Bệnh Gout nguy hiểm không? Điều trị có khỏi hoàn toàn không?

Mục lục

Bệnh Gout nguy hiểm không chỉ bởi những cơn đau nhức và sưng tấy tại các khớp, mà còn bởi những biến chứng tiềm ẩn nếu không được điều trị kịp thời. Gout là tình trạng viêm khớp do axit uric tích tụ trong cơ thể, dẫn đến sự lắng đọng các tinh thể urat trong khớp. Bên cạnh việc gây tổn thương khớp, bệnh Gout còn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thận, tim mạch và các cơ quan khác.  

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ thuộc khoa Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

1. Bệnh gout nguy hiểm không?  

Mặc dù không trực tiếp gây tử vong nhưng bệnh gout nguy hiểm và tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nếu không được điều trị, kiểm soát hiệu quả.

Theo Tổ chức Viêm khớp, bệnh gout có thể tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch, bao gồm suy tim, đau timđột quỵ. Mặc dù có nhiều yếu tố gây các biến chứng nhưng việc tích tụ tinh thể axit uric là nguyên nhân chính gây tổn thương cho mạch máu.

Bệnh gout cũng tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 với tỷ lệ tăng 71% đối với phụ nữ và 22% đối với nam giới. Bên cạnh đó, người mắc bệnh gout cũng có nguy cơ béo phì, huyết áp cao hoặc cholesterol cao

Bệnh gout nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh khi dễ dẫn đến các bệnh khác như suy tim.
Bệnh gout nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh khi dễ dẫn đến các bệnh khác như suy tim.

Không chỉ vậy, bệnh gout cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về thận lên đến 78%. Axit uric dư thừa lắng đọng trong thận, hình thành sỏi thận gây đau đớn, nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến suy thận.

Bệnh gout có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh ngưng thở khi ngủ - một tình trạng ảnh hưởng đến hô hấp. Ngưng thở khi ngủ có thể kết hợp với các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác, bao gồm:

2. Bệnh gout có thể chữa khỏi hoàn toàn không?  

Hiện nay chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn bệnh gout. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị và quản lý đã giúp nhiều người bệnh kiểm soát được các triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng. 

Thay đổi lối sống và điều trị bằng thuốc là những phương pháp hiệu quả hạn chế gout.
Thay đổi lối sống và điều trị bằng thuốc là những phương pháp hiệu quả hạn chế gout.

Tuy bệnh gout nguy hiểm và không thể chữa khỏi hoàn toàn, việc kết hợp các biện pháp điều trị có thể giúp người bệnh kiểm soát được bệnh gout, cải thiện chất lượng cuộc sống. Điều quan trọng là thực hiện theo đúng sự chỉ dẫn của bác sĩ.

3. Cách quản lý bệnh gout hiệu quả nhất

Việc quản lý bệnh gout thường bao gồm một sự kết hợp giữa điều chỉnh lối sống, sử dụng thuốc, và theo dõi sức khỏe định kỳ. Dưới đây là một số phương pháp quản lý bệnh gout:

3.1 Thay đổi chế độ ăn uống

Hạn chế thức ăn giàu purine (như thịt đỏ, hải sản, các loại thực phẩm chiên, rượu), tăng cường uống nước, giảm cân (nếu có thể) và thực hiện các hoạt động thể chất đều đặn có thể giúp kiểm soát axit uric trong cơ thể và giảm nguy cơ mắc bệnh gout.

3.2 Sử dụng thuốc

Có nhiều loại thuốc được sử dụng để kiểm soát bệnh gout, bao gồm thuốc giảm đau và viêm như NSAID, thuốc ức chế xơ uric như allopurinol và febuxostat, cũng như thuốc làm tăng tiết axit uric như probenecid.

3.3 Theo dõi sức khỏe định kỳ

Việc kiểm tra định kỳ các chỉ số sức khỏe như mức độ axit uric trong máu, chức năng thận và các biểu hiện của bệnh gout có thể giúp phát hiện sớm cũng như điều chỉnh phương pháp điều trị theo từng tình trạng cụ thể.

Bằng cách kết hợp các biện pháp này và duy trì sự hợp tác chặt chẽ với bác sĩ, người bệnh có thể kiểm soát được bệnh gout, giảm thiểu các triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống.

4. Chẩn đoán bệnh Gout để ngăn chặn biến chứng

Việc chẩn đoán sớm và bắt đầu điều trị ngay khi có các triệu chứng ban đầu của bệnh là rất quan trọng. Một vài phương pháp phổ biến được dùng chẩn đoán bệnh gout nguy hiểm.

4.1 Tiền sử bệnh

Người bệnh sẽ được tư vấn bởi bác sĩ về các triệu chứng đang gặp phải, bệnh án và các yếu tố khác. Việc thu thập thông tin này giúp bác sĩ có cái nhìn tổng quan về tình trạng sức khỏe của bạn và xác định liệu các triệu chứng có thể liên quan đến bệnh gout hay không.

4.2 Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu được sử dụng để đo nồng độ axit uric trong máu. Nồng độ axit uric cao có thể là một dấu hiệu của bệnh gout.  

Để chẩn đoán bệnh gout chính xác, bệnh nhân cần thăm khám bác sĩ.
Để chẩn đoán bệnh gout chính xác, bệnh nhân cần thăm khám bác sĩ.

Tuy nhiên, việc xác định chính xác bệnh gout dựa trên kết quả xét nghiệm máu đòi hỏi sự kết hợp với các yếu tố khác như triệu chứng lâm sàng và kết quả của các xét nghiệm khác.

4.3 Xét nghiệm dịch khớp

Trong trường hợp các khớp bị sưng, bác sĩ có thể quyết định rút dịch từ khớp bị ảnh hưởng để kiểm tra tinh thể axit uric. Việc phát hiện tinh thể axit uric trong dịch khớp là một dấu hiệu quan trọng hỗ trợ chẩn đoán bệnh gout.

Tóm lại, bệnh gout nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách. Điều này bao gồm việc thực hiện các biện pháp điều chỉnh lối sống như kiểm soát cân nặng, tăng cường vận động và điều chỉnh chế độ ăn uống. Ngoài ra, việc tuân thủ đúng đắn đối với các loại thuốc được chỉ định để giảm axit uric trong máu và kiểm soát viêm nhiễm là chìa khóa để kiểm soát bệnh gout, từ đó ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm. 

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ