tình trạng viêm do Crohn tạo ra các vết loét trên thành của các khu vực bị bệnh. Các vết loét này ăn sâu qua toàn bộ thành, tạo thành một đường hầm dẫn mủ vào các bộ phận khác của cơ thể.

Bệnh Crohn quanh hậu môn thường là dấu hiệu của bệnh Crohn ở mức độ nặng, khó điều trị hơn và thường cần phải phẫu thuật. Mặc dù có thể thuyên giảm nhưng bệnh cũng có khả năng tái phát. Sau một năm điều trị duy trì, chỉ có khoảng một phần ba bệnh nhân thấy bệnh thuyên giảm.

2. Bệnh Crohn quanh hậu môn theo số liệu

Bệnh Crohn ảnh hưởng đến vùng quanh hậu môn ở khoảng 25% số người lớn mắc bệnh. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy con số này có thể lên đến 80%.

Trong đó, rò hậu môn là một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh Crohn, tỷ lệ mắc bệnh này dao động từ 17% đến 43%. Trong một số ít trường hợp (khoảng 5%), vùng quanh hậu môn là khu vực duy nhất bị ảnh hưởng bởi bệnh Crohn. Theo các nhà nghiên cứu, trong số những trẻ em bị bệnh Crohn thì có khoảng 13,6% đến 62% mắc bệnh quanh hậu môn.

Ngoài ra, bệnh Crohn ở vùng hậu môn còn ảnh hưởng đến cả nam và nữ với tỷ lệ tương đương. Tuy nhiên, phụ nữ có khả năng mắc cao hơn gặp phải các vấn đề phức tạp ở vùng âm đạo.

Nam giới và nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh tương đương nhau.
Nam giới và nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh tương đương nhau.

3. Các yếu tố rủi ro

Hiện nay, chưa xác định được chính xác những đối tượng dễ mắc bệnh Crohn vùng hậu môn. Các nghiên cứu cho thấy yếu tố di truyền và hệ vi sinh vật đường ruột của mỗi người đều có thể là nguyên nhân gây bệnh. 

Nguy cơ mắc bệnh Crohn quanh hậu môn có thể tăng lên nếu người bệnh bị viêm ở phần dưới của ruột non hoặc hồi tràng. Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng liên quan đến biến chứng này bao gồm việc được chẩn đoán mắc bệnh Crohn khi chưa đến 20 tuổi và mắc phải một dạng bệnh phức tạp hơn.

4. Dấu hiệu và triệu chứng

Bệnh Crohn tại vùng hậu môn có ba mức độ tổn thương khác nhau, bao gồm: 

  • Đầu tiên là giai đoạn phá hủy mô, khi người bệnh gặp phải các vết nứt hậu môn (như vết cắt), mụn thịt và các vết loét sâu.
  • Tiếp theo là giai đoạn hình thành áp xe, thường đi kèm với rò quanh hậu môn.
  • Cuối cùng là giai đoạn hẹp trực tràng, thường là hậu quả của tình trạng viêm nhiễm kéo dài.

Mỗi người bệnh sẽ trải qua các triệu chứng khác nhau, bao gồm:

Táo bón là một trong những triệu chứng mà người bệnh có thể gặp phải khi bị bệnh Crohn quanh hậu môn.
Táo bón là một trong những triệu chứng mà người bệnh có thể gặp phải khi bị bệnh Crohn quanh hậu môn.

Với một số người, bệnh Crohn quanh hậu môn chỉ ở mức độ nhẹ nhưng ở một số khác lại nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

5. Chẩn đoán và điều trị

Để xác định chính xác tình trạng rò và các tổn thương khác, người bệnh cần thực hiện khám nội khoa dưới gây mê (EUA). Trong quá trình EUA, bác sĩ phẫu thuật sẽ tiến hành tìm kiếm và dẫn lưu bất kỳ ổ áp xe nào.

Tiếp theo, bác sĩ sẽ tìm và khâu lỗ rò nếu cần thiết, đồng thời kiểm tra xem các cấu trúc lân cận như thành âm đạo ở phụ nữ và bìu ở nam giới có bị ảnh hưởng hay không. Toàn bộ quy trình này được coi là bước đầu tiên trong quá trình điều trị. Nếu được thực hiện trước khi bắt đầu điều trị bằng thuốc, kết quả tổng thể thường sẽ tốt hơn.

Để bệnh Crohn quanh hậu môn được thuyên giảm, thuốc là yếu tố then chốt. Hiện có nhiều loại thuốc khác nhau để điều trị căn bệnh này bao gồm: 

Người bệnh có thể sử dụng thuốc nhằm làm giảm các triệu chứng bệnh.
Người bệnh có thể sử dụng thuốc nhằm làm giảm các triệu chứng bệnh.

Ngoài ra, một vài nghiên cứu với quy mô nhỏ cũng cho thấy liệu pháp dinh dưỡng có thể có khả năng chữa lành các lỗ rò.

Các nhà nghiên cứu đang nỗ lực tìm kiếm những phương pháp điều trị mới đầy hứa hẹn. Một trong số đó là liệu pháp oxy cao áp (HBOT). Với HBOT, người bệnh sẽ được hít thở oxy nguyên chất trong một môi trường có áp suất cao hơn bình thường từ 1,5 đến 3 lần mỗi ngày. Việc làm này giúp tăng nồng độ oxy trong máu, từ đó thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi của các mô. Kết quả từ một nghiên cứu quy mô nhỏ gần đây cho thấy, phương pháp này đã giúp chữa lành các lỗ rò ở 65% số người tham gia.

Một nghiên cứu khác đã được thực hiện để tìm hiểu về việc áp dụng tế bào gốc trung mô (MSC) trực tiếp vào các khu vực bị tổn thương. Kết quả cho thấy một nửa số người tham gia nghiên cứu đã có các lỗ rò lành lại. Tuy nhiên, để xác định liệu các liệu pháp này có thực sự an toàn và hiệu quả cho phần lớn người bệnh hay không, các nhà nghiên cứu cần tiến hành thêm nhiều thử nghiệm chuyên sâu hơn. Mặc dù vậy, những kết quả này mang lại hy vọng về việc tìm ra một phương pháp điều trị hiệu quả trong tương lai.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng. 

Chia sẻ